Rotterdam, Hà Lan, ngày 12 tháng 5 năm 2014 - Gặp gỡ với các nhóm người quan tâm đến Phật giáo và sự nghiệp của Tây Tạng tại khách sạn của mình sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu bằng cách nói với họ rằng:
“Có một số khía cạnh của vấn đề Tây Tạng, trong đó tôi muốn nói chuyện với các bạn về những thiệt hại đã gây ra cho môi trường tự nhiên tinh khiết của Tây Tạng. Tôi đọc một báo cáo của một nhà sinh thái học Trung Quốc đã so sánh tầm quan trọng của Tây Tạng với Bắc cực và Nam cực; ông mô tả Tây Tạng như là Cực thứ Ba. Bởi vì những con sông chính của châu Á đều bắt nguồn từ Tây Tạng và hơn 1 tỷ người đã phụ thuộc vào nước của những dòng sông này. Chẳng hạn như việc đắp đập trên sông Brahmaputra, sẽ có tác dụng đến cả Ấn Độ và Bangladesh.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ những người ủng hộ Tây Tạng tại Rotterdam, Hà Lan vào 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
“Tôi kêu gọi những người ủng hộ như các bạn hãy tập họp với nhau lại thành một nhóm, các chuyên gia trong số đó, hãy đi đến Tây Tạng để kiểm tra xem những gì đang xảy ra, để đánh giá những thiệt hại đã gây ra và những biện pháp phòng ngừa có thể ngăn chặn nó trước khi nó trở nên tồi tệ hơn. Các thông tin nên được chia sẻ với các quan chức Trung Quốc - những người mà thông thường không nhận được những thông báo một cách đúng đắn”.
Đối với vấn đề vi phạm nhân quyền, Ngài giải thích rằng khoảng 15 năm trước, một Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc thông báo rằng tôn giáo và văn hóa Phật giáo là một yếu tố quan trọng làm cho tồi tệ hơn về vấn đề ly khai Tây Tạng. Do đó, ông đàn áp mạnh vào các tu viện và các ni viện, sử dụng biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn về những hoạt động của họ. Đây là những gì đã gây ra tình trạng bất ổn vào năm 2008.
“Trong bối cảnh vi phạm thực sự này về quyền tự do tôn giáo ở Tây Tạng, tôi muốn đề cập đến các thành viên của nhóm ủng hộ Shugden đang biểu tình phản đối tôi trên các đường phố ở đây. Họ đang cáo buộc tìm kiếm tự do tôn giáo. Trên thực tế, khi tôi tùng thuận vị ác thần này, tôi đã bị mất quyền tự do tôn giáo của mình. Sự thực hành và vị thần này rất bè phái. Người ta nói rằng nếu bạn là một tín đồ của phái Mũ Vàng và nếu như bạn chỉ giữ một bản kinh thuộc về một trong các phái Mũ Đỏ trong phòng của mình thì ông ta sẽ trừng phạt bạn và lảm tổn hại bạn.
