Dalai Lama http://vn.dalailama.com/ en-us Thu, 21 Nov 2024 06:23:20 +0000 Thu, 21 Nov 2024 06:23:20 +0000 Lễ thỉnh cầu Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trụ thế trường thọ http://vn.dalailama.com/news/2024/lễ-thỉnh-cầu-thánh-đức-đạt-lai-lạt-ma-trụ-thế-trường-thọ Tue, 17 Sep 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/lễ-thỉnh-cầu-thánh-đức-đạt-lai-lạt-ma-trụ-thế-trường-thọ Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến cổng Dinh thự của Ngài, đại diện của các nhóm thực hiện nghi lễ hôm nay đã tiến lên để tỏ lòng thành kính và cung đón Ngài. Họ thuộc Hiệp hội Phụ nữ Tây Tạng, cựu học sinh của Trường Trung ương dành cho người Tây Tạng, Dalhousie và người dân từ Lhasa và các quận xung quanh. Sau đó, dưới sự cung đón dẫn đường của chư Tăng sử dụng Pháp Khí kèn để thổi, những Vị đại diện này đã hộ tống Đức Ngài đến Chánh Điện Chùa.

Các vũ công Tây Tạng biểu diễn khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến sân Chùa Chính Tây Tạng để tham dự Lễ cầu nguyện trường thọ tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 18 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Các cột trụ và những cây đà ngang được bọc trong vải màu và treo những tràng hoa cúc vạn thọ. Con đường từ cổng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến cửa Chùa được trải thảm đỏ, trên đó được rải những cánh hoa cúc vạn thọ.

Những người phụ nữ mặc trang phục lộng lẫy đang ca hát ở hai bên lối đi khi Đức Ngài đi xe ngang qua. Phía trước ngôi Chùa, các vũ công Tashi Shölpa và Tro-gar tràn đầy năng lượng đã biểu diễn để cung đón Ngài. Khi Chema-changphu được dâng lên Đức Ngài để cung đón theo truyền thống, Ngài tung một vài hạt lên không trung, đón lấy một nhúm bột tsampa và nhúng ngón tay vào cốc chang (một loại chất lỏng giống như bia) và sữa.

Đức Ngài bước đều đặn đến thang máy rồi đi nhiễu vòng quanh ngôi Chùa để đến cửa. Thỉnh thoảng Ngài dừng lại để giao lưu với hội chúng và ban phước cho những tràng hạt mà họ chuyền đến cho Ngài. Theo thói quen, Ngài dừng lại ở một điểm nhất định để mỉm cười và vẫy tay chào những người đang vân tập lại ở con đường phía bên dưới để được nhìn thấy Ngài.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giao lưu với hội chúng khi Ngài quang lâm đến Chùa Chính Tây Tạng để tham dự Lễ cầu nguyện trường thọ tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 18 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Trong Chánh Điện, Đức Ngài an toạ trên Pháp Toà được trang trí bằng những tràng hoa cúc vạn thọ. Ngài đội chiếc Mũ Pandit (chiếc mũ dành cho bậc Học Giả) màu vàng để nhận lời chào mừng từ Hoà thượng Samdhong Rinpoché - Vị Lạt ma chủ trì buổi lễ hôm nay, Rinpoché đã cùng dẫn dắt buổi lễ với Thượng Toạ Lobsang Dhargyey, Lobpön của Tu viện Namgyal bên phải và Ngài Bari Rinpoché bên trái.

Trà, bánh mì và cơm ngọt đã được phục vụ cho hội chúng. 

Hôm nay, buổi lễ liên quan đến 'Ban tặng Tinh túy của Sự bất tử' do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vĩ đại biên soạn sau khi Ngài có linh kiến về Đạo sư Padmasambhava (Liên Hoa Sanh) dưới dạng Đức Phật Vô lượng thọ. Nghi lễ này cầu khẩn Tám Hoá Thân của Guru Rinpoché cũng như Khandro Yeshé Tsogyal. Vào những thời điểm quan trọng trong buổi lễ, Đức Ngài đã đội chiếc Mũ Pandit màu đỏ (mũ dành cho các bậc Học Giả).

Hoà Thượng Samdhong Rinpoché dâng lễ vật lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong Lễ cúng dường trường thọ tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 18 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Lời khẩn cầu dâng lên chư Hộ Pháp của Tây Tạng, bao gồm mười hai Ten-mas, mà Đức Ngài đã sáng tác vào những năm 1970 đã được tụng lên. Hoà thượng Samdhong Rinpoché và một Vị đại diện của Hiệp hội Phụ nữ Tây Tạng (TWA) đã dâng một Mandala lên Đức Ngài để thỉnh cầu Ngài trụ thế trường thọ. Sau đó, Ngài được dâng một bình cam lồ trường thọ, rượu trường thọ, thuốc trường thọ, một mũi tên trường thọ được trang trí bằng một lá cờ lụa và những chiếc bánh nghi lễ tượng trưng cho các hoạt động hòa bình, tức tai, tăng ích, và kính ái. Sau đó, Ngài được dâng cúng những chiếc khay có tám biểu tượng cát tường, bảy biểu tượng hoàng gia và tám chất cát tường.

Trong khi đó, một đoàn người tiếp tục mang theo lễ vật diễu hành ngang qua Chánh Điện.

Các thành viên của Hiệp hội Phụ nữ Tây Tạng (TWA) mang lễ vật diễu hành qua trước Pháp Toà của Đức Ngài trong Lễ cúng dường Trường thọ tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 18 tháng 9, 2024. Ảnh của Thượng toạ Zamling Norbu

Mọi người cùng tụng Lời cầu nguyện cho sự trường thọ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma do hai vị Gia sư của Ngài biên soạn.
Tiếp theo là một đoạn nhạc đệm trong đó những người dân Tây Tạng hát rằng họ thuộc về một dòng máu có từ thời các vị Vua tổ tiên. Nhờ nghiệp thiện lành và những nguyện vọng trước kia, họ tuyên bố rằng họ đã được sinh ra ở Xứ Tuyết, nơi mà mọi người đặc biệt có mối quan hệ với Đức Quán Thế Âm và được Ngài thuần hóa. Bài hát tiếp tục nhắc đến Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - người cũng sinh ra ở Xứ Tuyết và đã trở thành trụ cột của nền hòa bình trên thế giới.

Người dân Tây Tạng hát một bản nhạc do Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sáng tác trong Lễ cầu nguyện Trường thọ tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 18 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Họ hát: “Chúng con biết ơn Ngài - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Gyalwa Tenzin Gyatso - Xin hãy trụ thế kiên định và trường thọ! Ngài là Đấng Bảo Hộ của nhân dân Tây Tạng.”

Phát biểu trước hội chúng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói: “Vì vậy, hôm nay, quý vị đã lặp lại những lời cầu nguyện này và thỉnh cầu tôi trụ thế trường thọ. Quý vị đã nhắc đến tôi như một người có thể giúp đỡ người dân của Ba Tỉnh Tây Tạng. Chúng ta tụ họp ở đây cùng nhau là kết quả của công đức và những lời cầu nguyện mà chúng ta đã tích lũy trong quá khứ, nhưng chúng ta đã sinh ra vào một thời điểm khó khăn.

“Tôi sinh ra ở Amdo và tên là Lhamo Dhondup, nhưng tôi đã trở thành một người có thể giải thích về Phật pháp và tham gia vào các cuộc thảo luận hiệu quả với các nhà khoa học. Tôi tin rằng tôi đã có thể đóng góp cho sự nghiệp chính nghĩa của Tây Tạng và cho việc bảo tồn Phật pháp. Tôi cũng đã tác nghiệp và cầu nguyện để mang lại lợi ích cho người dân Trung Quốc - nơi ngày càng có nhiều người quan tâm đến giáo lý của Đức Phật.

“Tôi sẽ cố gắng tiếp tục thực hiện mong muốn của Đức Phật. Trong khi đó, tinh thần của người dân Tây Tạng vẫn không hề nao núng. Tôi kêu gọi quý vị, xin hãy giữ vững tinh thần. Chúng ta - người dân của Ba Tỉnh Tây Tạng - duy trì những truyền thống đáng kinh ngạc này, di sản mà chúng ta đã nhận được từ Nalanda. Tôi muốn cảm ơn tất cả quý vị về những sự đóng góp phong phú mà quý vị đã thực hiện.”

Tiếp theo là lời cầu nguyện dâng lên Đức Liên Hoa Sanh. Đại diện của những người bảo trợ cho buổi lễ hôm nay đã tiến đến Pháp Toà của Ngài đảnh lễ và bày tỏ lòng thành kính dâng lên Ngài. Đức Ngài đã tặng cho mỗi người một chiếc khăn Khata lụa trắng và một dải ruy băng gia trì màu đỏ.

Những lời khẩn nguyện đã được dâng lên Đức Guru Rinpoche và một Mandala đã được dâng lên Đức Ngài để tạ ơn Ngài đã chấp nhận lời khẩn cầu trụ thế trường thọ.

Buổi lễ kết thúc bằng ‘Lời cầu nguyện cho sự Trường thọ của Đức Ngài trong một bài Kệ’, ‘Xưng tán Đức Phật Vô Lượng Thọ’, ‘Lời cầu nguyện cho sự Hưng thịnh của Giáo lý bất phân Bộ Phái của Đức Phật’, ‘Lời cầu nguyện Cát tường’ ‘Lời Cầu nguyện Chân thật’. Đức Ngài rời khỏi Chùa và mỉm cười rạng rỡ với các thành viên của hội chúng ở hai bên đường khi Ngài bước qua đi đến thang máy. Trong sân Chùa, Ngài lên chiếc xe điện và vẫn mỉm cười và vẫy tay chào những người trong tầm mắt của Ngài. Ngài trở về Dinh thự của mình.

]]>
Chúc mừng sinh nhật Thủ tướng Narendra Modi http://vn.dalailama.com/news/2024/chúc-mừng-sinh-nhật-thủ-tướng-narendra-modi Mon, 16 Sep 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/chúc-mừng-sinh-nhật-thủ-tướng-narendra-modi Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Thủ tướng Narendra Modi để chúc mừng sinh nhật và chúc ông luôn có nhiều ngày vui vẻ.

Đức Ngài viết: “Với truyền thống lâu đời về tinh thần ‘Ahimsa' (bất bạo động) và 'Karuna' (lòng từ bi), Ấn Độ đã trở thành tấm gương cho thế giới. Hơn nữa, với tầm ảnh hưởng ngày càng tăng của Ấn Độ đối với quốc tế, điều đó có nghĩa là - ngoài việc là một nền dân chủ mạnh mẽ - Ấn Độ còn có sự đóng góp quan trọng cho hòa bình và đối thoại trong thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta.

"Như thường lệ, tôi muốn nhân cơ hội này được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Chính phủ và nhân dân Ấn Độ vì sự hỗ trợ và lòng hiếu khách hào phóng mà họ đã dành cho tôi và những người Tây Tạng lưu vong trong hơn 65 năm qua".

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận: "Tôi xin kính chúc Ngài luôn được sức khỏe và thành công trong việc hiện thực hóa hy vọng và tâm nguyện của người dân đất nước vĩ đại và cổ kính này; và thành công trong việc đóng góp vào lĩnh vực tạo ra một thế giới hòa bình hơn, nhân ái hơn".

