Washington, DC, ngày 10 Tháng Hai năm 2006 (ICT) - Người dân Tây Tạng ở vùng Amdo của Tây Tạng đã đốt những bộ da lông trị giá hàng ngàn nhân dân tệ của những loài động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng, với một nỗ lực để bảo tồn động vật hoang dã; họ đã noi gương theo lời tuyên bố mạnh mẽ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi nói chuyện với một đám đông của hàng ngàn người Tây Tạng ở Ấn Độ vào tháng trước về tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã và lòng từ bi đối với động vật.
Ngày 07 tháng 2, một nhóm người Tây Tạng từ Rebgong ở khu vực phía đông của Tây Tạng Amdo (Thanh Hải) đã đốt cháy những tấm da rái cá, beo, hổ và cáo; và Đài Á Châu Tự Do đã báo cáo ngày hôm nay rằng một người đàn ông đã đốt hủy chiếc chuba (áo choàng Tây Tạng) làm bằng da động vật hoang dã của mình tại Lhasa vào ngày 2 tháng 2. Theo Hiệp hội Bảo vệ Động vật hoang dã Ấn Độ, trong vài tuần qua ở Lithang thuộc tỉnh Tứ Xuyên (khu vực Kham của Tây Tạng), người Tây Tạng đã không mặc da thú tại một số Lễ Hội địa phương, và giá cả đối với da thú hoang dã kể từ đó đã giảm xuống khá rõ trong khu vực. Việc đốt hủy những bộ da lông thú đã noi theo lời tuyên bố của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại lễ Thời Luân ở miền nam Ấn Độ vào tháng trước, nhấn mạnh sự bảo vệ môi trường và động vật hoang dã; và kêu gọi người Tây Tạng trong đất nước Tây Tạng không mặc những trang phục làm bằng những loại da và lông thú động vật bất hợp pháp.
Xu hướng mới này đã phát sinh sau khi mối quan tâm ngày càng gia tăng của các nhà môi trường học chống lại sự buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp giữa Ấn Độ và Tây Tạng; và sự thiếu thực thi của các cơ quan chức năng trong việc ngăn ngừa những tấm da động vật hoang dã đang được bán tại các khu vực Tây Tạng.
Các báo cáo từ Tây Tạng cho thấy Tseten Gyal - một người Tây Tạng đã tường trình về sự liên quan đến những hành động nhằm giải quyết những khó khăn ở Rebgong, Malho (tiếng Trung Quốc: Hạ Nam) Quận tự trị của Tây Tạng - đã bị thẩm vấn bởi nhân viên an ninh trong khu vực. Người Tây Tạn tham gia vào việc đốt hủy da thú dường như đã lập luận rằng, sự mặc da và lông thú không những chỉ là trái ngược đối với Phật giáo, mà còn gây bất lợi cho nền kinh tế Tây Tạng, vì người Tây Tạng phải trả tiền với giá quá cao cho các thương nhân buôn lậu da thú. Người Tây Tạng ở Rebgong đã báo cáo về kế hoạch đốt hủy một khối lượng khổng lồ của da động vật hoang dã trong thời gian vài ngày. Trung Quốc - một quốc gia đã tham gia Công ước về Thương mại Quốc tế các loài động thực vật hoang dã (CITES), đã phát biểu công khai về mối quan tâm của mình đối với phạm vi thương mại động vật hoang dã bất hợp pháp.
Những hình ảnh được công bố trên một trang web tiếng Trung Quốc đã mô tả những bộ da lông thú được chuẩn bị để thiêu hủy, và người Tây Tạng đã cúng dường tiền cho việc này để thể hiện sự ủng hộ của họ. Theo trang web, số tiền này sẽ được sử dụng để tổ chức cầu nguyện cho các con vật đã bị giết.
Những hoạt động ở Tây Tạng đã xảy ra sau khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà môi trường học của Tây Tạng và Ấn Độ đã bày tỏ mối mối quan tâm của họ về vấn để buôn bán bất hợp pháp các loài động vật hoang dã. Một báo cáo thẳng thừng đã được phát hành vào tháng 8 năm 2005 của Cơ quan Điều tra Môi trường (EIA) và Hiệp hội Bảo vệ Động vật hoang dã của Ấn Độ (WPSI), đã kết luận rằng các thị trường mới và đang phát triển đối với các loại da thú Ấn Độ như hổ, báo và da rái cá Ấn độ là ở những khu vực Tây Tạng thuộc các tỉnh Tứ Xuyên, Thanh Hải và Cam Túc của Trung Quốc, những nơi mà họ đang thèm muốn trang điểm cho những chiếc chubas (áo choàng) Tây Tạng.
Các nhà môi trường học đã cho thấy rằng đó là việc buôn bán da thú mà đã làm dấy lên nạn săn trộm hổ, báo, và các giống mèo lớn khác ở Ấn Độ, cũng như nhu cầu về xương hổ và các bộ phận cơ thể khác của hổ có giá trị trong y học truyền thống Trung Quốc. “Nhu cầu ấy quá lớn đến nỗi mà nạn săn giết thú tại Ấn Độ và sự buôn bán bất hợp pháp, hiện đang vượt khỏi tầm kiểm soát”, Belinda Wright của Hiệp hội Bảo vệ Động vật hoang dã của Ấn Độ - người dẫn đầu một chuyến đi nghiên cứu về Tây Tạng để nghiên cứu về vấn đề thương mại - đã cho biết. “Đối với nỗi đau buồn lớn lao của chúng tôi, , chúng tôi thấy những bộ da hổ và báo hầu như ở khắp mọi nơi chúng tôi đến, và các thương nhân đã liên tục và thẳng thừng nói với chúng tôi rằng những bộ da này đã đến từ Ấn Độ”. (theo Biblio, Ấn Độ: Tháng Mười-Tháng 12 năm 2005).
Trong những năm gần đây, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thường xuyên nói về tầm quan trọng của việc bảo tồn động vật hoang dã; và vào tháng Tư năm ngoái, Ngài đã phát động một chiến dịch Quan tâm đối với Động vật hoang dã Quốc tế và Niềm Kỳ vọng của Động vật Hoang dã của Ấn Độ; để chống lại việc buôn bán động vật hoang dã bất hợp pháp dọc theo biên giới Tây Tạng với Ấn Độ và Nepal. Tuy nhiên, Ngài đã đưa ra một thông điệp đặc biệt mạnh mẽ trực tiếp tới người Tây Tạng đến từ đất nước Tây Tạng trong thời gian diễn ra lễ Tôn giáo Thời Luân tại Amaravati, Andhra Pradesh, vào tháng Giêng. Vào ngày cuối cùng của lễ trao truyền Quán đảnh, Ngài đã ban ra thông điệp này cho những người Tây Tạng đến từ đất nước Tây Tạng và cộng đồng Tây Tạng lưu vong.