“Vị gia sư trưởng thượng của tôi, Ling Rinpoche đã phản đối mạnh mẽ vị thần này và sự thực hành có liên kết với nó, tuy nhiên khi tôi muốn nhận một giáo lý Nyingma từ một vị Lạt Ma, Ngài đã cảnh báo tôi không làm như vậy. Do đó, hạn chế sự thực hành này là thực sự bảo vệ tự do tôn giáo”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lặp lại rằng sự đàn áp của Trung Quốc đối với ngôn ngữ Tây Tạng và cách họ xem thường văn hóa Tây Tạng là nguồn gốc thực sự của chủ nghĩa ly khai. Ngài chỉ ra rằng nếu bạn đánh một con chó nó sẽ chạy đi. Nếu bạn muốn nó ở lại bạn thì bạn phải đối xử với nó bằng tình cảm. Nhân dân Tây Tạng là những con người, những người không bị đánh tráo bởi những cơ sở hạ tầng mới, trong khi không được đối xử với một chút tôn trọng nào. Tây Tạng không phải là những con vật và họ không phải là những người duy nhất phải chịu đựng sự đau khổ. Các nhóm dân tộc khác, người Duy Ngô Nhĩ, người Mông Cổ và người Mãn Châu - ngụ ý trong lá cờ Trung Quốc từ bốn ngôi sao nhỏ hơn xung quanh một ngôi sao lớn hơn dành cho người Hán - những nhóm người này cũng gánh chịu sự đau khổ.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và những người ủng hộ Tây Tạng tại Rotterdam, Hà Lan vào 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Chỉ có 6 triệu người Tây Tạng, nhưng họ có lịch sử và văn hóa riêng của họ, điều mà họ tự hào là chính đáng. Đàn áp tôn giáo và ngôn ngữ là một sự vi phạm nhân quyền nghiêm trọng. Tiếp theo là việc khai thác khoáng sản mà nhiều người dân địa phương phản đối và cuối cùng là vấn đề của mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ, hai quốc gia có vũ khí hạt nhân và có dân số đông nhất thế giới. Số lượng lớn các binh sĩ ở Tây Tạng là nguyên nhân đối với sự báo động ở Ấn Độ. Nếu tình hình ở Tây Tạng đã được bình thường hóa thì nhiều người trong số họ có thể được rút lui.
Nói chuyện với một nhóm riêng biệt của sinh viên Trung Quốc, Ngài đã nói về sự quan tâm của mình đối với việc viếng thăm các Thánh Tích của Phật giáo ở Ngũ Đài Sơn. Một yêu cầu trước đó đã bị bác bỏ trên cơ sở những hoạt động chính trị bị cáo buộc của Ngài. Kể từ khi Ngài đã có một thỏa thuận với một nhà sư Đài Loan rằng Ngài nên được phép viếng thăm ngọn Núi Trung Quốc có sự kết nối với Đức Văn Thù Sư Lợi, họ sẽ sắp xếp tụng bộ luận “Trí tuệ cơ bản” của Ngài Long Thọ tại đó bằng tiếng Phạn, tiếng Tây Tạng và tiếng Trung Quốc. Đối với câu hỏi về mục tiêu cuối cùng của Phật giáo, Ngài đã trả lời “quả vị Phật”, Ngài nói thêm rằng sự thực hành riêng của Ngài tập trung vào việc phát triển tâm tỉnh thức của Bồ đề Tâm và sự hiểu biết về tánh Không. Ngài nói với người phỏng vấn rằng nếu ông ta cũng thực hành những điều này thì mặt trời sẽ tỏa sáng cuộc đời của ông ấy.
Để nhận xét về ý thức mạnh mẽ của người Trung Quốc trong giới trẻ Trung Quốc, Ngài nói rằng trong thời của MaoTrạch Đông, chủ nghĩa Sô-vanh (niềm tin vô lý và hung hăng cho rằng đất nước mình là hơn các nước khác) của người Hán đã bị từ chối, tuy nhiên, ngày nay, việc này dường như không còn được khuyến khích nữa. Ngài cảm thấy rằng tình cảm chủ nghĩa dân tộc không nên được đưa đến thái cực. Liên quan đến việc giám sát dữ dội diễn ra ở Trung Quốc, Ngài nói rằng 1,3 nhân dân Trung Quốc có quyền được biết những gì đang xảy ra và có khả năng phán xét đúng sai trên cơ sở đó. Ngài nói thêm rằng điều quan trọng là hệ thống tư pháp của Trung Quốc được đưa lên tiêu chuẩn quốc tế.
Vào cuối buổi họp, một trong những sinh viên đứng dậy nói: “Chúng con yêu Tây Tạng, chúng con yêu Ngài; nhân dân Tây Tạng và nhân dân Trung Quốc là anh chị em.” Điều này khiến cho Ngài nhớ đến một cụ già người Trung Quốc đã đưa con trai của mình đến gặp Ngài và nói rằng ông ta muốn thế hệ kế tiếp được gặp gỡ Ngài.
