Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 15 tháng 6 năm 2016 - Vào một ngày, mới sáng tinh mơ, dưới bầu trời mây u ám, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu bằng sự tham gia một cuộc họp với các học giả Trung Quốc được hỗ trợ bởi Viện Brookings. Ngài đã được chào đón và giới thiệu bởi Chủ tịch của Brookings - Strobe Talbott - cùng với người bạn thâm niên hơn - David Dollar.
Tổng thống Barack Obama chào đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại lối vào của Phòng Bản Đồ của Tòa Bạch Ốc vào 15 tháng 6, 2016. Ảnh: Pete Souza/ VP tòa Bạch Ốc |
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi từ cuộc họp này đến tòa Bạch Ốc - nơi Ngài được tổng thống Obama chào đón. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về các vấn đề cùng quan tâm - bao gồm các quyền con người và sự biến đổi khí hậu. Khi kết thúc bốn mươi lăm phút của họ cùng ở với nhau, Tổng thống Obama đã đi tản bộ cùng với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma qua Vườn Hồng và nhìn Ngài bước vào xe trước khi chào tạm biệt Ngài.
Carl Gershman - Chủ tịch Quỹ Quốc gia vì Dân chủ kể từ khi nó được thành lập vào năm 1984 - đã cung đón Ngài đến dùng cơm trưa với 30 vị khách khác. Chương trình sau đó tập trung vào các chủ đề của niềm hy vọng và dân chủ. Như Gershman cho biết: “Trong cuộc đấu tranh vì phẩm giá con người luôn luôn có hy vọng”. Trước khi mời Dân biểu Peter Roskam lên phát biểu, ông đã hoan nghênh luật sư chân đất Chen Guangcheng và tổ chức lao động Han Dongfang đã cùng đến tham dự. Ông cho rằng, phải đối mặt với thế lực của chủ nghĩa độc đoán, những người trong chúng ta nhận thức được chúng là “rỗng tuếch” thì phải nói ra và nói “Điều đó không đúng”. Ông ca ngợi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc đã nói rõ ràng về những vấn đề dân chủ.
Richard Gere nói về sự viếng thăm các trại tị nạn ở Lampadusa trong thời gian gần đây khi ông ở Sicily để tiến hành thực hiện một bộ phim. Những người châu Phi mà ông gặp gỡ đang tìm kiếm một lối thoát khỏi chính phủ xấu xa và những con người bạo lực - “Đó là bạo lực và những người duy trì chính phủ xấu xa ấy thì chúng ta phải công khai vạch tội họ”, ông nói.
Trong phần đầu tiên của hai giải thưởng, Quỹ Quốc Gia vì Dân Chủ (NED) đã trao tặng Huân Chương Phục Vụ Dân Chủ được trao tặng sau khi chết trong vinh dự của hành động dũng cảm của Vị Tăng Sĩ Phật giáo Tây Tạng - Tenzin Delek Rinpoche. Thầy là một tù nhân chính trị nổi tiếng đã qua đời trong một nhà tù ở Tứ Xuyên vào năm 2015 - sau 13 năm bị giam cầm. Thầy luôn khẳng định quả quyết rằng Thầy đã bị người ta dàn xếp và bị kết án tử hình đối với những tội ác mà Thầy không phạm phải, và rằng: “Tôi đã luôn luôn dạy người khác không gây tổn hại cho sự sống, thì tại sao tôi lại làm những điều ấy mà họ lại buộc tội tôi!” Sau cái chết của Thầy, cảnh sát đã bí mật hỏa táng xác Thầy và thu giữ tro của Thầy.
TS. Geshe Jamyang Nyima đón nhận Huân chương Phục vụ Dân chủ của NED truy tặng sau khi chết cho Thầy Tenzin Delek Rinpoche tại Quỹ Quốc Gia vì Dân Chủ ở Washington DC, Hoa kỳ vào 15 tháng 6, 2016. Ảnh / Scott Henrichsen |
Huân chương đã được đón nhận bởi người anh họ của Thầy Tenzin Delek Rinpoche - Tiến Sĩ Geshe Jamyang Nyima - người đã nhắc lại lòng trung thành mãnh liệt của Rinpoche cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tiến Sĩ lưu ý rằng sự cống hiến của Rinpoche cho phúc lợi của người dân Tây Tạng đã được thể hiện trong các trường học và trạm y tế mà Thầy đã thiết lập cho họ. Tiến Sĩ nhấn mạnh rằng điều quan trọng là nó đã duy trì sự đấu tranh trong ký ức của Rinpoche và không từ bỏ hy vọng.
Thượng nghị sĩ Dianne Feinstein - một người bạn lâu dài của nhân dân Tây Tạng - đã có lời phát biểu ngắn gọn đến Hội chúng. Cô nhớ lại lần đầu tiên được diện kiến Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với chồng của mình ở Dharamsala vào năm 1978. Sau đó, họ đã chuyển những bức thư của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Thủ tướng Trung Quốc - Giang Trạch Dân, trong đó Ngài tuyên bố: “Chúng tôi không tìm kiếm sự độc lập, nhưng chúng tôi muốn có thể được quản lý những vấn đề riêng của chúng tôi”.
