Oslo, Na Uy, 08 tháng 5, 2014 - Hôm nay là ngày giải phóng Na Uy, vào ngày này của 69 năm về trước, Na Uy đã chính thức được giải phóng khỏi lực lượng Đức Quốc xã. Luật dân quyền đã được thừa nhận một cách có hiệu quả do “Dân Vụ Quốc Xã của Na Uy” hành động trong sự hợp tác với một chính quyền bù nhìn thân Đức, trong khi nhà vua Na Uy và chính phủ hợp pháp tiếp tục điều hành trong cảnh lưu vong ở London.
Người sưu tầm sách Na Uy - ông Martin Schøyen đang tặng cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma mẫu sách điển hình của kinh điển Phật giáo cổ đại Tây Tạng tại Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Oliver Adam |
Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu cho ngày này, người sưu tầm sách cá nhân Na Uy - ông Martin Schøyen - đã tặng Ngài những mẫu sách điển hình của kinh điển Phật giáo cổ đại ở Tây Tạng, trong đó có một trang từ “Vô Lượng Thọ Kinh” mà ông nói là văn bản Tây Tạng lâu đời nhất còn tồn tại. Khi Ngài đến Đại học Oslo, người dân Tây Tạng và những người bạn Na Uy đã tụ tập để cung nghinh Ngài. Có một lần, ở phía trong, Ngài đã có một cuộc họp ngắn với một nhóm vài Giám mục Thiên chúa giáo và các linh mục. Ngài nói:
“Tôn giáo là một trong những yếu tố giúp chúng ta làm điềm tĩnh những cảm xúc của mình, vì vậy, đặc biệt thật sự đáng buồn khi tôn giáo trở thành nguyên nhân của sự xung đột. Tôi nghĩ rằng điều này xảy ra khi giữa chúng ta không có đủ sự liên lạc và hiểu biết lẫn nhau. Chúng ta cần phải nỗ lực nhiều hơn để cạnh tranh với sự gương mẫu của Ấn Độ về việc nhiều tôn giáo cùng chung sống hài hòa với nhau. Tại một sự kiện để đánh dấu kỷ niệm đầu tiên của sự kiện 11 tháng 9, tôi đã nêu ra rằng nhiều người đã tiếp nhận một quan điểm về đạo Hồi như một niềm tin chiến binh. Tôi đã nói rằng thật sai lầm khi chúng ta đánh giá một cách chung chung về cả một đức tin mà chỉ dựa trên một vài hành động sai lầm của một số rất ít người”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với Giám mục khi Ngài đến Nhà hát Chateau Neuf ở Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Ngài nhận thấy rằng bất cứ khi nào có cơ hội gặp gỡ các anh chị em tâm linh khác thì Ngài cảm thấy rất hạnh phúc và vinh dự được nói như thế! Helga Haugland Byfuglen, Chủ trì Giám mục của Giáo hội Na Uy, đã phát biểu cho cả nhóm, cảm ơn Ngài đã quang lâm và nói với Ngài rằng Ngài là một trong số những bằng hữu của họ. Cô đồng ý với Ngài rằng những người tôn giáo cần phải làm quen với nhau để có thể cùng nhau định hướng cho tương lai. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một điểm then chốt và giải thích những nỗ lực của mình để làm thăng hoa cho vấn đề đạo đức ở thế gian. Ngài nhận xét rằng trong khi đạo đức là nền tảng của tất cả các tôn giáo, nó không cần thiết để mọi người trở thành người có tôn giáo để sống đời sống đạo đức. Đạo đức mang lại một cảm giác tự tin và một tâm trí an lành, do đó nó giúp tăng cường sức khỏe và phát triển tâm trạng hạnh phúc.
Tại nhà hát Chateau Neuf, trước sự hiện diện của 1220 khán giả, Ngài nói:
“Tôi rất hạnh phúc khi được ở đây, với các vị Tăng Ni đại diện cho truyền thống Pali và Sanskrit; và các anh chị em Kitô giáo. Sự hòa hợp tôn giáo không chỉ là một vấn đề thực hiện những cử chỉ ngoại giao, mà là phát triển sự tôn trọng và ngưỡng mộ lẫn nhau. Nếu nghĩ rằng tất cả 7 tỷ người nên trở thành một trong hai hoặc là Phật giáo; hoặc là Kitô giáo là điều thiếu thực tế. Các truyền thống này đã tồn tại trong nhiều thế kỷ qua và sẽ tiếp tục tồn tại như thế trong tương lai, vì vậy chúng ta phải sống với nhau. Vì tôi sẽ giảng về Phật giáo ngày hôm nay, nên tôi muốn mời các Vị Tăng và Ni Thái Lan tụng “Kinh Hạnh Phúc” bằng tiếng Pali và các Vị sư Việt Nam tụng "Bát Nhã Tâm Kinh" bằng ngôn ngữ tiếng Việt".