Chủ tịch UB Ngoại giao của Quốc hội Hà Lan - Angeline Eijsink cung đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài đến toà nhà Quốc hội Hà Lan tại Hague, Hà Lan ngày 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jurjen Donkers |
Giữa buổi sáng Ngài đi xe đến Hague để tham dự một cuộc họp với các thành viên của Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội Hà Lan và các Nghị sĩ khác. Ngài được Chủ tịch Ủy ban - cô Angeline Eijsink - cung đón ở cửa và hộ tống Ngài vào phòng họp, nơi các thành viên Ủy ban đang háo hức để chào đón và bắt tay Ngài. Trong phần giới thiệu của mình, cô nói: “Chúng tôi rất vui khi được có Ngài ở đây sau năm năm. Chúng tôi ngưỡng mộ công việc của Ngài cho hòa bình và nhân quyền. Nhiều người đã cùng tôi hoan nghênh chào đón Ngài trở lại với Hà Lan. Tôi xin phép được khai mạc buổi họp này để Ngài nói chuyện với chúng tôi.”
“Các thành viên của Quốc hội kính mến!”, Ngài bắt đầu. “Tôi đã đã trở thành một người được hâm mộ của hệ thống dân chủ kể từ khi tôi còn là một đứa trẻ. Trước khi tôi đảm nhận trách nhiệm chính trị cho Tây Tạng, bạn bè của tôi bao gồm cả những người quét dọn, những người hầu - thông qua họ tôi được nghe những câu chuyện phiếm về sự bắt nạt của viên quan chức này hoặc quan chức kia, về sự bóc lột và thiên vị. Ngay sau khi tôi đảm nhận trách nhiệm vào năm 1951, tôi thành lập một ủy ban với mục đích đưa ra các cải cách. Tuy nhiên, kể từ khi Trung Quốc muốn thực hiện sự thay đổi riêng của họ, họ đã không chấp nhận nó. Sau khi đến Ấn Độ vào năm 1959 tôi đã hồi phục lại những nỗ lực của mình để giới thiệu nền dân chủ giữa những người Tây Tạng. Do đó, vào năm 2001, sau khi một nhà lãnh đạo chính trị được bầu trực tiếp lần đầu tiên, tôi đã nghỉ hưu được một nửa. Sau đó, sau cuộc bầu cử năm 2011, tôi được hoàn toàn nghỉ hưu.
“Tôi có sự tự tin vào nền dân chủ. Tôi tin rằng một đất nước thuộc về những người đang sống ở đó, không phải thuộc về các nhà lãnh đạo của họ. Hà Lan thuộc về nhân dân Hà Lan không phải thuộc về bất kỳ ai của các đảng đại diện trong số các bạn”.
Tự coi mình là một tu sĩ Phật giáo đơn giản 79 tuổi, Ngài nói rằng Ngài xem mình chỉ là một con người như 7 tỷ người khác trên hành tinh, mỗi người nên suy nghĩ về hạnh phúc của người khác. Ngài nói rằng tất cả chúng ta được sinh ra từ các bà mẹ của chúng ta và đã lớn lên trong tình cảm của mẹ, tình cảm ấy gieo hạt giống từ bi trong mỗi chúng ta. Nuôi dưỡng cảm giác này của lòng từ bi và những giá trị của loài người đã được Ngài xem như là cam kết đầu tiên của mình.
Thánh Đức ĐLLM họp với các thành viên của UB Đối ngoại Quốc hội Hà Lan và các Nghị sĩ khác tại Nghị viện Hà Lan ở Hague, Hà Lan vào 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Ngài cho biết cam kết thứ hai của mình là thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, giống như nó đã được phát triển mạnh mẽ ở Ấn Độ cả hàng trăm năm. Còn về cam kết thứ ba của mình, Ngài nói rằng Ngài là một người Tây Tạng và là một người mà nhân dân Tây Tạng đã đặt trọn niềm tin của họ vào đó.