Nhà lãnh đạo Dân chủ Nancy Pelosi cũng phát biểu, nhận xét rằng Đức Đạt Lai Lạt Ma đã “khuyến khích chúng ta hãy quăng bỏ những thái độ tiêu cực của chúng ta và hãy tiếp nhận một phương pháp tiếp cận từ bi”.
Carl Gershman mời Martin Frost - Chủ tịch Quỹ Quốc gia vì Dân chủ và một cựu Đại biểu Quốc hội, lên để công nhận những thành tựu về dân chủ của Chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ông tặng một bản sao đóng khung của những phần mở đầu về các hiến pháp lưu vong Tây Tạng và Hoa Kỳ. Trong bài phát biểu đầy tự tin của mình, Sikyong Tiến Sĩ Lobsang Sangay nhắc lại một dịp trong năm 1960, khi Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm công nhân Tây Tạng làm đường ở Dalhousie - miền Bắc Ấn Độ. Ngài đã nói với họ:
“Tôi đến đây để trao cho quý vị một thông điệp của sự khuyến khích. Chúng ta phải tạo ra một nền dân chủ lưu vong”.
Sikyong Dr Lobsang Sangay đón nhận giải thưởng công nhận Chính phủ lưu vong Tây Tạng do Quỹ Quốc gia vì Dân chủ trao tặng tại Washington DC, Mỹ vào 15 tháng 6, 2016. Ảnh / Scott Henrichsen |
Sau đó vào năm 1960, quốc hội lưu vong đầu tiên được bầu ra, tiếp theo vào năm 1963 bởi cuộc bầu cử của các thành viên nữ đầu tiên. Sikyong lưu ý rằng, hiện nay có 10 phụ nữ trong một hội đồng của 45 đại biểu. Năm 1963 cũng vậy, hiến pháp Tây Tạng lưu vong đầu tiên đã được ban hành, trong đó, Ngài nhấn mạnh rằng nên bao gồm một điều khoản để kết tội Ngài nếu cần thiết để chứng minh rằng không có một ai có thể đứng lên trên pháp luật. Năm 2001 Ngài đã rút lui một nửa khỏi chính trường; và vào năm 2011 Ngài đã trao hoàn toàn trách nhiệm chính trị của mình cho ban lãnh đạo được bầu chọn. Sikyong tuyên bố rằng đó là niềm vinh dự tuyệt vời được nhận giải thưởng này trong sự hiện diện của Ngài.
Tiếp theo, Ngài đã được mời tham gia vào các cuộc đàm luận về chủ đề “Dân chủ và Hy vọng” với bốn nhà hoạt động trẻ: Arzu Geybullayeva - một nhà báo đến từ Azerbaijan; Rosa Maria Paya của Cuba Decide; Azaz Elshami - một nhà hoạt động kỹ thuật số của Sudan; và Rami Soud - một nhà hoạt động người Jordan. Cuộc thảo luận đã được điều hành bởi Brian Joseph - Giám đốc Cấp Cao của Quỹ Quốc Gia Dân Chủ cho những vấn đề Châu Á và Toàn Cầu.
Azaz Elshami đặt câu hỏi đầu tiên, cậu ta hỏi Ngài rằng, vấn đề tâm linh có ý nghĩa gì đối với Ngài. Ngài trả lời rằng, bản chất tinh túy của nó chính là tấm lòng nhân hậu từ tâm; lưu ý rằng thông điệp của tất cả các truyền thống tôn giáo chính là tình yêu thương. Ngài nói thêm rằng, những hạt giống chủng tử của tâm linh đều tồn tại trong mỗi con người và lòng từ bi và từ tâm nhân hậu là nền tảng của đời sống chúng ta.
Trả lời cho câu hỏi của Arzu Geybullayeva về hận thù, Ngài nói:
“Hận thù và sự giận dữ là một phần của tâm thức chúng ta, chúng là vài trong những cảm xúc của chúng ta. Tuy nhiên, cảm xúc của con người chủ yếu là tình yêu thương; trong khi đó, hận thù và giận dữ thì tương đối ngắn ngủi. Chúng không kéo dài. Chúng thay đổi”.