Trong lời giới thiệu ngắn gọn về sự kiện đặt biệt này, Vị đại diện của Hội Phật Giáo Karma Tashi Ling thưa với Ngài rằng ngôi chùa Phật giáo duy nhất ở Scandinavia sắp hoàn thành, và thỉnh mời Ngài tham dự lễ Khánh thành vào năm tới. Ngài trả lời rằng khi Ngài trở nên già hơn thì những lời thỉnh mời càng nhân lên nhiều hơn; và trong khi tinh thần Ngài đã sẵn sàng để tham dự thì Ngài sẽ phải xem thử tình trạng của cơ thể có cho phép hay không.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Nhà hát Chateau Neuf ở Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Oliver Adam |
Ngài bắt đầu “Phương Tây là một khu vực phi Phật giáo, trong khi Đạo Phật là một truyền thống phần lớn ở châu Á. Tôi thường hay khuyên rằng sẽ tốt hơn và an toàn hơn là nên giữ truyền thống của riêng bạn, không thay đổi niềm tin của bạn như một sự thay đổi thời trang. Tuy nhiên, nếu một cá nhân thực sự cảm thấy rằng sự tiếp cận với Phật giáo là hữu ích hơn và hiệu quả cho bản thân người đó, thì điều này tùy thuộc vào họ, nhưng việc thực hành tôn giáo đòi hỏi sự cống hiến và chân thành. Để tôi kể cho bạn nghe về một người phụ nữ Tây Tạng đã đến gặp tôi vào những năm 1960. Chồng cô ta đã qua đời và cô phải nuôi nấng hai đứa con thơ dại. Lúc đó có các Hội truyền giáo Thiên Chúa Giáo đã cung cấp cho người tị nạn Tây Tạng sự giúp đỡ lớn lao về thực phẩm và sự giáo dục. Cô ấy nói với tôi rằng cô ấy đã chấp nhận sự giúp đỡ ấy vì những đứa con của cô ta; và do đó đã trở thành một người Thiên chúa giáo trong đời này nhưng sẽ là một Phật tử trong kiếp sau - đó rõ ràng là một dấu hiệu của sự nhầm lẫn mơ hồ!”
Đức Đạt Lai Lạt tiếp tục nói về một dịp ở Úc khi một Bộ trưởng người Thiên chúa giáo tên là Bill Crews, người cung cấp sự giúp đỡ và hỗ trợ cho những người vô gia cư, ông đã giới thiệu Ngài là một người Thiên chúa giáo tốt. Đến lượt Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói trước hội nghị rằng Ngài coi Rev Crews là một Phật tử tốt, cho thấy rằng cả hai đều cố gắng thực hành sự yêu thương, lòng từ bi, sự khoan dung, và tính tự kỷ luật.
Khi Phật giáo được truyền vào Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, đó là một sự thiên khải. Như một bậc Thầy Tây Tạng vĩ đại đã nói:
Ở Tây Tạng, vùng đất của xứ Tuyết,
Màu sắc tự nhiên chính là màu trắng,
Nhưng trước khi ánh sáng từ Ấn Độ truyền vào,
Tây Tạng vẫn còn trong bóng tối âm u.
Ngài nói rằng kiến thức Phật giáo của cả Tây Tạng đều đến từ Ấn Độ và bậc thầy đầu tiên thiết lập nó chính là Ngài Thiện Hải Tịch Hộ (Shantarakshita). Ngài không những chỉ là một tu sĩ tốt, mà còn là một nhà logic học và một triết gia đặc biệt. Sự nghiên cứu sâu sắc về triết học và logic đã trở thành đặc điểm của Phật giáo Tây Tạng. Và với bối cảnh này, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đùa khi nhận xét rằng lúc người ta xây dựng những bức tượng khổng lồ và trong khi Ngài cảm kích họ, thì những bức tượng ấy lại chẳng bao giờ nói năng gì cả. Cách để duy trì truyền thống là để trau dồi kiến thức trong tâm trí. Ngài giải thích rằng từ “Đức Phật” trong tiếng Tây Tạng cho thấy rằng Ngài đã đoạn trừ được tất cả các khía cạnh tiêu cực và phát triển tất cả các phẩm chất tích cực. Bởi vì Đức Phật có thể liễu tri được Tục đế và Chân đế trong cùng một lúc, Ngài không bị sự chi phối như chúng ta về khoảng cách quá lớn giữa hình thức xuất hiện bên ngoài và sự thật.