“Tôi cảm thấy rằng nền văn hóa hòa bình và bất bạo động của Tây Tạng là một sự giúp ích to lớn và có giá trị đối với nhân loại. Tôi đã được cống hiến cho việc bảo tồn nó, không những chỉ đối với nhân dân Tây Tạng, mà còn ấp ủ trong tâm thức của mình số lượng lớn các Phật tử Trung Quốc những người đang phục hồi sự quan tâm của họ đối với Phật giáo Tây Tạng.
“Những người dân của đất nước này và Khối Liên Minh Châu Âu nhiều thập kỷ qua đã thể hiện mối quan tâm vĩ đại của ho đối với đất nước và nhân dân Tây Tạng. Cùng với Hoa Kỳ và Canada, các bạn đã ban tặng cho chúng tôi sự ủng hộ rất hào hiệp của mình. Tôi xin được bày tỏ lòng tri ân đối với tất cả các bạn!”
Câu hỏi đầu tiên từ diễn đàn là về khả năng đổi mới đàm phán với chính quyền Trung Quốc. Ngài nhận xét rằng người Tây Tạng và nhân dân Trung Quốc đã có mối quan hệ trong khoảng 3000 năm; đôi khi họ có được hạnh phúc và đôi khi ít hơn như vậy. Trong những năm đầu của thập niên 1950, Ngài đã gặp Chủ tịch Mao với những người Cộng Sản Tây Tạng - những người cảm thấy rằng dưới sự lãnh đạo của Cộng sản Trung Quốc họ có thể xây dựng một Tây Tạng tốt hơn. Tuy nhiên, sau năm 1956 hoặc 57, những người Cộng sản Tây Tạng này đã bị loại bỏ và Đảng đã nghiêng về phe cánh Tả và không còn linh hoạt nữa.
Ngài nói “Ngày nay, nhà lãnh đạo mới, Tập Cận Bình dường như thực tế và thực tiễn hơn. Điều mà tôi có thể nói là trong nhiều năm qua, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã thể hiện một khả năng hành động theo sự thay đổi của thực tiễn.”
Một người khác hỏi rằng những gì khác mà Ngài và các đồng sự của mình có thể làm cho Tây Tạng; và Ngài đã lặp lại những gì mà Ngài đã nói ở nơi khác rằng điều quan trọng là thể hiện mối quan tâm đối với môi trường tự nhiên của Tây Tạng và đối với sự tiếp tục vi phạm nhân quyền. Ngài cũng đề cập rằng ông Lưu Hiểu Ba cần sự ủng hộ của họ. Khi được hỏi liệu việc tiếp tục tự thiêu ở Tây Tạng là một biểu hiện của sự phản đối, giận dữ hoặc thất vọng, Ngài trả lời: “Tuyệt vọng”. Ngài nói:
“Người Tây tạng chúng tôi yêu văn hóa của mình, như tôi chắc chắn rằng các bạn cũng thế, nhưng sự kiểm soát và đàn áp nó hiện nay đã khiến cho nhiều người Tây Tạng đau khổ đến điểm rằng họ đang chuẩn bị liều mạng để tước đi cuộc sống của mình. Đây là một vấn đề chính trị nhạy cảm bởi vì những người bảo thủ của chính quyền Trung Quốc cáo buộc chúng tôi kích động các bước quyết liệt này, cũng giống như họ đã đổ lỗi cho chúng tôi về các cuộc biểu tình trong năm 2008”.
Thánh Đức ĐLLM họp với các thành viên của UB Đối ngoại Quốc hội Hà Lan và các nghị sĩ khác tại Nghị viện Hà Lan ở Hague, Hà Lan vào 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jurjen Donkers |
Một thành viên ủy ban muốn biết điều gì đã mang lại năng lực để cho Ngài tiếp tục hoạt động và Ngài đã trả lời:
“Tôi có sự tự do để lên tiếng cho Tây Tạng. Tinh thần của người Tây Tạng trên quê hương của họ không hề suy giảm và chúng tôi có được sự ủng hộ của họ đối với việc Tiếp Cận Phương Pháp Trung Đạo. Tôi nghĩ rằng mọi thứ đang thay đổi. Trung Quốc phải tuân theo các xu hướng thế giới đối với sự tự do và một nền dân chủ lớn hơn”.