]]>
Thuyết Pháp cho Phật tử Đông Nam Á http://vn.dalailama.com/news/2024/thuyết-pháp-cho-phật-tử-đông-nam-á Wed, 11 Sep 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/thuyết-pháp-cho-phật-tử-đông-nam-á Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xe điện từ Dinh thự của Ngài đến Tsuglagkhang - Chùa Chính Tây Tạng, rồi đi bộ từ thang máy lên Chánh Điện. Đức Ngài mỉm cười tươi tắn, hoan hỷ khi thấy mọi người vân tập để nghe Ngài thuyết giảng. Trong số khoảng 5000 người hiện diện, thì có khoảng 700 người đến từ các quốc gia Đông Nam Á như: Singapore, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Bangladesh và Lào.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xe điện từ Dinh thự của Ngài đến Chùa Chính Tây Tạng để thuyết giảng cho Phật tử Đông Nam Á tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 12 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Ngay khi Đức Ngài an toạ trên Pháp Toà, một nhóm Tăng sĩ Phật giáo Nguyên thủy đã tụng kinh "Kính lễ Tam Bảo" (Triratna Vandana) bằng tiếng Pali. Tiếp theo là phần tụng ‘Bát Nhã Tâm Kinh’ bằng tiếng Tây Tạng và những bài Kệ kính lễ từ ‘Hiện Quán Trang Nghiêm Kinh’ ‘Trí tuệ căn bản Trung quán Luận’

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu: “Tôi đã sống ở Dharamsala kể từ khi lưu vong. Hôm nay, trong số những người vân tập về đây, một số Vị đã có đức tin lâu đời vào giáo lý của Đức Phật, những người khác không có mối liên hệ lịch sử nào với giáo lý này. Mọi người không thể bị ép buộc phải quan tâm đến Giáo pháp. Đó là điều mà quý vị tự mình suy tư đến và tự mình phát triển sự quan tâm đối với Giáo pháp chứ không có sự ép buộc. Chẳng hạn như ở Trung Quốc ngày nay, ngày càng có nhiều người đánh giá cao về những gì mà Đức Phật đã dạy; vì nó mang lại sự an lạc cho tâm hồn của họ. Điều này xảy ra không phải là kết quả của đức tin hay những lời cầu nguyện lặp đi lặp lại, mà là do sự tư duy phân tích của mỗi người. Trà và bánh mì được phục vụ cho hội chúng.

“Trong số những người bạn của tôi có những nhà khoa học, họ là những người ngưỡng mộ giáo lý Phật giáo vì Giáo lý ấy dựa trên logic và lý luận. Họ bị thu hút bởi những sự giải thích uyên thâm về phương cách hoạt động của tâm thức, cảm xúc và phương pháp để đạt được sự an lạc cho tâm hồn. Ở những nơi mà Phật giáo trước đây chưa được biết đến nhiều, thì hiện giờ ngày càng có nhiều người quan tâm đến; không phải họ quan tâm đến các nghi lễ và sự cầu nguyện, mà là quan tâm đến việc sử dụng tâm trí để đạt được sự bình yên nội tâm.

“Truyền thống Nalanda đã nghiên cứu về tâm thức và cảm xúc; và xác định được những gì đã làm xáo trộn sự bình yên trong tâm trí của chúng ta. Truyền thống này đã phát triển các kỹ thuật để đối trị lại những cảm xúc tiêu cực. Tất cả các truyền thống tôn giáo trên thế giới đều truyền đạt lời khuyên nhủ hữu ích và có lợi cho nhân loại. Nhưng truyền thống Phật giáo thì còn bao gồm cả sự hiểu biết về tâm lý giúp chúng ta có thể chuyển hóa tâm trí của mình. Điều quan trọng là phải hiểu cách mà tâm trí và cảm xúc của chúng ta hoạt động; và để giảm bớt những cảm xúc tiêu cực như tức giận và ghen tị … ngay trong cuộc sống này.

“Mục đích của lời dạy của Đức Phật là giảm bớt các trạng thái tiêu cực của tâm trí. Không phải về vấn đề đức tin, mà là mang lại sự chuyển hoá thay đổi. Đức Phật đã đạt được sự giác ngộ tại Bồ Đề Đạo Tràng và sau đó Ngài đã dạy về Tứ diệu đế. Những điều này mô tả về cấu trúc chung của Giáo Lý của Ngài. Đến khi chuyển Pháp Luân lần thứ hai, Ngài đã dạy về Trí tuệ hoàn hảo (Bát nhã Ba La Mật), đó là những Giáo Lý cần được xem xét dưới góc độ của lý trí. Tôi có thể nói rằng; nhờ lời dạy của Đức Phật dựa trên lý trí và logic, cho nên nó có khả năng mang lại lợi ích cho cả thế giới.

Một góc nhìn bên trong Chùa Chính Tây Tạng trong buổi thuyết giảng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cho Phật tử Đông Nam Á tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 12 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Ven Zamling Norbu

“Ngay từ khoảnh khắc thức dậy vào buổi sáng, tôi liền nghĩ về Bồ Đề Tâm và tánh Không. Các bậc thầy Ấn Độ đã viết về những điều này. Hơn nữa, nhiều bậc thầy Ấn Độ đã đến Tây Tạng để giảng dạy và nhiều người Tây Tạng đã đến Ấn Độ để học hỏi. Do đó, chúng tôi đã nhận được sự truyền dạy toàn bộ giáo lý của Đức Phật mà chúng tôi đã bảo tồn và hiện có thể chia sẻ với thế giới. Và - như tôi đã nói - chúng tôi có thể thảo luận với các nhà khoa học vì giáo lý của Đức Phật bắt nguồn từ logic và lý luận.

“Trong bài giảng đầu tiên của mình, Đức Phật đã tiết lộ về Bốn sự thật - sự thật về đau khổ, sự thật về nguồn gốc của đau khổ, sự thật về sự chấm dứt đau khổ và sự thật về con đường đưa đến sự chấm dứt đau khổ. Những điều này bao gồm những sự hướng dẫn toàn diện để đạt được sự an lạc trong tâm hồn. Tôi là một đệ tử bình thường của Đức Phật; và tôi nhận thấy giáo lý của Ngài rất hữu ích đối với tôi. Do đó, tôi yêu cầu quý vị, những người anh chị em Phật tử của tôi, hãy ghi nhớ rằng giáo lý không chỉ đơn thuần là nghi lễ. Nó bao gồm các phương pháp mang lại sự bình an nội tâm bằng cách trưởng dưỡng mối quan tâm chân thành đối với người khác.”

Các thành viên trong khán phòng đã tận dụng cơ hội để đặt câu hỏi lên Đức Ngài. Câu hỏi đầu tiên liên quan đến bản chất của Phật giáo. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời người hỏi rằng Phật giáo là hướng đến việc trau giồi một tấm lòng từ ái nhân hậu và giúp đỡ người khác thay vì làm hại họ. Tiếp theo, Đức Ngài được hỏi làm thế nào để phát triển lòng từ bi và sự đồng cảm trong một thế giới đầy căng thẳng. Ngài trả lời rằng nếu quý vị hiểu lời dạy của Đức Phật, thì khi gặp khó khăn, quý vị sẽ có thể sử dụng các kỹ thuật để đối trị những cảm xúc tiêu cực của mình. Ngài chia sẻ khá rõ ràng rằng việc nuôi dưỡng tình yêu thương và lòng từ bi sẽ giúp chúng ta có được sự định tĩnh trong tâm trí.

Trả lời một câu hỏi về tầm quan trọng của tánh Không trong Phật giáo Tây Tạng, Đức Ngài tuyên bố rằng; đó là vì sự thực hành Phật giáo bao gồm cả việc rèn luyện và kiểm soát tâm thức của chúng ta. Ngài nói rằng có hai cách để tiếp cận điều này. Một là dựa vào đức tin, hai là dựa vào trí tuệ.

Một thành viên trong hội chúng hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi trong buổi giảng dạy cho Phật tử Đông Nam Á tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 12 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

“Thông thường, chúng ta coi kẻ thù là người tồn tại khách quan từ phía họ. Khi chúng ta có thể nhận thấy rằng những người và sự vật gây hại cho chúng ta không tồn tại như vẻ bề ngoài của họ, mà chỉ tồn tại như những danh xưng, thì sự tức giận và thù địch của chúng ta sẽ giảm đi. Mặc dù mọi thứ dường như tồn tại một cách khách quan và độc lập, nhưng khi quý vị hiểu rằng trên thực tế, không có người hay sự vật nào tồn tại theo cách đó, thì điều đó thực sự giúp chúng ta giảm bớt sự tức giận và thù địch của mình.

“Tôi có kinh nghiệm cá nhân rõ ràng về điều này vì tôi thiền định về tánh Không mỗi ngày. Điều đó rất hữu ích đối với tôi. Khi chúng ta nhìn thấy mọi thứ và xem xét rằng chúng tồn tại một cách khách quan từ phía riêng của chúng, chúng ta sẽ khơi dậy những cảm xúc tiêu cực của mình. Nhưng khi chúng ta nhận ra rằng mọi người và sự vật không tồn tại như vẻ bề ngoài của chúng, điều đó giúp chúng ta giảm bớt những phản ứng tiêu cực của mình đối với họ”.

Cuối cùng, Đức Ngài được thỉnh cầu giải thích tôn ý của Ngài khi khuyến khích mọi người trở thành người Phật tử của thế kỷ 21. Ngài đề cập rằng có rất nhiều điều chúng ta có thể học hỏi, nhưng quan trọng nhất là những phương pháp mà chúng ta có thể sử dụng để nuôi dưỡng trạng thái tâm thức của mình được thư thái. Bồ Đề Tâm và sự hiểu biết về tánh Không thực sự hữu ích khi đề cập đến việc xua tan sự hỗn loạn tinh thần của chúng ta. Hiểu được bản chất thực sự của mọi vật và nuôi dưỡng lòng từ bi chân thành sẽ mang lại sự an lạc cho tâm hồn.

Hoàn cảnh có thể bất lợi, nhưng quý vị có thể biến chúng thành lợi thế cho mình. Đức Ngài nhận xét rằng Phật giáo không chỉ là vấn đề có đức tin vào Tam Bảo, mà còn là việc xem xét mọi thứ dưới góc độ lý trí và logic, tạo ra sự bình yên trong tâm hồn, từ đó góp phần tạo nên hòa bình trên thế giới. Điều này giống như áp dụng phương pháp khoa học; và nếu quý vị có thể làm được điều đó, thì quý vị sẽ là người Phật tử của thế kỷ 21.

Đức Ngài tuyên bố rằng Ngài sẽ ban khẩu truyền về câu thần chú “Lục Tự Chân Ngôn” của Đức Quán Thế Âm “Om mani padme hung”. Ngài lưu ý rằng mọi người tụng niệm thần chú này từ khi còn nhỏ trên khắp ba tỉnh của Tây Tạng. Ngài nói rằng khi quý vị cảm thấy tinh thần bất ổn, thì việc trì tụng thần chú này sẽ giúp quý vị có được sự định tĩnh trong tâm thức.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ban khẩu truyền về Lục Tự Chân Ngôn của Đức Quán Thế Âm, Om mani padme hung, trong buổi giảng dạy cho Phật tử Đông Nam Á tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 12 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc lời “Xưng tán Đức Quán Thế Âm” trước khi dẫn dắt hội chúng lặp lại thần chú:

Hỡi Đức Quán Thế Âm - con xin kính lạy Ngài!
Nghìn cánh tay Ngài đại diện cho hàng nghìn Quốc Chủ
Nghìn mắt của Ngài tượng trưng cho Nghìn Phật trong thời kiếp Cát tường.
Ngài xuất hiện với mỗi chúng sanh - mỗi người mỗi khác;
Tuỳ theo căn cơ để thuần hoá họ trong khả năng tốt nhất.
Con xin đảnh lễ Ngài Đấng Đại Bi Quan Thế Âm!

Bài tụng kết thúc như sau: 

Nhờ công đức trì tụng tâm chú Lục Tự này,
Nguyện con đạt được trạng thái của Đức Quán Thế Âm
Và nguyện con dẫn dắt tha nhân đạt được cùng cảnh giới ấy!

