New Delhi, Ấn Độ - Khi Srinjoy Chowdhury - biên tập viên quốc gia của Times Now - đến phỏng vấn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay, ông đã không mất thời gian để đặt câu hỏi đầu tiên về sự thích hợp của trí tuệ cổ đại đối với thế giới phức tạp ngày nay.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với ông rằng, Trí tuệ cổ đại mà tôi đang đề cập đến chủ yếu là liên quan đến cảm xúc và vai trò của chúng trong tâm thức. Tuy nhiên, cũng có vấn đề của logic cho phép chúng ta phân tích về thực tế. Đây là những điều có liên quan đến thế giới ngày nay, bởi vì rất nhiều vấn đề rắc rối của chúng ta là do ta không có một cái nhìn tổng thể lâu dài.
"Trong bối cảnh này, bạo lực không có ích lợi gì cả. Trên thực tế, tôi có thể nói rằng, bạo lực là trái với từ bi - bản chất cơ bản con người của chúng ta”.
Chowdhury hỏi về sự hiếu chiến của Trung Quốc đối với Thánh Đức Thánh Cha và đối với Ấn Độ; Ngài cho rằng điều này là do những người kiên quyết ủng hộ ở Bắc Kinh. "Họ nói rằng họ muốn sự ổn định, nhưng các phương pháp mà họ sử dụng càng làm tăng thêm nỗi sợ hãi. Một khi mà có sự hiện diện của sợ hãi, thì không hề có niềm tin; và nơi không có niềm tin thì làm thế nào mà bạn có thể mong đợi để tạo ra sự hài hòa hoặc ổn định?”
Liên quan đến chuyến viếng thăm Arunachal Pradesh hồi đầu năm nay của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài nhìn nhận hai yếu tố chính - tình cảm tuyệt vời của người dân ở đó đã thể hiện dành cho Ngài; và sự liên kết cảm xúc mà Ngài cảm nhận đối với nơi đầu tiên Ngài đặt chân đến Ấn Độ sau khi thoát khỏi Lhasa vào năm 1959.
Nhấn mạnh về sự nổi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ tại Doklam, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng, Trung Quốc và Ấn Độ đều là những quốc gia lớn và cổ đại. Họ cần phải sống bên cạnh nhau. Ngài lưu ý rằng, đã có quân đội Trung Quốc trên biên giới Ấn Độ kể từ cái gọi là sự giải phóng của Tây Tạng - nơi mà trước đây không hề có. Ngài nói rằng chỉ có một phương pháp thực tế duy nhất - đó chính là đạt được sự lợi ích chung. Ngài đề nghị rằng việc sắp xếp an toàn cho các Phật tử Trung Quốc đến Ấn Độ trong các chuyến hành hương có thể là một biện pháp xây dựng lòng tin thích hợp.
Trở lại các vấn đề trong nước, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ lòng biết ơn đối với sự tích cực của Thủ tướng Modi. Ngài đã lên tiếng ủng hộ việc đưa hồ sơ của Ấn Độ trên vũ đài quốc tế, vì Ấn Độ là nước dân chủ đông dân nhất thế giới. Khi Chowdhury quan sát thấy rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã biết tất cả các Thủ tướng Chính phủ của Ấn Độ độc lập, Ngài nhớ lại việc biết rõ về Nehru và đã tìm kiếm lời khuyên của ông trong nhiều dịp.
Thách thức về người kế nhiệm của Ngài là Đạt Lai Lạt Ma, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cười và chỉ ra rằng - việc này dường như là điều mà chính phủ Trung Quốc quan tâm nhiều hơn Ngài. Tuy nhiên, Ngài thừa nhận rằng Ngài đang xem xét việc triệu tập cuộc họp mặt của các nhà lãnh đạo tâm linh Tây Tạng để thảo luận về cách sẽ phải làm thế nào.
Khi Chowdhury đề cập đến sự đàn áp vẫn tiếp tục thường xuyên xảy ra ở Tây Tạng, đặc biệt là đối với tôn giáo, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rõ ràng,
"Chúng tôi không tìm kiếm sự độc lập; chúng tôi đã làm rõ điều này từ năm 1974. Có thể là lợi ích nếu chúng tôi vẫn còn ở lại với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, chúng tôi cần hiện đại hóa. Tuy nhiên, đồng thời chúng tôi cũng có ngôn ngữ và di sản độc đáo của riêng mình - truyền thống Nalanda - điều mà chúng tôi đã gìn giữ cho nó sống còn trong hơn 1000 năm qua và cần phải tiếp tục duy trì. Nhiều người Trung Quốc giờ đây đã nhận ra rằng truyền thống của chúng tôi là một truyền thống Phật giáo đích thực và toàn diện”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm rằng, vì cao nguyên Tây Tạng đóng một vai trò trong sự thay đổi khí hậu toàn cầu tương đương với Bắc Cực và Nam Cực, cho nên điều quan trọng là người Tây Tạng cũng có thể bảo vệ được nó.
Cuối cùng Chowdhury đã mời Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bình luận về triển vọng của thế giới trong 10-20 năm tới.
"Giáo dục hiện đại ngày nay thì quá phiếm diện, nó quá thiên về vật chất”. Ngài trả lời. "Chúng ta cần phải có khả năng dạy người ta cách trau dồi tinh thần. Ấn Độ là quốc gia có tiềm năng kết hợp thành công một nền giáo dục hiện đại như vậy với sự hiểu biết rút ra từ kiến thức cổ xưa về hoạt động của tâm thức và cảm xúc. Đó là một vấn đề của sự nâng cao về nhận thức”.
"Vậy, Ngài đang nói rằng những giá trị Ấn Độ cổ đại có thể giúp cho thế giới trở nên tốt đẹp hơn và hòa bình hơn trong tương lai?" - Chowdhury hỏi.
"Vâng” - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời - "một trong những cam kết của tôi hiện nay là gây lại niềm tin của trí tuệ Ấn Độ cổ đại trong đất nước này”.