Khi một người cha trẻ trong số các thành viên này đã hỏi rằng những giá trị nào ông nên suy nghĩ để chia sẻ với cậu con trai hiện giờ đã được sáu tháng tuổi của mình, lúc đầu Ngài nói rằng Ngài không có kinh nghiệm của một bậc làm cha mẹ; nhưng dựa trên sự suy tư Ngài nói rằng:
“Bạn có một cơ hội tuyệt vời trong việc nuôi nấng đứa con trai nhỏ bé của mình. Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng sự âu yếm, xúc chạm lên cơ thể của bé là một yếu tố quan trọng trong sự phát triển của trẻ em, đặc biệt là sự phát triển của não bộ. Điều quan trọng là bạn san sẻ sự yêu thương và tình cảm của bạn với bé. Trong trường hợp của riêng tôi, mẹ tôi đã thực sự rất tốt bụng và giàu tình cảm, chúng tôi không phải là khá giả lắm, nhưng mẹ tôi đã đối xử với chúng tôi bằng tất cả tấm lòng từ mẫn bao la của mình. Bà là người thầy đầu tiên của tôi về lòng Từ”.
Angeline Eijsink kết thúc buổi họp mặt:
“Xin cảm ơn các bạn đã mang trí tuệ của các bạn đến với quốc hội của chúng tôi!”.
Dưới ánh nắng trong khoảnh sân bên ngoài, các phóng viên của quốc hội và học sinh đang chờ đợi để được đón nhận một ánh mắt thoáng qua của Ngài. Ngài bước đi giữa tiếng cười vui reo hò, sự chào hỏi và những cái bắt tay đầy thân thiện của họ.
Cựu Thủ tướng Hà Lan Ruud Lubbers giới thiệu Thánh Đức ĐLLM vào đầu của một cuộc hội thảo về "Trái tim của sự Giáo dục" tại ĐH Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jurjen Donker |
Sau khi dùng trưa xong, Ngài tham gia một cuộc hội thảo về chủ đề “Trái Tim Giáo Dục” tại Đại học Erasmus, một chốn học đường mang tên của một nhà nghiên cứu khoa học nhân văn vĩ đại của Hà Lan. Ngài đã được giới thiệu bởi một người bạn cũ - cựu Thủ tướng Hà Lan Ruud Lubbers. Một ban nhạc của các nhạc sĩ trình diễn một bài hát được sáng tác riêng cho chuyến viếng thăm của Ngài. Chủ tịch Giáo Hội Daniel Siegel giải thích cho 600 người tham dự rằng “Trái Tim Giáo Dục” là một sáng kiến lấy cảm hứng từ cuốn sách của Ngài “Vượt lên trên Tôn Giáo” để mang các giá trị nội tâm, giá trị đạo đức thế tục vào nền giáo dục hiện đại. Ông hỏi Ngài về những suy nghĩ mà Ngài đã thu thập được từ chuyến đi vòng quanh thế giới của mình và Ngài đã trả lời:
“Trước tiên, đó là một niềm vinh dự lớn lao đối với tôi khi được tham gia vào cuộc hội thảo này với các bạn. Tôi đặc biệt vui mừng khi được thấy tất cả các bạn trẻ ở đây! Và nhờ được gặp gỡ các bạn trẻ này đã khiến cho tôi cũng cảm thấy mình được trẻ lại! Họ còn là những người thể hiện niềm hy vọng của chúng tôi trong tương lai. Trong số chúng ta ở đây - có những người đã hơn 60 tuổi và thuộc về thế kỷ 20, thời kỳ ấy đã đi qua. Chúng ta có thể học hỏi từ nó, nhưng chúng ta không thể thay đổi được nó. Tuy nhiên, tương lai thì giống như một không gian rộng mở hơn và tràn đầy tiềm năng mà ta có thể tiến đến bằng con đường này hay con đường khác. Các bạn - những người anh chị em trẻ trung thuộc thế kỷ 21, các bạn có cơ hội để định hình cho tương lai và làm cho nó trở thành một thế giới tốt đẹp hơn.