Khi Ngài đi từ Chánh Điện đến thang máy rồi lên xe điện để trở về Dinh thự, Đức Ngài đã nhìn khắp đám đông hội chúng, mỉm cười và vẫy tay chào họ.

]]>
Lễ cầu nguyện Trường thọ http://vn.dalailama.com/news/2024/lễ-cầu-nguyện-trường-thọ Fri, 06 Sep 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/lễ-cầu-nguyện-trường-thọ Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Hôm nay, Tsuglagkhang Chùa Chính Tây Tạng - được trang hoàng rực rỡ như một phần của buổi lễ Cầu nguyện cho sự Trường thọ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các cột trụ được bọc trong vải theo màu cờ Ấn Độ và được treo những vòng hoa cúc vạn thọ. Con đường ngang qua sân được trải thảm đỏ và được tô điểm bằng những biểu tượng cát tường đầy màu sắc. Ngay trước khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị quang lâm đến, con đường được rải đầy những cánh hoa cúc vạn thọ.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến sân Chùa Chính Tây Tạng bằng xe điện trên đường tham gia Lễ cầu nguyện trường thọ do Cộng đồng Mönpa của Arunachal Pradesh tổ chức tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 7 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Khi Đức Ngài quang lâm đến cổng bằng xe điện, Bộ trưởng Chính phủ Arunachal Pradesh - Pema Khandu đã tiến đến cung đón Ngài và dâng lên Ngài một chiếc khăn lụa vàng. Ông và những người Mönpa khác, những người đến từ Quận Tawang của Arunachal Pradesh, những người tổ chức buổi thuyết Pháp ngày hôm qua và lễ cầu nguyện trường thọ ngày hôm nay - đã hộ tống Đức Ngài đến Chùa. Khi xe điện tiến đến thang máy ở phía đông của Chùa, một nữ cư sĩ Mönpa và một nam cư sĩ đã dâng Chema Changpu truyền thống để cung đón Ngài.

Khi quang lâm đến cửa Chùa, Đức Ngài đã mỉm cười và vẫy tay chào những người thiện nguyện, Ngài dừng lại để nhận chiếc khăn từ một cậu bé. Bên trong Chùa, Ngài bước đến phía trước khán đài để chào hội chúng. Sau đó, Ngài an toạ trên Pháp Toà. Bên phải Ngài là đại diện của cộng đồng Mönpa và bên trái Ngài là những cựu quan chức của Chính quyền Trung ương Tây Tạng.

Bộ trưởng Pema Khandu đã đến cùng với vợ và các con của ông, Nghị sĩ Arunachal - Tapir Gao, Bộ trưởng Giáo dục - Shri Pasang Dorje Sona, các MLA từ Lungla, Tawang, Kalatang và Dirang, cũng như Chủ tịch DoKA - Bộ các vấn đề Karmik và Adhyatmik. 1400 người Mönpa mà Đức Ngài đã gặp gỡ trong ba ngày qua cũng đã cùng tham gia bên trong và xung quanh ngôi Chùa cùng với 3500 người Tây Tạng địa phương và những người quan tâm khác.

Ling Rinpoché - người chủ trì buổi lễ - an toạ ngay trước mặt Đức Ngài. Bên phải của Rinpoche là Namgyal Lobpön Lobsang Dhargyey và bên trái của ngài là Guru Tulku Rinpoché, cựu Viện trưởng của Tu viện Tawang, và Khandro Tsering Ché-nga. Cùng với họ là một số Vị Viện trưởng của Mönpa.

Ling Rinpoché chủ trì buổi lễ Cầu nguyện trường thọ dâng lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma do Cộng đồng Mönpa của Arunachal Pradesh cúng dường tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 7 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Buổi lễ được tiến hành hôm nay dựa trên một nghi thức do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vĩ đại biên soạn có tên là 'Ban tặng Tinh túy Trường sinh'. Trong khi lời xưng tán Đức Ngài mà chính Ngài đã viết theo khẩn lệnh của Ngài Dilgo Khyentsé Rinpoche - được đọc lên, thì Ling Rinpoche đã thực hiện lễ cúng dường Mandala và dâng lên các biểu tượng của thân, khẩu và ý giác ngộ.

Một đoàn người Mönpa trong trang phục truyền thống mang theo nhiều lễ vật bắt đầu diễu hành ngang qua Chánh Điện. Ling Rinpoche đã dâng lên Đức Ngài nước cam lồ và thuốc trường thọ cùng với mũi tên trường thọ. Sau đó, Rinpoche dâng lên Đức Ngài những chiếc khay đựng tám biểu tượng cát tường, bảy biểu tượng hoàng gia và tám chất cát tường.

Trong khi đọc lời cầu nguyện cho sự trường thọ của Đức Ngài do hai Vị Gia Sư của Ngài trước tác, Bộ trưởng Pema Khandu đã dâng lên Ngài một bức tượng của Đức Jé Tsongkhapa. Đức Ngài đã được dâng lên 'tsog'. Đại diện của cộng đồng Mönpa đã tiến đến trước Pháp Toà để đảnh lễ Đức Ngài. Trong số họ có một cậu bé tên là Lhagyala Rinpoche.

Bộ trưởng Chính quyền Arunachal Pradesh Pema Khandu dâng lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bức tượng của Jé Tsongkhapa trong Lễ Cầu Trường Thọ tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 7 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Đức Ngài đã phát biểu trước hội chúng. “Vì tất cả chúng ta đều vân tập ở đây để tham dự Lễ Cầu Trường Thọ này, thế nên tôi sẽ truyền trao một bài thực hành Đạo Sư Du Già có tên là ‘Nấc thang lên Potala’. Bài pháp bắt đầu bằng: 

"Kính lạy Quán Thế Âm!
Chúa Tể của Vũ trụ"

Và tiếp tục:

"Trên vương miện của con,
Là tòa sen, mặt trăng,
Thầy Bổn Sư của con
Đang an ngự trên đó;
Ngài vốn bất khả phân
Với Đức Quán Thế Âm
Chúa tể của Vũ Trụ;
Với một mặt, bốn tay;
Hai tay chắp - nguyện cầu,
Hai bàn tay còn lại;
Cầm tràng hạt pha lê,
Và hoa sen trắng nở.
Ngài hiện thân tất cả
Các đối tượng Quy Y."

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố: “Tất cả chúng ta ở đây đều là những người thực hành Pháp về Đức Quán Thế Âm. Chúng ta hãy cùng nhau trì tụng thần chú “Lục Tự Chơn Ngôn”. Chỉ trong vòng vài phút, cả ngôi Chùa đều ngân vang tiếng trì tụng “Om mani padme hung”.

Sau đó, Đức Ngài hoàn tất việc trao truyền và đọc phần chú thích ở đoạn cuối, trong đó mô tả cách mà Ngài đã biên soạn nghi quỹ này khi Ngài vẫn còn ở Tây Tạng. ‘Với sự cúng dường một Mandala, sau khi được thỉnh cầu để biên soạn một bản văn mới về Pháp hành Đạo Sư Du Già dễ thực hành, dành cho những người nông dân sống ở làng quê và những người mù chữ, những người cần học thuộc lòng từ những người giúp đỡ bằng cách đọc lại cho họ; nghi quỹ ‘Đạo Sư Du Già cực ngắn của Quán Thế Âm’ này được soạn tác bởi Tăng Sĩ Phật giáo Ngawang Lobsang Tenzin Gyatso - một người gìn giữ Giáo Pháp của Đức Phật tại Cung điện May mắn (Kalsang Phodrang) ở Norbulingka (Tây Tạng).’

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước hội chúng trong buổi lễ Cầu nguyện Trường thọ tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 7 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Thượng toạ Zamling Norbu

“Kể từ khi chúng tôi rời khỏi Tây Tạng và sống lưu vong, từ Ấn Độ - tôi đã có thể phụng sự cho mọi người trên khắp thế giới. Buổi lễ Cầu nguyện Trường thọ này được tổ chức bởi các Mönpa. Khi tôi rời khỏi Tây Tạng, họ là những người đã đến chào đón tôi và thể hiện lòng kính trọng sâu sắc, nhiều người trong số họ đã chạm đầu vào chân tôi. Mönyul là nơi mà tôi đã bước vào khi đến Ấn Độ; và như tôi đã nói - tôi rất cảm động trước lòng sùng kính của mọi người.

”Hôm nay quý vị đã tổ chức buổi lễ này, tôi xin cảm ơn quý vị. Tôi cầu nguyện Đức Quán Thế Âm sẽ ban phước lành cho quý vị; và hoàn thành mọi mục tiêu ngắn hạn và lâu dài của quý vị. Thế thôi.”

Người chủ lễ đã tụng nhiều bài Kệ thể hiện sự cát tường; và bài cầu nguyện của “Lời Chân Thật”. Bài Kệ sau đây là phần hồi hướng chính thức:

"Nguyện con trọn đời không rời xa bậc Thầy hoàn hảo vẹn toàn!
Nguyện con nhanh chóng viên thành quả vị Chấp Kim Cang!
Nguyện cầu Bồ Đề Tâm tôn quý phát triển ở những nơi chưa phát triển!
Và nơi đã thịnh hưng, sẽ không lụi tàn mà mãi được toả lan!"

Đức Ngài rời khỏi Chánh Điện, và khi đến thang máy, Ngài dừng lại chỗ này chỗ kia để chào đón những thành viên trong hội chúng. Ở dưới sân, Ngài lại vẫy tay chào những người thiện nguyện trước khi bước lên xe điện để trở về Dinh thự.

]]>
Đạo Sư Du Già bất khả phân với Đức Quán Thế Âm http://vn.dalailama.com/news/2024/đạo-sư-du-già-bất-khả-phân-với-đức-quán-thế-âm Thu, 05 Sep 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/đạo-sư-du-già-bất-khả-phân-với-đức-quán-thế-âm Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Hoà Thượng Giáo sư Samdhong Rinpoché đã quang lâm qua sân, được hộ tống bởi Lama Ngawang Norbu, một MLA (Đại biểu Hội đồng Lập pháp) của tiểu bang Arunachal Pradesh, và là Chủ tịch Ủy ban tổ chức các buổi thuyết giảng hôm nay và Lễ cầu nguyện trường thọ ngày mai. Khi đến Tsuglagkhang - Chùa Chính của Tây Tạng - Ngài an toạ phía bên trái, nơi có các quan chức hiện tại và cựu quan chức của Chính quyền Trung ương Tây Tạng, trong khi bên phải là người Mönpa đến từ Arunachal Pradesh. Rinpoché giải thích lý do vì sao Ngài ở đó.

Giáo sư Samdhong Rinpoché phát biểu tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, vào ngày 6 tháng 9, 2024. Ảnh của Lobsang Tsering

“Một kế hoach đã được sắp xếp để cung thỉnh Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết giảng hôm nay và tham dự Lễ cầu nguyện trường thọ vào ngày mai. Tuy nhiên, kế hoạch này đã thay đổi và tôi được yêu cầu đại diện cho Đức Ngài để thuyết giảng. Khi lắng nghe tôi thuyết giảng hôm nay, quý vị không nhất thiết phải tạo ra mối liên hệ đệ tử và Đạo sư với tôi.”

‘Bát Nhã Tâm Kinh’ đã được trì tụng, bộ phận ẩm thực phục vụ trà cho hội chúng; và ban Nghi lễ thực hiện cúng dường Mandala.