Hơn 1200 người tham dự buổi thuyết Pháp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhà hát Chateau Neuf ở Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Duy Anh Phạm |
Khi nói rằng lòng từ khai mở tâm trí và mang đến sức mạnh nội tâm, Ngài đã bác bỏ ý kiến cho rằng Phật giáo không có chỗ cho lòng mong muốn. Ngài nói rằng đây chính là một sự hiểu lầm. Chúng ta mong muốn có một cuộc sống hạnh phúc, chúng ta mong muốn vượt qua đau khổ và đạt được Phật quả, và chúng ta có quyền để thực hiện những nguyện vọng ấy của mình.
Chuyển sang bản Kinh “Tám bài kệ luyện Tâm” của Geshe Langri Tangpa, Ngài nói rằng bảy trong số những bài kệ này liên quan đến khía cạnh phương tiện của con đường, trong khi bài kệ cuối cùng liên quan đến trí tuệ. Sau đó Ngài đọc qua và lần lượt diễn giải từng câu kệ một.
“Tôi sẽ coi tất cả chúng sinh thật là quý giá; tôi sẽ thể hiện sự tôn trọng đối với họ. Bất cứ khi nào tôi gặp họ, tôi đều nuôi dưỡng một ước muốn đáp ứng niềm hạnh phúc của họ; tôi sẽ chuẩn bị sẵn sàng để phụng sự cho họ. Chúng ta thấy anh chị em Kitô giáo chỉ cần làm điều này, hy sinh sự an nhàn của mình để phục vụ người khác. Khi những cảm xúc phiền não như giận dữ, thù hận và ghen tuông đe doạ khởi lên tôi sẽ ngăn chặn chúng - chăng hạn như - bằng cách quan sát hơi thở của mình. Khi tôi gặp người bệnh đang bị sự đối xử phân biệt như người cùi hoặc người bị bệnh AIDS, tôi sẽ mở rộng sự giúp đỡ của tôi đối với họ. Khi ai đó chỉ trích hay la mắng tôi, mặc dù tôi đã cố gắng để giúp đỡ họ, tôi sẽ nhường cho họ phần thắng và chấp nhận sự thua thiệt về mình. Khi một người nào đó mà tôi đã từng giúp đỡ - lại làm hại tôi, tôi sẽ không trả đũa, mà còn xem họ như là một vị thầy của sự nhẫn nhục. Thông qua sự học hỏi và rèn luyện, tôi sẽ học cách đón nhận những đau khổ của người khác về cho mình và trao tặng niềm vui của mình cho họ. Cuối cùng, liên quan đến tám mối bận tâm của thế gian, tôi sẽ xem tất cả mọi thứ như là một huyễn hóa. Mặc dù mọi thứ xuất hiện đều có sự tồn tại khách quan, tôi sẽ nhìn chúng giống như là những ảo ảnh”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự một cuộc thảo luận với các học sinh vào buổi chiều tập trung vào chủ đề “Đảm nhận trách nhiệm của Thế giới ngày mai”. Dịp này được mở màn với sự biểu diễn độc tấu thổi sáo gây sửng sốt do Tale Coleman trình diễn và được tiếp tục bằng lời giới thiệu của Hiệu trưởng Trường Đại học Oslo - ông Ole Petter Ottersen. Ông nhận xét rằng trong nhiều thập kỷ qua, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở thành gương mặt của Tây Tạng và suy luận rằng thế giới sẽ tốt hơn nếu các cuộc chiến được thực hiện thông qua sự đàm phán và tranh luận như Ngài đã đề xuất.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với sinh viên tại Đại học Oslo Auditorium ở Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014.
Ảnh / Oliver Adam |
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với khán giả của mình rằng Ngài luôn rất vui khi nói chuyện với các sinh viên trẻ. Trong khi tự xem mình là một thành viên của thế hệ thuộc thế kỷ 20 và thời kỳ của mình đã trôi qua, Ngài khẳng định rằng những người dưới 30 tuổi thuộc về thế hệ của thế kỷ 21.