“Đừng theo gương của thế kỷ 20 với phương sách sử dụng vũ lực trong mọi cơ hội. Khi những vấn đề rắc rối phát sinh, hãy cố gắng giải quyết chúng theo những phương cách khác. Việc sử dụng vũ lực và bạo lực đã lỗi thời. Việc đầu tiên nhất là hãy suy nghĩ về những gì sẽ hữu ích nhất cho nhân loại và cho tất cả. Sự biến đổi về khí hậu và kinh tế toàn cầu đang thúc chúng ta hướng tới cái nhìn để thấy toàn nhân loại như trong cùng một gia đình. Đây là lúc mà chúng ta cần nương tựa vào nhau hơn bao giờ hết! Tuy nhiên, chúng ta vẫn còn có xu hướng suy nghĩ về “chúng ta” và “họ”, điều này khiến cho triển vọng của chúng ta thiếu thực tế và có khả năng thất bại. Trong khi đó, quá nhiều nơi trên thế giới còn có một khoảng cách rất lớn giữa kẻ giàu và người nghèo.
“Chúng ta cần phải phát huy những nỗ lực tập trung nhân loại trên các nguyên tắc đạo đức, nhưng nếu họ chỉ được dựa trên niềm tin tôn giáo thôi - thì chúng ta sẽ gặp nhiều rắc rối. Bởi lẽ mỗi một truyền thống tôn giáo đều có những giới hạn của nó; nghĩa là không có tôn giáo nào có sức hấp dẫn mang tính phổ quát toàn cầu, trong khi đó, trong 7 tỷ dân số thì đã có 1 tỷ người không có hứng thú đối với tôn giáo nào cả. Vì vậy, giải pháp cho vấn đề này là nên giới thiệu nền đạo đức thế tục vào trong hệ thống giáo dục”.
Một sinh viên hỏi Thánh Đức ĐLLM trong cuộc hội thảo về "Trái tim Giáo dục" tại ĐH Erasmus ở Rotterdam, Hà Lan 12 tháng 5, 2014. Ảnh / Jurjen DonkerThời gian giải lao với sự trình diễn âm nhạc đầy thú vị do ba phụ nữ trẻ biểu diễn, sau đó được tiếp nối bằng phần những câu hỏi. Ngài nhấn mạnh rằng hành động trên cơ sở của lòng từ bi đòi hỏi lòng can đảm và sự tự tin. Dẫn trích lời khuyên của một bậc thầy Phật giáo Ấn Độ vĩ đại, Ngài đã chỉ ra tầm quan trọng của việc đánh giá một cách thực tế những gì có thể và không thể làm được. Nếu bạn có thể vượt qua những thách thức bạn phải đối mặt thì chẳng có gì cần phải lo lắng về nó cả, nhưng nếu bạn nhất định là bạn không thể vượt qua nỗi nó thì sự lo lắng cũng sẽ chẳng giúp ích được gì. Cách tiếp cận vấn đề này đều thực tế và thực tiễn.
Trong khu đất của trường đại học, Ngài đã cùng với một số trẻ em tham gia việc trồng một cây xanh. Trong khi buộc thòng chiếc khăn khata bằng lụa quanh thân cây; Ngài đã cầu nguyện rằng khi cây phát triển cao và mạnh mẽ, hạt giống của lòng từ bi có thể phát triển rộng khắp trên thế giới.
Ngày mai, Ngài sẽ đến Frankfurt ở Đức, nơi mà Ngài sẽ ban cho công chúng những cuộc nói chuyện về "Đạo đức thế tục và lòng Từ bi".