Rinpoche đã trích dẫn một bài Kệ trong ‘Chứng Đạo Ca’ của Jé Tsongkhapa:

"Cuộc sống tự do này thù thắng hơn cả ngọc như ý,
Và con sẽ tìm thấy điều tương tự như vậy chỉ một lần này.
Nó thật hiếm hoi, dễ mất và ngắn ngủi như tia chớp trên bầu trời.
Với ý thức này trong tâm, hãy hiểu rằng mọi hành động trên đời
Giống như trấu trong gió, vì vậy con cần phải liên tục không rời
Tận dụng tốt nhất cuộc đời này, cả đêm lẫn ngày.
Ta, một hành giả Du Già, đã thực hành theo cách này,
Con, người khát khao giải thoát cũng nên làm như vậy."

“Cuộc sống con người quý giá này giống như viên ngọc như ý. Nó rất khó tìm nhưng dễ bị mất đi. Nếu quý vị không tận dụng cơ hội này, thì sẽ không còn lý do gì để hối tiếc hơn. Quý vị không nên nghĩ rằng mình sẽ tìm thấy một cuộc sống như vậy một lần nữa trong tương lai. Do đó, hãy gác lại các hoạt động thế tục và hãy dấn thân vào việc thực hành tâm linh.

“Các bậc thầy Kadampa thường nói, ‘Nếu tôi không chết trong vài tháng tới, tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo ra các nguyên nhân cho một cuộc sống tốt đẹp hơn trong tương lai. Nếu tôi không chết trong vài năm tới, tôi sẽ cố gắng hết sức để tạo ra các nguyên nhân cho hạnh phúc lâu dài của sự giác ngộ.’ Để làm được điều này, chúng ta nên dựa vào một vị thầy thích hợp và dấn thân vào sự thực hành Tam Vô Lậu Học.

“Chúng ta sẽ thực hiện sự thực hành Đạo Sư Du Già này, hãy xem Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Đức Quán Thế Âm là bất khả phân. Tôi sẽ đọc chậm bản văn và sẽ không bình luận nhiều. Bất kỳ mức độ thực hành nào của hành giả của ba căn cơ mà quý vị tham gia, không có căn cơ nào có thể thực hiện được nếu không có sự hướng dẫn của một bậc Thầy. Ở Tây Tạng, chúng tôi coi bậc Thầy là gốc rễ của Đạo Lộ.

Hoà Thượng Giáo sư Samdhong Rinpoche phát biểu trước hội chúng tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, vào ngày 6 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Lobsang Tsering

“Nguồn gốc của “Các giai trình của Đạo Lộ”"Đèn soi Nẻo Giác” của Ngài Atisha. Tuy nhiên, Ngài ấy đã không đề cập đến việc nương tựa vào một Bậc Thầy. Các Luận thuyết về “Các giai trình của Đạo Lộ” của Đức Tsongkhapa có những phác thảo khác nhau. Trong đó, chúng ta tìm thấy những lời giải thích về cách nương tựa vào một bậc Thầy. Jé Rinpoche đã thỉnh vấn đức Văn Thù Sư Lợi về cách tốt nhất để thực hành ngắn gọn và nhanh chóng; và Đức Văn Thú đã bảo Ngài hãy xem Vị Thầy là bất khả phân với Vị thần Bổn tôn. Vì vậy, Jé Rinpoche đã theo đó mà thực hành.

“Có sự nương tựa vào bậc Thầy trong hành động và suy nghĩ. Khi quý vị thực hành Đạo Sư - Du Già, quý vị thực hiện điều đó kết nối với vị bổn tôn thiền định mà quý vị có mối liên hệ đặc biệt. Bản văn này có cách tiếp cận phù hợp với Đạo Sư-Du Già trong Mật tông Du Già tối thượng.”

Rinpoche lưu ý rằng những đệ tử chính cho buổi thuyết Pháp hôm nay là những người đến từ Arunachal Pradesh, đặc biệt là những người từ Mön-yul. Vị thần bổn tôn mà những người này có mối liên hệ đặc biệt là Đức Quán Thế Âm, bậc đã phát Bồ Đề Tâm trước sự chứng minh của hàng ngàn vị Phật.

Sách Kadam đề cập rằng Đức Quán Thế Âm có mối liên hệ đặc biệt với Xứ Tuyết, một khu vực bao gồm dãy Hy Mã Lạp Sơn - nơi mọi người sử dụng ngôn ngữ dựa trên bốn nguyên âm và 30 phụ âm. Upali đã hỏi làm thế nào để xác định được nơi này. Trong Luật tạng có ghi rằng nơi mà vào mùa đông, nếu bạn đổ nước vào một chiếc bình hở và nước đóng băng lại thành băng thì được gọi là Xứ Tuyết.

Ngoài ra, Xứ Tuyết là nơi mà chúng sinh không được thuần hóa bởi các Đức Phật trước đó. Thật vậy, Đức Phật thứ tư của kiếp may mắn này - Đức Thích Ca Mâu Ni - đã thực hiện điều đó. Và người ta đã tiên tri rằng Đức Quán Thế Âm - hiện thân của lòng từ bi của tất cả chư Phật - tinh tuý của Đạo Lộ, sẽ là vị thần bảo hộ của Xứ Tuyết.

Hoà Thượng Samdhong Rinpoché tiếp tục, “Trong pháp tu Đạo Sư-Du Già này, chúng ta thấy vị bổn tôn thiền định và bậc Thầy là bất khả phân. Chúng ta quán tưởng thần chú sáu âm (Lục Tự Chân Ngôn) - thần chú tối cao - ở vị trí trái tim của Đạo Sư-Thần Bổn tôn. Chúng ta có thể giải thích sáu âm tiết này theo phương diện Sáu Ba La Mật. Đây là những đối trị cho những đau khổ về phiền não chướng và sở tri chướng.

Các thành viên của hội chúng ngồi trong sân đang dõi theo Hoà Thượng Giáo sư Samdhong Rinpoché giảng dạy tại Chùa Chính Tây Tạng ở Dharamsala, HP, vào ngày 6 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Thượng toạ Zamling Norbu

“Vị Đạo Sư hướng dẫn cho ta Đạo Lộ không sai lầm - đang ngự ở đây và bất khả phân với Đức Quán Thế Âm - là hiện thân của lòng từ bi; giống như Đức Văn Thù là hiện thân của trí tuệ. Nếu chúng ta có thể kết hợp lòng từ bi với sự hiểu biết về tính không, thì chúng ta sẽ đạt được Phật quả.

“Bản văn khuyên rằng ‘Hãy an toạ trong tư thế của Đức Đại Nhật Như Lai với lưng thẳng và v.v. Hãy hình dung bậc Đạo Sư và Đức Quán Thế Âm là một - đối tượng của sự quy y. Để thực hiện việc quy y, chúng ta nên cảm thấy sợ hãi các cõi thấp, sự luân hồi và sở tri chướng; và tin tưởng rằng Tam Bảo có thể bảo vệ chúng ta.

“Ở Tây Tạng, chúng tôi quy y và cùng nhau phát Bồ Đề Tâm bằng cách nói rằng - “Con xin quy y Tam Bảo cho đến khi con giác ngộ.” Tất cả các truyền thống Phật giáo của Tây Tạng đều áp dụng phương thức này. Chúng ta nghĩ rằng - “Với bất kỳ công đức và trí tuệ nào mà con tích lũy được, nguyện cho con được dâng hiến và phụng sự cho chúng sinh.” Bằng cách này, chúng ta có thể khôi phục và củng cố các Giới Bồ Tát mà chúng ta đã thọ nhận. Tiếp theo, chúng ta lập Tứ Vô Lượng Tâm, bắt đầu bằng - “Nguyện tất cả chúng sinh có được sự hạnh phúc và những nguyên nhân của hạnh phúc”. Sau đó, chúng ta tịnh hoá nơi mà chúng ta sẽ cung thỉnh Phước điền (ruộng phước). Chúng ta ban phước, tăng cường và dâng lễ vật cúng dường. Chúng ta suy ngẫm - “Bằng sức mạnh của Chân Đế Tam Bảo, nguyện những lễ vật này trở thành như thế. Nguyện cầu cho chúng trở nên vĩ đại.’

“Khi hình dung ruộng phước, chúng ta quán tưởng một bảo toà được nâng đỡ bởi những con sư tử, trên đó được an trí một tòa sen với đĩa mặt trời và mặt trăng. Ngự trên đó là Đức Quán Thế Âm tối cao, bậc Đạo Sư vô thượng của chúng ta, sở hữu ba tâm bi mẫn. Ngài đang mỉm cười và hài lòng. Bàn tay phải của Ngài đặt ở vị trí tim trong tư thế ban truyền Giáo Pháp, ngón cái và ngón trỏ của Ngài cầm cành hoa sen đỡ một bản Kinh và một thanh kiếm. Ba ngón tay còn lại ngụ ý cho Tam Vô Lậu Học. “Một bánh xe ngàn nan hoa được an trí trong bàn tay trái của Ngài trong tư thế cân bằng thiền định. Ngài khoát ba chiếc Y của một Tăng Sĩ và đội chiếc mũ Pandit bằng vàng.

“Nơi tim của Ngài là Đức Quán Thế Âm trí tuệ uyên thâm với một mặt và bốn tay. Trên vai trái của Ngài phủ lên tấm da của một con linh dương. Nơi vị trí tim của Ngài thẩm thấu chủng tự Hrih. Ngài trở thành hiện thân của tất cả các đối tượng quy y.

Một góc nhìn bên trong Chùa Chính Tây Tạng trong buổi thuyết giảng của Hoà Thượng Giáo sư Samdhong Rinpoche tại Dharamsala, HP, Ấn Độ vào ngày 6 tháng 9 năm 2024. Ảnh của Lobsang Tsering

“Sau khi tu tập sự quán tưởng này, chúng ta thực hiện Lời cầu nguyện Bảy Dòng bao gồm kính lễ, cúng dường, sám hối, v.v. Khi quý vị lễ lạy Đức Đạo Sư-Bổn tôn, hãy tưởng tượng thân thể của quý vị phân thân ra thành nhiều vô số. Tiếp theo sau đó, hãy dâng cúng hàng loạt các lễ vật cúng dường mà quý vị sở hữu và cả những phẩm vật mà quý vị không sở hữu. Hãy sám hối về cách mà - do bị bóng tối của sự vô minh lấn át, quý vị đã phạm giới nguyện do phá vỡ lời thề của mình và bị vướng vào những sự sa ngã của bản năng. Hãy thực hiện bốn yếu tố đối trị - quy y, trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm, phát khởi sự hối hận chân thành. và quyết tâm không lặp lại những hành động như vậy trong tương lai.

“Tiếp theo là sự tuỳ hỷ - cách tốt nhất để tích lũy công đức và trí tuệ. Sau đó, thỉnh cầu Đức Đạo Sư-Bổn tôn đánh thức tất cả chúng sinh ra khỏi giấc ngủ mê lầm che chướng của phiền não chướng và sở tri chướng. Thỉnh cầu Ngài trụ thế vững chãi trên Kim Cang Toà. Hãy hồi hướng, và lưu tâm về mục tiêu là chứng đạt được Phật quả; để đạt được điều đó, chúng ta cần sự quan tâm chăm sóc của một vị Thầy từ ái. Hãy kết thúc bằng sự cúng dường Mandala.

“Sự ban phước lành của Đạo Sư dưới dạng cam lồ và tia sáng chảy tràn xuống từ trái tim của Ngài và đi vào đỉnh đầu của quý vị. Hãy tụng thần chú danh hiệu của Đạo Sư.

“Hãy ôn lại “Các Giai trình của Đạo Lộ”; bắt đầu bằng cách nhận ra sự khó khăn trong việc tìm kiếm cuộc sống tự do và may mắn này; và cách nó dễ dàng bị mất đi như thế nào. Hãy tâm niệm rằng, ‘Xin hãy ban phước gia trì cho con được thực hành Tam Vô Lậu Học - Giới, Định và Tuệ.’