“Trách nhiệm của các bạn là làm việc với tầm nhìn, với sự quyết tâm và trí tuệ để tạo ra một thế giới hạnh phúc hơn, hòa bình hơn. Điều đó sẽ không thể đạt được nếu chỉ thông qua sự cầu nguyện hay mơ tưởng mà nó đòi hỏi bạn phải hành động, đồng thời tôn trọng người khác và những nhu cầu của họ. Chúng ta cần phải xem tất cả 7 tỷ người đang sống hiện nay là thuộc về một gia đình nhân loại. Sự biến đổi khí hậu và kinh tế toàn cầu ảnh hưởng đến tất cả chúng ta và vượt ra ngoài ranh giới quốc gia. Chúng ta đang phải đối mặt với các vấn đề như khoảng cách quá lớn giữa người giàu và người nghèo ở nhiều nơi trên thế giới.
“Chúng ta là những động vật có quan hệ mang tính xã hội, vì vậy quan tâm đến hạnh phúc của người khác chính là sự quan tâm đến chính mình trong thời gian lâu dài. Hãy nhìn những con ong, chúng không có tôn giáo, không có hiến pháp, không có cảnh sát, nhưng chúng làm việc cùng nhau vì chúng là những động vật mang tính xã hội. Tôi đề nghị thế hệ của thế kỷ 21 hãy lưu ý những điều này trong tâm thức”.
David Abram đã phát biểu hùng hồn về mối quan hệ của chúng ta với trái đất mà chúng ta đã cho đó là một điều hiển nhiên. Chúng ta không chú ý đến tầm quan trọng diệu kỳ của lực hút trái đất. Chúng ta nói về sự sống trên trái đất, trong khi chúng ta thực sự sống trong không khí và không khí sống trong chúng ta. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý với ý kiến cho rằng ở những nơi như Ấn Độ, sự phát triển diễn ra ở những vùng nông thôn và làng mạc hơn là ở nhưng nơi chỉ có các thành phố.
Học sinh lắng nghe Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Đại học Oslo Auditorium ở Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Oliver Adam |
Bốn em học sinh đã phát biểu rất rành mạch quan điểm của mình về tương lai: Một em hỏi tại sao chúng ta không tái chế nhiều hơn, sử dụng phương tiện giao thông công cộng và giảm bớt sự tiêu thụ năng lượng của chúng ta. Một em khác đã đánh giá cao nhu cầu cần phải làm việc với nhau và đưa vào giảng dạy nhiều hơn trong các trường học về những gì cần phải được thực hiện trong tương lai. Một em khác đã hỏi liệu vấn đề có phải là do con người dễ dàng đưa ra những quyết định thiển cận. Một phụ nữ trẻ trong số đó nói rằng thế hệ của cô sẽ đưa trẻ em vào một thế giới đau buồn. Cô muốn những người trẻ tuổi có quyền phủ quyết nhưng chính sách đang được thực hiện trong hiện tại mà sẽ có hậu quả tiêu cực, cô và các đồng nghiệp của mình sẽ phải làm sáng tỏ điều đó. Cô nói, chẳng hạn như, không hề có phương pháp sạch sẽ nào của sự gây ô nhiễm, do đó điểm trọng tâm dành cho dầu khí cần phải thay đổi.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma kết luận:
“Khi chúng ta phải đối mặt với những rắc rối, điều quan trọng là đánh giá những gì chúng ta thực sự có thể đạt được. Tôi là một người đã già, là người đã phải đối mặt với tất cả các loại khó khăn trong cuộc sống của mình, nhưng tôi không bao giờ bỏ cuộc.
“Trong quá khứ, khi nhu cầu của sự lãnh đạo phát sinh, thể lực là tiêu chí và vì thế - những người đàn ông được ưa chuộng. Nền giáo dục đã mang lại sự bình đẳng hơn về tiềm năng. Tại một thời điểm khi chúng ta cần sự quan tâm nhiều hơn đối với môi trường và sự nhạy cảm đối với mối quan tâm của người khác, chúng ta cần nhiều phụ nữ lãnh đạo hơn”.
“Cảm ơn các bạn”.
Ngày mai, Ngài sẽ đến thăm Trung tâm Nobel Hòa bình và Quốc hội Na Uy.