Thánh Đức ĐLLM tham gia cuộc đàm luận về “Dân chủ và Hy vọng” với các nhà hoạt động trẻ tại Quỹ Quốc gia vì Dân chủ tại Washington DC, Hoa kỳ vào 15 tháng 6, 2016. Ảnh / Sonam Zoksang |
Khi Rosa Maria Paya hỏi về công lý và sự tha thứ, Ngài đã nói với cô ấy rằng, công lý chủ yếu là về bảo vệ hạnh phúc và niềm vui. Tha thứ là sự tức giận đã nói ở trên khi đối mặt với những việc làm sai trái, thậm chí nếu bạn cần phải thực hiện những biện pháp chống đối để ngăn chặn nó. Rami Soud muốn biết làm thế nào, tại một thời điểm khi tôn giáo đang được sử dụng để làm nhiên liệu khích động cho cuộc xung đột, thì vai trò tích cực của nó có thể được phục hồi. Ngài trả lời rằng, bạn có chấp nhận tôn giáo hay không là một vấn đề cá nhân; nhưng nếu bạn chấp nhận nó, thì bạn nên thực hành một cách nghiêm túc. Các Kitô hữu được dạy về sự thực hành yêu thương. Các tín đồ Hồi giáo được ra chỉ thị phải mở rộng tình yêu đến với tất cả các sinh vật của Allah - trong đó bao gồm cả những người thù địch đối với bạn. Ngài thừa nhận rằng có sự khác biệt về quan điểm triết học giữa các truyền thống tôn giáo, nhưng mục đích của họ là để tăng cường sự thực hành về tình yêu thương.
Ngài cho rằng, giải pháp dài hạn cho thanh niên cực đoan là mở rộng giáo dục để đào tạo - bao gồm việc đào tạo về giá trị của con người. Ngài nhấn mạnh rằng, chỉ bằng cách mở rộng giáo dục và làm cho nó toàn diện hơn thì nó có thể sẽ ngăn chặn được thế kỷ 21 không bị hoen ố bởi những nỗi đau và đổ máu như thế kỷ trước. Ngài cho biết:
“Tôi tin tưởng vào sức mạnh của sự trung thực và chân thành. Vì bản chất cơ bản của con người là từ bi, cho nên chúng ta có hy vọng”.
Khi được yêu cầu ban lời khuyên cho các cộng đồng lưu vong, Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với những người tị nạn Việt nam mà Ngài đã gặp, bất cứ nơi nào họ đang hiện hữu, họ đều giữ gìn được bản sắc dân tộc, văn hóa và ý thức cộng đồng của họ. Và đối với câu hỏi về những người Uighur (người Duy Ngô Nhĩ), Ngài nhắc lại việc thành lập một ủy ban trong những năm 70 để đại diện cho người Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ, Mông Cổ và Mãn Châu để cho phép họ trao đổi những kinh nghiệm với nhau. Ngài khuyến cáo rằng người Duy Ngô Nhĩ nên áp dụng phương pháp quyết tâm bất bạo động cho cuộc đấu tranh của họ.
Buổi đàm luận kết thúc với một tràng pháo tay nồng nhiệt.
Bret Baier của Fox News phỏng vấn Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Washington DC, Hoa Kỳ vào 15 tháng 6 năm 2016. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Trong một cuộc phỏng vấn ngắn với Bret Baier của Bản tin Fox News, Ngài nói với ông rằng trong cuộc thảo luận với Tổng thống Obama, Ngài đã đề cập đến cam kết của mình để phát huy giá trị của con người như là một nguồn chính của hạnh phúc con người. Ngài cho biết Ngài bày tỏ niềm hy vọng rằng, khi Tổng thống Obama về hưu, Tổng thống cũng có thể làm việc để thúc đẩy sự hòa bình nội tại thông qua nền giáo dục.
Quan sát thấy sự phản đối của Trung Quốc trong các cuộc họp như đã trở thành thói quen, Ngài nhắc lại:
“Chúng tôi không tìm kiếm sự độc lập; chúng tôi không đòi hỏi ly khai cho Tây Tạng. Nó có thể lợi ích cho chúng tôi ở lại với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; nhưng chúng tôi cần bảo tồn văn hóa Phật giáo phong phú của chúng tôi, không chỉ vì lợi ích của chúng tôi, mà còn có thể phục vụ cho hàng triệu Phật tử Trung Quốc. Và khi công nhân Trung Quốc đến Tây Tạng để tham gia vào các dự án phát triển, nhưng họ cần phải tôn trọng nền văn hóa Tây Tạng và học nói tiếng Tây Tạng”.
Ngài nói rằng Ngài không đồng ý với danh hiệu 'khủng bố Hồi giáo' cũng giống như Ngài phản đối đề cập đến “những kẻ khủng bố Phật giáo”. Ngài nói không phải Hồi giáo cũng không phải Phật giáo dạy cho bất cứ ai trở thành một kẻ khủng bố; và tôn giáo không thể được sử dụng để biện minh cho những hành động như vậy. Ngài đề nghị chúng ta nên nhắc đến những kẻ khủng bố chỉ như là “những kẻ khủng bố” mà thôi.
Cuối cùng, khi được hỏi là Ngài có lạc quan hay không, Ngài nói: “Vâng, bởi vì bản chất cơ bản của con người là từ bi. Và vì lý do đó, chúng ta nên sống với nhau như những người anh chị em”. Khi Ngài rời khỏi tòa nhà, bạn bè và những người thiện nguyện đã tập trung trên vỉa hè bên ngoài để tụng kinh cầu nguyện cho sự trường thọ của Ngài. Ngày mai, Ngài sẽ đi đến Los Angeles.