“Trong quá trình thực hành của một hành giả có căn cơ cao, hãy nghĩ đến những đau khổ của những chúng sinh mẹ từ ái của chúng ta; và mong muốn giải thoát họ. Hãy trau giồi Du Già hợp nhất tâm trí định tĩnh với trí tuệ đặc biệt.

“Đã bước vào cánh cổng của thần chú vi diệu thậm thâm - xin hãy ban phước gia trì cho con để gìn giữ lời nguyện và cam kết của mình. Đã cắt đứt luồng gió tạo ra tất cả nghiệp chướng bằng thanh kiếm sắc bén của trí tuệ; xin hãy ban phước gia trì cho con để chứng ngộ đại ấn của đại lạc.”
Trong sự thực hành nhập định bao gồm việc Đạo Sư hòa tan vào trái tim của quý vị; Ngài tiếp cận quý vị, thu nhỏ kích thước, hòa tan vào trong quý vị. Ngài đến ngự tại trái tim của quý vị trên hoa sen tám cánh, ở giữa là giọt bất hoại. Giọt này đã tồn tại từ vô thủy và tồn tại cho đến khi đạt được quả vị Phật.

Ở trung tâm của vị thần bổn tôn tầng thứ ba (ba lớp được ngự chồng lên nhau: Đạo Sư, Bổn Tôn, chủng tự) là chủng tự “Hrih” được bao quanh bởi thần chú sáu âm “Om mani padme hung”. Hãy trì tụng thần chú này nhiều nhất trong khả năng có thể; và sau đó củng cố hoàn thiện lại bằng cách tụng thần chú Bách Tự của Đức Kim Cang Tát Đoả. Hồi hướng công đức đã được tích luỹ như thế cho sự truyền bá Giáo Pháp và cho nền hòa bình lâu dài trên thế giới.

Sau đó, Hoà Thượng Samdhong Rinpoche đã ban truyền một bản kinh Đạo Sư-Du Già ngắn hơn.

Ngài nói thêm, “Chúng ta rất may mắn vì đã có cơ hội tổ chức buổi thuyết giảng này và được lãnh thọ Giáo Pháp từ Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nếu quý vị có thể thực hành trọn vẹn Đạo Lộ đưa đến giác ngộ, thì điều đó thật tuyệt vời. Trong khi đó, chúng ta cần củng cố sự hòa bình và hòa hợp trong cộng đồng của mình; và nỗ lực duy trì các truyền thống văn hóa của mình. Hãy hồi hướng bất kỳ công đức nào mà chúng ta đã tích luỹ được cho Pháp Thể khinh an và sự trường thọ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.”

Lama Ngawang Norbu đã dâng cúng Mandala tạ ơn lên Hoà Thượng Samdhong Rinpoche. Hội chúng đọc bài cầu nguyện của “Lời Chân Lý”.

Lama Ngawang Norbu và Chủ tịch Ủy ban Tổ chức sau đó đã hộ tống Đức Hoà Thượng Samdhong Rinpoche qua sân trở lại cổng Dinh Thự.

]]>
Gặp gỡ những đại diện của Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay http://vn.dalailama.com/news/2024/gặp-gỡ-những-đại-diện-của-quỹ-giải-thưởng-ramon-magsaysay Tue, 03 Sep 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/gặp-gỡ-những-đại-diện-của-quỹ-giải-thưởng-ramon-magsaysay Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Hội đồng quản lý của Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay (RMAF), có trụ sở tại Manila, Philippines, đã ra mắt bộ sách bảy tập có tựa đề “Sự vĩ đại của Tinh thần” về những người đã từng nhận giải thưởng trước đây - trước sự hiện diện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ấn phẩm này kỷ niệm 65 năm thành lập giải thưởng.

Susanna B. Afan, Chủ tịch Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay, ra mắt bộ sách bảy tập có tựa đề “Sự vĩ đại của Tinh thần” về những người đã từng nhận giải thưởng - trước sự hiện diện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 4 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là một trong những người đầu tiên nhận giải thưởng này khi Ngài được trao giải thưởng vào năm 1959 và đây là giải thưởng quốc tế đầu tiên mà Ngài nhận được. Giải thưởng Ramon Magsaysay tôn vinh những điều tốt đẹp nhất của nhân loại, thể hiện bản chất thực sự của ‘Sự vĩ đại của Tinh thần’.

Susanna B. Afan, Chủ tịch và Cecilia L. Lazaro, Chủ tịch (RMAF) đã diện kiến Đức Ngài tại cửa Hội trường và hộ tống Ngài đến chỗ ngồi của Ngài. Bà Afan kính chúc Đức Ngài buổi sáng tốt lành; và nhắc Ngài rằng bà đã đến Dharamsala vào năm ngoái để trao tặng Ngài tấm huy chương mà họ đã không thể trao tặng Ngài trực tiếp cách đây 65 năm.

Năm nay, bà đã được sáu Người đoạt giải thưởng Ramon Magsaysay, Hội đồng quản lý và một số bạn bè cùng tháp tùng với bà. Bà đã giới thiệu một số Người đoạt giải đến từ Ấn Độ - Aruna Roy, TM Krishna, Harish Hande, Anshu Gupta - và Conchita Carpio Morales đến từ Philippines, cũng như Hội đồng quản lý trong quá khứ và hiện tại.

Bà Afan đã thỉnh cầu Đức Ngài phát biểu với họ.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước những người đoạt giải thưởng Ramon Magsaysay, Hội đồng quản lý Quỹ giải thưởng Ramon Magsaysay và bạn bè trong cuộc gặp gỡ tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 4 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

Ngài bắt đầu: “Tôi sinh ra ở vùng Đông Bắc Tây Tạng, một vùng rất xa xôi của Amdo. Sau đó, khi tôi khoảng ba hoặc bốn tuổi, tôi đến Lhasa ở miền Trung Tây Tạng - nơi tôi bắt đầu học triết học Phật giáo, logic, v.v. Các Thầy giáo của tôi rất xuất sắc. Sau khi hoàn thành chương trình học chính thức vào năm 1959, tôi đã tham gia kỳ thi lấy bằng Geshé.

“Khi hoàn cảnh ở Tây Tạng thay đổi, tôi phải chạy trốn sang Ấn Độ để sống cuộc đời lưu vong. Ở đây, tôi có thể gặp gỡ những người từ nhiều tầng lớp khác nhau; và tôi thấy rằng những gì tôi đã học được ở Tây Tạng rất hữu ích. Cùng với triết học Phật giáo, tôi cũng nghiên cứu quan điểm của các trường phái Ấn Độ khác như Số Luận (Samkhyas), Thuyết Phân Biệt Bộ - Bà Sa Bộ (Vaisheshikas), v.v. Ở đây tại Ấn Độ, tôi đã có thể gặp gỡ những người ủng hộ những quan điểm khác nhau này. Ngoài ra, tôi đã có thể gặp gỡ và thảo luận với các nhà khoa học hiện đại từ phương Tây.

“Là một phần của chương trình giảng dạy tại các Trung tâm Học tập Tu viện Phật giáo ở Tây Tạng, chúng tôi đã học logic, một môn rất hữu ích khi thảo luận với các nhà khoa học và những người theo các truyền thống tôn giáo khác.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước hội chúng trong buổi gặp gỡ với những Người đoạt giải Ramon Magsaysay, Hội đồng Quản lý Quỹ Giải thưởng Ramon Magsaysay và bạn bè tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 4 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

“Ngoài các quan điểm không phải là Phật giáo, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều trường phái Phật giáo khác nhau. Kết quả là, tôi phát hiện ra mình là người theo trường phái Trung Quán Tông Cụ Duyên (Ứng Thành) (Prasangika Madhyamika). Do đó, nếu tôi phải đối đầu (trong cuộc tranh luận) với một người theo trường phái Trung Quán Tông Y Tự Khởi (Svatantrika Madhyamika), tôi sẽ có thể tự mình giải quyết. Tôi phát hiện ra rằng cách sử dụng logic của Trung Quán Tông Cụ Duyên là cách tốt nhất để giải quyết những thách thức như vậy.

“Logic của trường phái Prasangika Madhyamika Trung Quán Tông Cụ Duyênnày là điều mà tôi sử dụng hàng ngày trong thiền định về tính không của mình. Ngay khoảnh khắc thức dậy vào buổi sáng, tôi thiền định ngay; và sự thiền định của tôi chủ yếu bao gồm hai nguyên tắc - lòng vị tha - Bồ đề Tâm và tánh Không. Tôi cảm thấy rằng nếu Ngài Long Thọ còn sống đến ngày nay, tôi có thể được coi là một trong những học trò có thể ngồi cạnh bậc Thầy vĩ đại Long Thọ này về mặt hiểu biết của tôi về tánh Không.

“Ngoài ra, tôi coi nguyên tắc bất bạo động cổ xưa của Ấn Độ là rất quý giá. Có thể có những quan điểm khác nhau giữa các trường phái triết học Ấn Độ khác nhau, nhưng tất cả đều có điểm chung là bất bạo động. Tôi đã quen thuộc với sự thực hành này từ khi còn bé. Vì vậy, trong khi tôi quan sát thực hành bất bạo động trong cuộc sống hàng ngày của mình, tôi cũng chia sẻ nó với bạn bè của mình. Tôi khuyến khích họ áp dụng tinh thần bất bạo động vào cuộc sống của chính họ.

Những người đoạt giải Ramon Magsaysay, Hội đồng quản lý Quỹ giải thưởng Ramon Magsaysay và Đức Ngài chụp ảnh nhóm khi kết thúc cuộc gặp gỡ tại Dinh thự của Ngài ở Dharamsala, HP, Ấn Độ vào 4 tháng 9, 2024. Ảnh của Tenzin Choejor

“Khi nhìn vào thế giới ngày nay, tôi cảm thấy việc chúng ta thực hành bất bạo động là điều rất quan trọng. Mọi người đều mong muốn được nhìn thấy sự hòa bình trên thế giới, chúng ta nói về sự hòa bình trên thế giới; và nếu muốn đạt được điều đó, thì chúng ta cần phải nâng cao nhận thức về giá trị của tinh thần bất bạo động.”

]]>
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Dharamsala http://vn.dalailama.com/news/2024/thánh-đức-đạt-lai-lạt-ma-trở-về-dharamsala Tue, 27 Aug 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/thánh-đức-đạt-lai-lạt-ma-trở-về-dharamsala Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở về Dharamsala sau chuyến hành trình từ New York, nơi mà trong hai tháng qua, Ngài đã được điều trị sức khoẻ cho đầu gối của mình. Sau khi dừng chân tại Zurich, Ngài tiếp tục đến Delhi vào ngày hôm qua và Ngài đã nghỉ ngơi được một ngày.

Các nhà lãnh đạo Hindu địa phương đang cung đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bằng một chiếc đèn nghi lễ tại Sân bay Kangra ở Gaggal, HP, Ấn Độ vào 28 tháng 8, 2024. Ảnh của Tenzin Phende / CTA

Hôm nay, thời tiết thuận lợi cho chuyến bay đến Dharamsala, máy bay cất cánh đúng giờ và hạ cánh sớm gần nửa giờ. Theo thông lệ, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được Sikyong Penpa Tsering và Chủ tịch Quốc hội Tây Tạng - Thượng tọa Khenpo Sonam Tenphel cung đón tại sân bay Gaggal. Đại diện địa phương của nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau - Ấn Độ giáo, Thiên chúa giáo, Hồi giáo và Phật giáo - và nhiều người thiện nguyện khác cũng tập trung để cung đón Ngài. Đức Ngài đã chào đón họ rất nồng nhiệt.

Một số lượng lớn người Tây Tạng đã tập trung để cung đón Đức Ngài tại Civil Lines, ở góc Hari Koti, bên ngoài Men-tsee-khang, bên cổng Gangchen Kyishong và trên con đường bên dưới và bên cạnh Tsuglagkhang - Chùa Chính của Tây Tạng. Chư Tăng Ni thì đắp Y màu vàng, trong khi những Cư sĩ tại gia thì mặc những trang phục đẹp nhất của họ. Nhiều người trong số họ có chiếc khăn lụa trắng với nén hương trầm đang nghi ngút trên tay và khuôn mặt tràn đầy niềm hân hoan vui sướng. Đức Ngài vẫy tay và mỉm cười vui vẻ với họ khi Ngài quang lâm ngang qua nơi họ đứng.

Các thành viên của cộng đồng Tây Tạng và cộng đồng địa phương xếp hàng dọc theo con đường để cung đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài quang lâm đến khu tự viện của Chùa chính Tây Tạng ở Dharamsla, HP, Ấn Độ vào 28 tháng 8, 2024. Ảnhcủa  Ngawang Tsepak / CTA

Ba nhóm vũ công Tashi Shölpa đã ca hát và nhảy múa đầy năng lượng tại sân bay, tại cổng vào Gangchen Kyishong và gần Tsuglagkhang.

Các cựu Kalöns, Thư ký và các quan chức cấp cao của Chính quyền Trung ương Tây Tạng đã vân tập quanh cổng vào Dinh thự của Đức Ngài, họ chào Ngài khi xe của Ngài đi qua. Một người trong số họ nhận xét rằng, có một cảm giác chung rằng - sáng nay Dharamsala đã có sức sống trở lại.

]]>
Cộng đồng Tây Tạng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein cúng dường Lễ cầu nguyện trường thọ http://vn.dalailama.com/news/2024/cộng-đồng-tây-tạng-tại-thụy-sĩ-và-liechtenstein-cúng-dường-lễ-cầu-nguyện-trường-thọ Sat, 24 Aug 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/cộng-đồng-tây-tạng-tại-thụy-sĩ-và-liechtenstein-cúng-dường-lễ-cầu-nguyện-trường-thọ Zurich, Thụy Sĩ - Hôm nay, khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến khán đài tại Hallenstadion ở Zurich, trước đám đông có sức chứa 15.000 người, Đức Ngài đã chào các vũ công Tashi Shölpa đang biểu diễn vũ điệu của họ để cung đón Ngài. Ngài an toạ trên Pháp toà trước những bức tranh thangka lớn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Quán Thế Âm Tứ Thủ và Ngài Tara Trắng.

Thinley Chökyi - Đại diện Văn phòng Tây Tạng ở Geneva - phát biểu khai mạc tại buổi lễ cầu nguyện trường thọ cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ vào 25 tháng 8, 2024. Ảnh của Manuel Bauer

Một người Tây Tạng dẫn chương trình đã giới thiệu Thinley Chökyi - Đại diện Văn phòng Tây Tạng tại Geneva. Cô gọi Đức Ngài là viên ngọc quý giữa chư thần và vua chúa, nhà vô địch của hòa bình thế giới, cô đã cung kính chào đón Ngài và xin được thay mặt cho nhân dân Tây Tạng ở Thụy Sĩ và các quốc gia khác ở Châu Âu xin được kính lễ Đức Ngài.

Cô tuyên bố rằng người Tây Tạng trên khắp thế giới đang nỗ lực hết sức để giải quyết xung đột giữa Trung Quốc và Tây Tạng theo sự dẫn dắt của Đức Ngài. Cô nói thêm rằng họ rất vui khi có thể được cầu nguyện cho Đức Ngài được trường thọ; về lòng biết ơn khi Ngài dừng chân tại Zurich trên đường trở về Ấn Độ từ Hoa Kỳ sau ca phẫu thuật thay khớp gối thành công.

Cô cầu nguyện: “Nguyện cho Ngài có thể trở về Tổ quốc Tây Tạng, an toạ trên Ngai Sư tử trong Cung điện Potala và truyền bá giáo lý ở đó một lần nữa”.

Cô kết thúc bằng lời cảm ơn đến các cơ quan chức năng khác nhau tại Zurich đã tạo điều kiện cho người Tây Tạng được tổ chức sự kiện này ngày hôm nay.

Một nhóm ca sĩ và vũ công Tây Tạng đã hát lời xưng tán ca ngợi Đức Ngài; họ gọi Ngài là Đấng bảo hộ và là hiện thân của lòng từ bi. Một nhóm chư Tôn Đức an toạ dưới chân Pháp toà đã đọc bài kệ về việc quy y Tam Bảo và một bài kệ tóm tắt giáo lý về Trí tuệ viên mãn. Họ đã thực hiện một lễ cúng dường Mandala và bắt đầu một buổi lễ mang tính biểu tượng cầu mong cho Bậc Đạo Sư được trường thọ.

Một nhóm ca sĩ và vũ công Tây Tạng hát lời ca ngợi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào lúc bắt đầu Lễ cầu nguyện trường thọ tại Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ vào 25 tháng 8, 2024. Ảnh của Manuel Bauer

Khi họ tụng bài Kinh cầu nguyện trường thọ cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma do các vị Thầy của Ngài là Ling Rinpoché và Trijang Rinpoché biên soạn, các biểu tượng của bảy biểu tượng hoàng gia, tám biểu tượng cát tường, tám chất cát tường, v.v. đã được dâng lên Ngài. Tiếp theo là lời cầu nguyện trường thọ cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma do Jamyang Khyentsé Chökyi Lodrö biên soạn đã được đọc lên, và kết thúc bằng câu: "Nguyện Ngài trường thọ và nguyện những hành trạng giác ngộ của Ngài lan tỏa khắp mọi nơi".

Sau đó, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với khán giả rằng: "Hôm nay, mọi người  từ Thụy Sĩ và các nước châu Âu khác đã vân tập về đây vì đức tin và lòng tôn kính. Chúng tôi, những người Tây Tạng đã thấm nhuần lời dạy của Đức Phật. Chúng tôi có niềm tin vững chắc vào Giáo lý ấy, bắt đầu từ lúc chúng tôi còn là những đứa bé, chúng tôi đã đọc bài kệ Quy y và trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm, cũng như thần chú Om mani padmé hum.

“Tôi đã có cơ hội được nghiên cứu và thực hành giáo lý Phật giáo từ khi còn bé; và tôi nhận thấy Giáo lý ấy có cơ sở khoa học khá cao. Thật vậy, ngày nay các nhà khoa học tìm đến gặp gỡ tôi và quan tâm đến giáo lý Phật giáo về lòng từ bi và tinh thần bất bạo động.

“Vì chúng tôi - người dân Tây Tạng - coi trọng lòng tốt, sự nhiệt tình và tâm từ bi; nên chúng tôi có thể thể hiện những phẩm chất này đối với người khác. Chúng tôi đã trải qua nhiều khó khăn vì những hạn chế khắc nghiệt do Đảng Cộng sản Trung Quốc áp đặt, nhưng đức tin và lòng tận tụy của chúng tôi đối với giáo lý của Đức Phật vẫn không hề giảm sút.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước hội chúng tại Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ vào ngày 25 tháng 8 năm 2024. Ảnh của Manuel Bauer

“Khi còn bé, tôi đã được đưa đến Tu viện Kumbum, nơi tôi chứng kiến những chú Tiểu tụng tâm chú của Đức Văn Thù Sư Lợi “Om ara patsa nadhi”. Tôi đã được truyền cảm hứng và đã bắt chước họ. Văn hóa của chúng tôi đã để lại những dấu ấn như vậy trong lòng chúng tôi.

“Trước đây, mọi người ở thế giới bên ngoài không biết nhiều về Phật giáo Tây Tạng; nhưng theo thời gian, ngày càng có nhiều người quan tâm đến điều đó. Họ đặc biệt bị thu hút bởi những giáo huấn về sự hoạt động của tâm thức và cảm xúc; cũng như cách nuôi dưỡng những phẩm chất tích cực bên trong chúng ta. Ngay cả ở Trung Quốc, đức tin và sự hiểu biết về Phật pháp cũng đã được phát triển.

“Kể từ thời các Vị Vua Songtsen Gampo và Trisong Detsen, chúng ta đã quen với việc Phật giáo là một phần trong cuộc sống của mình. Một phần di sản tốt đẹp của họ là ngày nay chúng ta có đức tin kiên định như vậy. Bất cứ nơi nào người Tây Tạng sinh sống, họ đều có ý thức mạnh mẽ về đạo đức và đức tin vào lời dạy của Đức Phật. Ngay cả những người không coi mình là người theo tôn giáo cũng nhận ra rằng Phật giáo Tây Tạng có nhiều giải pháp cho các vấn đề mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay.

“Vì Phật giáo là một phần chính trong nền văn hóa của chúng ta, cho nên chúng ta cần phải nỗ lực để duy trì sự sống động của nó. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách tuân thủ đạo đức và trưởng dưỡng một tấm lòng nhân hậu, hãy ghi nhớ rằng - thực hành tôn giáo mà không có đạo đức thì cũng giống như mình đang đeo mặt nạ mà thôi.

“Mặt khác, trưởng dưỡng một tấm lòng nhân hậu là bản chất của tôn giáo. Trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm bao gồm cả tâm nguyện mang lại hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Điều đó cho phép quý vị hoàn thành mục tiêu của chính mình và của cả tha nhân.

Một góc nhìn từ khán đài tại Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ khi Đức Ngài phát biểu trước hội chúng khoảng 15.000 người trong Lễ cầu nguyện trường thọ do Cộng đồng Tây Tạng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein dâng lên Ngài vào 25 tháng 8, 2024. Ảnh của Manuel Bauer

“Khi tôi ở Bắc Kinh, Mao Trạch Đông đã khen ngợi tư duy khoa học của tôi, nhưng đồng thời ông ấy cũng nhận xét rằng tôn giáo là chất độc. Tuy nhiên, tôi cảm thấy rằng - nếu ông ấy còn sống đến ngày nay, ông ấy sẽ hiểu rõ hơn vì sao việc vâng theo những gì Đức Phật dạy lại đáng giá đến như vậy”.

Khi tiến hành khoá lễ ngắn về phát Bồ đề Tâm, Đức Ngài đã khuyên chúng ta nên nghĩ rằng tất cả chúng sinh đều là những người mẹ từ ái của mình. Để đền đáp lòng tốt đó của họ, chúng ta nên quyết tâm mạnh mẽ mang lại lợi ích và hạnh phúc cho tất cả chúng sinh. Và khi đã phát khởi Bồ đề Tâm, chúng ta nên gọi tất cả chúng sinh là những vị khách của mình trong bữa tiệc hạnh phúc ấy.

“Chúng ta đã tìm thấy cuộc sống con người quý giá này; và để làm cho cuộc sống ấy có ý nghĩa, ta nên trưởng dưỡng lòng từ ái và một trái tim nhân hậu. Sở dĩ tôi có thể nói như vậy, lý do tối hậu khiến quý vị có niềm tin vào tôi là vì tôi dạy về Bồ đề Tâm và quan điểm về tính Không. Như tôi đã nói với quý vị trước đây, ngay từ khoảnh khắc thức dậy vào buổi sáng, tôi đã thiền về Bồ Đề Tâm và sau khi phát khởi ý nghĩ tối thượng đó, tôi đã mời tất cả chúng sinh trở thành những vị khách của mình.

“Bồ Đề Tâm là chìa khóa để hoàn thành mục tiêu của chính mình và của người khác. Đồng thời, nó cũng làm cho những suy nghĩ tiêu cực như tức giận và kiêu ngạo bị lắng chìm xuống.

Các thành viên của cộng đồng Tây Tạng dõi theo Đức Ngài đang phát biểu tại buổi gặp gỡ ở Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ vào 25 tháng 8, 2024. Ảnh của Manuel Bauer

“Hãy tưởng tượng một hội chúng gồm các vị Phật và Bồ tát trong không gian phía trước mặt quý vị… Cách đây không lâu tại Bồ Đề Đạo Tràng, lúc tôi đang tham dự một buổi lễ trong một ngôi Chùa lớn thì tôi tưởng tượng Đức Phật đang ngự trước mặt mình. Ngài gọi tôi đến, nói chuyện với tôi một cách tử tế và vuốt ve đầu tôi. Ngài có vẻ hài lòng với tôi, nhưng tất cả những gì tôi có thể dâng lên cúng dường Ngài chỉ là một thanh sô-cô-la mà thôi!… Bây giờ, xin hãy đọc những vần Kệ này ba lần theo tôi.”

Con xin quy y ngôi Tam Bảo
Sám hối tất cả từng tội chướng
Tuỳ hỷ công đức chư chúng sinh
Nguyện con được Phật Đạo viên thành!

Con xin quy y cho đến ngày giải thoát
Quay về nương tựa Phật, Pháp và Tăng Đoàn
Hoàn thành mục đích cho mình và người khác
Nguyện trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm tỉnh giác!

Khi phát triển tâm nguyện cho giác ngộ tối cao
Con mời thỉnh tất cả chúng sanh như khách quý
Thực hành hạnh giác ngộ vô song trong hoan hỷ
Vì lợi lạc chúng sanh - nguyện đắc thành Phật Vị!

Hôm nay con được thân người cao cả;
Được sinh ra trong dòng giống Phật Đà;
Được trở thành con của Đức Thích Ca,
Nguyện sống tốt không ố hoen dòng Phật.

“Quý vị nên làm quen với những lời nguyện của Bồ tát được liệt kê trong Sáu thời Guru Yoga.

Một góc nhìn từ khán đài ở Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ trong Lễ cầu nguyện trường thọ do Cộng đồng Tây Tạng tại Thụy Sĩ và Liechtenstein dâng lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào 25 tháng 8, 2024. Ảnh của Manuel Bauer

“‘Nhập Bồ Tát Đạo’ có đề cập rằng:

Một người thiện nguyện nghĩ rằng, "Tôi sẽ loại bỏ những cơn đau đầu của chúng sinh," vị ấy sẽ tạo ra công đức vô lượng. 1/21

Vậy thì một người mong muốn xóa bỏ nỗi đau cùng cực của từng chúng sinh và ban cho họ những phẩm chất tốt đẹp vô lượng thì sao? 1/22

“Bồ đề Tâm mang lại cho chúng ta sự an lạc trong tâm trí và chế ngự những cảm xúc tiêu cực của chúng ta. Nó tạo ra trạng thái tâm thức nhẹ nhàng thanh thản”.

Đức Ngài đã truyền trao thần chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni và Đức Quán Thế Âm - vị thần bảo trợ của Tây Tạng - bằng cách yêu cầu những người hiện diện đọc theo Ngài.

Đại diện Thinley Chökyi đã dâng một Mandala tạ ơn. Họ tụng những lời cầu nguyện hồi hướng. Một bảng kê khai tài khoản đã được tạo lập, thông báo số tịnh tài đã chi trả và số tịnh tài còn lại. Một nhóm nghệ sĩ trẻ đã hát những lời cát tường để kết thúc buổi lễ.

Các nghệ sĩ trẻ Tây Tạng hát những lời cát tường để kết thúc Lễ cầu nguyện trường thọ cho Đức Ngài tại Hallenstadion ở Zurich, Thụy Sĩ vào 25 tháng 8, 2024. Ảnh của Manuel Bauer

Buổi lễ kết thúc bằng việc đọc một bài Kệ trong 'Lời nguyện cầu Chân lý' mà Đức Ngài đã sáng tác vào năm 1960.

Xin Đấng Bảo Hộ Quán Thế Âm
Thực hiện lời cầu nguyện thậm thâm
Trước chư Bồ Tát và Chư Phật
Ôm trọn dân Xứ Tuyết vào lòng!
Cầu cho lời nguyện trĩu ước mong
Sớm mau viên mãn, chóng thành công.

]]>
Cộng đồng Tây Tạng tại Bắc Mỹ tổ chức Lễ Cầu Nguyện Trường Thọ http://vn.dalailama.com/news/2024/cộng-đồng-tây-tạng-tại-bắc-mỹ-tổ-chức-lễ-cầu-nguyện-trường-thọ Wed, 21 Aug 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/cộng-đồng-tây-tạng-tại-bắc-mỹ-tổ-chức-lễ-cầu-nguyện-trường-thọ Thành phố New York, NY, Hoa Kỳ - Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chuẩn bị trở về Ấn Độ sau hai tháng điều trị về sức khoẻ tại Hoa Kỳ; Cộng đồng Tây Tạng tại Bắc Mỹ và những bạn bè người Mỹ của họ, một đám đông có sức chứa 17.000 người, đã lấp kín nhà thi đấu UBS để cầu nguyện cho sự trường thọ của Ngài.

Một góc nhìn của nhà thi đấu UBS đã chật kín với 17.000 thành viên của cộng đồng Tây Tạng và những người bạn bè đến tham dự Lễ cầu nguyện trường thọ cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Elmont, NY, Hoa Kỳ vào 22 tháng 8, 2024. Ảnh của Sonam Zoksang

Phông nền của khán đài được trang trí bằng những bức tranh thangka lớn của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Đức Quán Thế Âm và Ngài Bạch Độ Mẫu. Chư Tăng, cùng với các vị Trụ trì và cựu Trụ trì an toạ ở hàng ghế đầu, xung quanh Pháp toà. Trong hội trường, các vũ công Tây Tạng trong trang phục truyền thống đã hát những lời ca chào đón vui mừng. Các vị Tăng thổi kèn cung rước dẫn đường khi Đức Ngài quang lâm đến khán đài và an toạ trên Pháp toà.

Đại diện của Đức Ngài tại Văn phòng Tây Tạng - Tiến sĩ Namgyal Choedup - đã thưa với Đức Ngài rằng mọi người hiện diện ở đây đều vui mừng cung đón Ngài và có cơ hội được cầu nguyện chân thành cho sự trường thọ của Ngài. Ngài cảm ơn tất cả những người đã tham gia nhóm y tế điều trị cho Đức Ngài, cũng như những người đã tiếp đón Ngài và đoàn tùy tùng của Ngài.

Một nhóm gồm 400 trẻ em Tây Tạng trong hội trường đã hát lên những vần thơ cầu nguyện Đức Ngài trường thọ. Sau đó, Thầy Xướng Lễ đã phụ trách buổi tụng kinh cúng dường mandala.

Một nhóm 400 trẻ em Tây Tạng hát những vần thơ cầu mong Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trường thọ trong buổi lễ Cầu nguyện trường thọ tại nhà thi đấu UBS ở Elmont, NY, Hoa Kỳ vào 22 tháng 8, 2024. Ảnh của Sonam Zoksang

Đức Ngài đã nói với hội chúng: “Ở đây chúng ta có những người Tây Tạng đến từ cả ba vùng của Tây Tạng; điều đó thể hiện sự đoàn kết của chúng ta. Văn hóa Tây Tạng có thể mang lại lợi ích cho toàn thể nhân loại. Đức Phật - Đức Thích Ca Mâu Ni - đã giác ngộ và ban truyền giáo lý; Giáo lý ấy được bảo tồn ở Tây Tạng và vùng Hy mã Lạp Sơn. Những giáo lý này thật sâu sắc và vô cùng giá trị. Tôi đã nghiên cứu những giáo lý ấy từ khi tôi còn rất bé.

“Những lời dạy của Đức Phật đã ảnh hưởng đến lối sống của chúng tôi đến mức mà người dân Tây Tạng quyết tâm duy trì những Giáo lý ấy. Tôi dự định sống đến hơn 100 tuổi và tôi sẽ tiếp tục cố gắng hết sức mình để giúp đỡ người dân Tây Tạng.

“Những người Cộng sản Trung Quốc có thể coi thường văn hóa Tây Tạng; nhưng trên khắp thế giới, chúng tôi có những người bạn luôn trân trọng nền văn hoá ấy. Ở Tây Tạng, chúng tôi có sự truyền bá đầy đủ nhất về những lời dạy của Đức Phật. Khi người Tây Tạng di cư lan rộng khắp thế giới, thì những người khác đã nhận thức rõ hơn về truyền thống của chúng tôi. Chúng tôi có nhiều người bạn trung thành và tôi muốn cảm ơn họ. Mọi người trên khắp thế giới đang quan tâm đến Phật giáo và ngay cả ở Trung Quốc cũng có nhiều người tò mò muốn tìm hiểu về Phật giáo Tây Tạng.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trước hội chúng trong buổi lễ Cúng dường Trường thọ tại sân thi đấu UBS ở Elmont, NY, Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 8 năm 2024. Ảnh của Sonam Zoksang

“Hôm nay, tôi sẽ hướng dẫn ngắn gọn về việc phát khởi Bồ Đề Tâm. Tuy đơn giản nhưng rất mạnh mẽ. Bằng cách trưởng dưỡng Bồ Đề Tâm, chúng ta có thể đáp ứng được những lợi ích và nhu cầu của người khác và của chính mình. Về cơ bản, chúng ta mong muốn - “Nguyện con trở thành một vị Phật để mang lại lợi ích cho tất cả chúng sinh lang thang.”

Đức Ngài đã đọc bài kệ quy y Tam Bảo và Phát Bồ Đề Tâm. Ngài yêu cầu thính chúng lặp lại theo Ngài ba lần. Ngài tuyên bố rằng Ngài đã noi theo lời dạy của Đức Phật và phát khởi mong muốn trở thành một vị Phật để mang lại lợi ích cho chúng sinh trong nhiều kiếp. Ngài mời những thính giả của mình thực hiện một sự cam kết tương tự như thế.

“Khi đã thực hiện được điều đó, chúng ta sẽ rất hoan hỷ.”

Đức Ngài đọc bài kệ Phát Bồ Đề Tâm trong buổi lễ Cúng dường Trường thọ tại nhà thi đấu UBS ở Elmont, NY, Hoa Kỳ vào ngày 22 tháng 8 năm 2024. Ảnh của Sonam Zoksang

Sau đó, Đức Ngài đã truyền trao các câu thần chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, Arya Tara, Đức Quan Thế Âm, Văn Thù Sư Lợi, Hayagriva, Đức Phật Dược Sư và Ngài Guru Rinpoché. Đầu tiên, Ngài đọc những câu thần chú này trước; và sau đó Ngài mời cả hội chúng cùng đọc với Ngài.

“Có nhiều truyền thống tôn giáo khác nhau trên thế giới và tôi tôn trọng tất cả các truyền thống ấy. Nhưng Phật giáo mới là tôn giáo thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học vì nó được xây dựng trên nền tảng logic. Phật giáo cũng có tiềm năng to lớn trong việc thúc đẩy nền hòa bình thế giới.

“Tất cả quý vị đều thể hiện đức tin vững chắc và đã làm tốt trong việc duy trì tôn giáo và văn hóa của chúng ta. Xin hãy tiếp tục như thế và hãy cầu nguyện với niềm hoan hỷ.”

Vị Thầy Xướng Lễ đã dẫn đầu buổi cầu nguyện ngắn gọn cho sự trường thọ của Đức Ngài, trong khi đó các lễ vật cúng dường đã được kính dâng lên Ngài. Buổi lễ được kết thúc bằng lễ dâng cúng Mandala.

Vị đại diện - Tiến sĩ Namgyal Choedup - đã phát biểu trước Hội chúng một lần nữa để bày tỏ lòng biết ơn đặc biệt đến Carol và Sam Nappi về sự giúp đỡ nhiệt tình của họ trong việc điều phối các công tác chuẩn bị đảm bảo ca phẫu thuật thay khớp đầu gối của Đức Ngài được thành công; và về lòng hiếu khách đặc biệt của họ sau khi Ngài hồi phục. Ông bà Nappi tiến đến Pháp Toà và Đức Ngài đã đích thân cảm ơn họ. Khán giả đã reo hò rất vui vẻ.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Carol và Sam Nappi về lòng hiếu khách của họ trong thời gian Ngài hồi phục sức khỏe - vào cuối buổi lễ Cúng dường Trường thọ tại nhà thi đấu UBS ở Elmont, NY, Hoa Kỳ vào 22 tháng 8, 2024. Ảnh của Sonam Zoksang

Nhân viên liên lạc - Kunga Tashi - cảm ơn tất cả mọi người đã làm việc chăm chỉ và đóng góp cho buổi lễ trường thọ ngày hôm nay. Sau phần trình diễn thật cảm động về một bản nhạc theo truyền thống opera Tây Tạng, Thầy Xướng Lễ đã tụng những lời cầu nguyện hồi hướng để kết thúc buổi lễ. Trước khi rời khỏi khán đài, Đức Ngài đã quang lâm lên phía trước, mỉm cười và vẫy tay chào hội chúng, những người này cũng vẫy tay và dâng lên trở lại cho Ngài những chiếc khăn khata lụa trắng.

]]>
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khởi hành đến miền Bắc New York http://vn.dalailama.com/news/2024/thánh-đức-đạt-lai-lạt-ma-khởi-hành-đến-miền-bắc-new-york Mon, 19 Aug 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/thánh-đức-đạt-lai-lạt-ma-khởi-hành-đến-miền-bắc-new-york Miền Bắc New York, Hoa Kỳ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã khởi hành đến New York sau khi hoàn thành thời gian hồi phục kéo dài sáu tuần tại Nappi Farmhouse ở Syracuse, New York, sau ca phẫu thuật thay khớp gối thành công vào ngày 28 tháng 6. Trong thời gian lưu trú tại đây, Đức Ngài đã nhận được sự chăm sóc đặc biệt và làm việc tích cực với các chuyên gia vật lý trị liệu của mình để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra được suôn sẻ.

Carol và Sam Nappi cùng Đức Thánh Đạt Lai Lạt Ma tại miền Bắc New York vào ngày 20 tháng 8 năm 2024. Ảnh của Thượng toạ Tenzin Jamphel

Tiến sĩ David Mayman, MD, Trưởng khoa Phục hồi chức năng và thay khớp cho người lớn tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt ở New York, đã tuyên bố rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma dự kiến sẽ tiếp tục hồi phục trong vòng từ 6 đến 12 tháng tới.

Vào ngày 22 tháng 8, các thành viên của Cộng đồng Tây Tạng tại Bắc Mỹ sẽ cầu nguyện  trường thọ cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại UBS Arena ở Thành phố New York. Tiếp theo đó, trong một chặng dừng chân trong khoảng thời gian ngắn của Ngài tại Zurich, Thụy Sĩ; cộng đồng người Tây Tạng sẽ cầu nguyện trường thọ cho Ngài tại Hallenstadion vào ngày 25 tháng 8. Đức Ngài dự kiến sẽ trở về Dharamsala, Ấn Độ vào ngày 28 tháng 8.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma muốn bày tỏ lòng biết ơn của mình đến những người bạn Sam và Carol Nappi vì lòng hiếu khách đặc biệt của họ và vì đã phối hợp các công tác chuẩn bị để đảm bảo ca phẫu thuật thay khớp gối thành công cho Đức Ngài tại New York. Chúng tôi cũng vô cùng biết ơn những nỗ lực của họ trong việc tập hợp nhóm vật lý trị liệu và các bác sĩ tại Bệnh viện Đại học Y khoa Upstate ở Syracuse, New York. Các bác sĩ và nhân viên tại cả Bệnh viện Phẫu thuật Chuyên khoa ở New York và Đại học Y khoa Upstate ở Syracuse đã cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế mẫu mực và sự hỗ trợ không ngừng nghỉ trong suốt quá trình này.

]]>
Bản tin sức khoẻ http://vn.dalailama.com/news/2024/bản-tin-sức-khoẻ Sun, 04 Aug 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/bản-tin-sức-khoẻ Upstate New York, Hoa Kỳ - Tiến sĩ David Mayman, MD, trưởng khoa Phục hồi chức năng và thay khớp cho người lớn tại Bệnh viện Phẫu thuật đặc biệt ở New York, đã đến kính thăm Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào cuối tuần vừa qua. Sau khi kiểm tra đầu gối của Đức Ngài và quan sát các bài tập vật lý trị liệu, Tiến sĩ Mayman đã chia sẻ thông tin cập nhật về tình hình sức khỏe sau phẫu thuật của Ngài như sau:

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia Lễ cúng dường hàng tháng cho Hộ pháp Palden Lhamo vào ngày đầu tiên của mỗi tháng âm lịch tại Upstate New York, Hoa Kỳ, vào ngày 5 tháng 8 năm 2024.

Tiến sĩ Mayman cho biết: “Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đang hồi phục tốt. Ngài đang tích cực tập vật lý trị liệu và có sự tiến triển rất tốt. Ngài sẽ tiếp tục tập vật lý trị liệu trong vòng từ 6 đến 12 tháng tới để tối ưu hóa quá trình hồi phục của mình. Cho đến nay, sức khoẻ của Đức Ngài đã có những sự cải thiện đáng kể, và chúng tôi hy vọng rằng tình trạng này sẽ được tiếp tục trong một năm sau ca phẫu thuật".

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trải qua ca phẫu thuật thay khớp gối thành công vào ngày 28 tháng 6.

]]>
Bày tỏ nỗi buồn về trận mưa lớn và lở đất ở Kerala http://vn.dalailama.com/news/2024/bày-tỏ-nỗi-buồn-về-trận-mưa-lớn-và-lở-đất-ở-kerala Tue, 30 Jul 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/bày-tỏ-nỗi-buồn-về-trận-mưa-lớn-và-lở-đất-ở-kerala New York, Hoa Kỳ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Pinarayi Vijayan, thống đốc của tiểu Bang Kerala, để bày tỏ nỗi buồn của mình về sự mất mát về người, về thương tích, tài sản bị tàn phá và khó khăn chung mà rất nhiều người đang phải đối mặt do hậu quả của trận lở đất lớn ở khu vực Wayanad của Kerala.

Đức Ngài viết: ”Tôi xin gửi lời chia buồn đến ông, và gửi lời cầu nguyện của tôi đến các gia đình đã bị mất đi người thân; và đến với tất cả những người bị ảnh hưởng bởi thảm họa này.

"Tôi rất vui khi biết rằng Chính quyền Tiểu bang và tất cả các cơ quan liên quan đang nỗ lực cứu hộ và cứu trợ cho những người bị ảnh hưởng. Để thể hiện sự đoàn kết của tôi với người dân Kerala, tôi đã yêu cầu Quỹ Đạt Lai Lạt Ma đóng góp cho các nỗ lực cứu hộ và cứu nạn".

]]>
BẢN TIN SỨC KHOẺ http://vn.dalailama.com/news/2024/bản-tin-y-tế Tue, 23 Jul 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/bản-tin-y-tế Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại ngoại ô New York, Hoa Kỳ - ngày 23 tháng 7 năm 2024


Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện đang ở tuần thứ tư sau cuộc phẫu thuật. Vết mổ đã lành hoàn toàn và không có bất kỳ biến chứng nào. Các nhà vật lý trị liệu cho biết tình hình sức khoẻ của Đức Ngài đang tiến bộ tốt mỗi ngày và rất hài lòng với tốc độ tiến bộ của Ngài. Tình trạng sức khỏe tổng thể của Ngài ổn định và rất khả quan.

Các Bác Sĩ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - Bác Sĩ Tsetan D Sadutshang và Bác Sĩ Tsewang Tamdin

Ngày 24 tháng 7 năm 2024

]]>
Chúc mừng Chủ tịch Nghị viện Châu Âu và Ủy ban Châu Âu http://vn.dalailama.com/news/2024/chúc-mừng-chủ-tịch-nghị-viện-châu-âu-và-ủy-ban-châu-âu Sun, 21 Jul 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/chúc-mừng-chủ-tịch-nghị-viện-châu-âu-và-ủy-ban-châu-âu New York, Hoa Kỳ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư riêng cho Bà Roberta Metsola và Bà Ursula Von Der Leyen để chúc mừng họ đã lần lượt được tái đắc cử Chủ tịch Nghị viện Châu Âu và Chủ tịch Ủy ban Châu Âu.

Ngài bày tỏ với cả hai Vị ấy về sự ngưỡng mộ mãnh liệt của mình đối với tinh thần của Liên minh châu Âu đã gìn giữ hòa bình giữa các thành viên và trong khu vực trong hơn sáu thập kỷ. Với tinh thần hòa giải và hợp tác sau Thế chiến thứ hai, Liên minh Châu Âu đã coi lợi ích chung quan trọng hơn lợi ích địa phương của từng quốc gia. Ngài viết, điều này chứng tỏ ý thức về sự thông tuệ và trưởng thành trong một thế giới ngày càng trở nên phụ thuộc lẫn nhau và đầy thách thức.

Ngài chúc cho cả hai Vị thành công trong việc đảm bảo rằng Liên minh châu Âu vẫn là một mô hình mẫu mạnh mẽ để các quốc gia khác noi theo.

]]>
Chúc mừng Tân Thủ tướng Vương quốc Anh http://vn.dalailama.com/news/2024/chúc-mừng-tân-thủ-tướng-vương-quốc-anh Fri, 05 Jul 2024 23:00:00 +0000 hhdloffice http://vn.dalailama.com/news/2024/chúc-mừng-tân-thủ-tướng-vương-quốc-anh New York, Hoa Kỳ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã viết thư cho Ngài Keir Starmer để gửi lời chúc mừng đến sự chiến thắng của đảng của Ông trong cuộc bầu cử gần đây và việc bổ nhiệm Ông làm Thủ tướng Vương quốc Anh.

Ngài viết: “Ngày nay, thế giới đang phải đối mặt với những thời điểm có rất nhiều thử thách. Tôi tin rằng Vương quốc Anh sẽ có cơ hội đóng góp đáng kể cho hòa bình và ổn định trong thế giới ngày càng phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta.

“Trong nhiều chuyến viếng thăm Vương quốc Anh, tôi rất cảm kích sự quan tâm nhiệt tình của công chúng Anh đối với những nỗ lực của tôi nhằm thúc đẩy các giá trị cơ bản của con người như lòng nhân ái và sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Tôi cũng vô cùng cảm động trước tình cảm và tình bạn mà mọi người từ mọi tầng lớp xã hội đã dành cho tôi.

“Trong lịch sử, người Tây Tạng có mối quan hệ lâu dài và độc đáo đối với Vương quốc Anh; và trong những năm qua, nhiều người Anh đã thể hiện sự ủng hộ mạnh mẽ của họ đối với khát vọng tự do và phẩm giá của người dân Tây Tạng, tôi vẫn rất biết ơn về điều đó.

“Tôi chúc bạn thành công trong việc thực hiện những nguyện vọng của người dân Vương quốc Anh.”

]]>