Sarnath, UP, Ấn Độ - Sáng nay, khi bầu trời ở Delhi vẫn còn mờ tối thì Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đến sân bay để lên máy bay đến Varanasi. Tuy nhiên, đến thời điểm cất cánh thì mặt trời đã mọc. Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Cao cấp Tây Tạng (CIHTS) - Geshe Ngawang Samten - đã cung đón Ngài tại sân bay quốc tế Lal Bahadur Shastri, từ nơi đó Ngài đi xe đến Viện ở Sarnath. Các em sinh viên đang mỉm cười dâng những chiếc khăn Khata trắng, hoa và những nén hương đã xếp thành hàng từ cổng vào đến nơi cư trú của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Các vũ công của Tashi Shölpa đã hát và múa để cung đón Ngài. Khi Ngài bước ra khỏi xe, một cặp vợ chồng đã bồng một em bé mới sinh đến thỉnh cầu Ngài ban phước. Những cậu thanh niên và thiếu nữ trong bộ trang phục Tây Tạng đã dâng cúng dường 'changpu chemar' truyền thống.
Ngay trước lúc 10 giờ, Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học Ấn Độ (AIU) - Giáo sư PB Sharma và Tổng thư ký Furqan Qamar, cùng với Tiến Sĩ Geshe Ngawang Samten, hộ tống Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Hội trường Hội nghị gần đó. Khi tất cả mọi người đã an tọa thì Bài Hát của Học viện đã được trình diễn bởi một nhóm các em học sinh. Tiếp đó, một nhóm các nữ sinh viên, trong đó có một số Ni Cô đã thực hiện tụng bài Kiết Tường Kinh Mangalacharan bằng tiếng Phạn. Tiếp đó, một nhóm Tăng Sĩ đã tụng lại Kinh này bằng tiếng Tây Tạng, phần này thì Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cùng tham gia tụng với họ.
Trong bài phát biểu chào mừng của mình, Tiến Sĩ Geshe Ngawang Samten, thay mặt cho mọi thành viên của Đại học Viện Nghiên cứu Cao cấp Tây Tạng CIHTS, đã bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với Ngài vì đã chấp nhận lời thỉnh cầu của họ. Ông hoan nghênh tất cả những người đã đến tham dự Hội Nghị và chỉ ra rằng đây là lần đầu tiên một cuộc tụ họp của Hiệp hội các trường đại học Ấn Độ (AIU) diễn ra tại Varanasi, được cho là thành phố cổ nhất ở Ấn Độ. Ông cũng nhắc nhở mọi người rằng Sarnath là nơi Đức Phật đã thuyết Bài Pháp đầu tiên sau khi chứng ngộ; và bày tỏ hy vọng rằng những trí tuệ của sự chuyển hóa sẽ xuất hiện từ các cuộc thảo luận sẽ diễn ra trong ba ngày tới.
Giáo sư Furqan Qamar - Tổng thư ký của Hiệp hội Các trường Đại học Ấn Độ AIU - trong lời phát biểu mang tính mở đầu của mình - đã cảm ơn Viện Nghiên cứu Cao cấp Tây Tạng CIHTS và Phó Hiệu trưởng đã tổ chức cuộc Hội nghị này và tuyên bố rằng đây là một đặc ân cho tất cả mọi người tham dự với sự hiện diện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông lưu ý rằng chủ đề năm nay, "Giáo dục nâng cao trong kỷ nguyên đổi mới, Doanh nghiệp và Công nghệ Đột phá, Tập trung vào Giá trị Nhân văn trong một Kỷ nguyên Đột phá" có lẽ sẽ nặng nề đối với những người tham gia, nhưng gợi ý rằng không thể có một môi trường tốt hơn, cũng chẳng một người tốt hơn để hướng dẫn cho cuộc hội thoại.
Trong lời phát biểu của mình, giáo sư Francisco Marmolejo - chuyên gia cao cấp về Ngân hàng Thế giới, đã lưu ý rằng đây là một thời khắc độc đáo đối với Ấn Độ, khi nó tìm thấy chính nó với dân số trẻ nhất nhiều nhất trên thế giới. Ông nói rằng Ấn Độ và thế giới quan tâm đến Ấn Độ để thành công, bởi vì nếu Ấn độ không thành công thì thế giới sẽ thất bại. Trong vấn đề này, giáo dục đại học này là cần thiết, cũng giống như là phẩm giá con người. Không những chỉ có nhu cầu giáo dục nhiều hơn, mà còn là để giáo dục tốt hơn nữa.
Trong bài diễn văn Chủ tịch của mình, Giáo sư PB Sharma đã đưa ra các chủ đề tương tự. Ông nói rằng cần phải tập trung vào chất lượng, tính liên quan thiết thực và sở trường, lưu ý rằng sự đánh mất các giá trị đã làm tăng thêm lòng tham và tình trạng chia rẽ. Ông trích lời Tiến sĩ Sarvepalli Radhakrishnan, cựu Chủ tịch Hiệp hội Các trường Đại học Ấn Độ AIU, và cũng là cựu Tổng thống của Ấn Độ, người đã nói rằng: "Sản phẩm cuối cùng của giáo dục phải là một người sáng tạo tự do, có thể chiến đấu chống lại các hoàn cảnh lịch sử và những nghịch cảnh của thiên nhiên”. Giáo Sư Sharma kêu gọi các người bạn đồng chí Phó Viện Trưởng kiên quyết nuôi dưỡng các giá trị và giáo dục trong các Tu viện Thiền môn về việc học hỏi nghiên cứu về một Ấn Độ tỉnh giác. Ông thúc giục, "Do đó, chúng ta phải kết hợp một cách có hiệu quả giữa trí tuệ thời cổ đại của chúng ta với nền văn minh hiện đại của con người để hỗ trợ sự hồi sinh của Ấn Độ đối với sự nổi trội toàn cầu của nó".
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời lên để phát hành bản Báo cáo thường niên của Hiệp hội Các trường Đại học Ấn Độ AIU, cũng như một tập sưu tầm các giấy tờ trong các dịp đặc biệt. Sau đó, với vai trò là Vị Khách Mời Chính, Ngài được thỉnh lên để phát biểu diễn văn khai mạc. Mặc dù ngày hôm qua, do sự mệt mỏi, Ngài đã xin được phép nói chuyện từ nơi ghế ngồi, nhưng hôm nay Ngài đứng ở bục thuyết trình.
"Các anh chị em thân mến! Đây là cách mà tôi muốn bắt đầu vì tôi thực sự cảm thấy rằng nếu chúng ta giữ được 7 tỷ người đang sống hôm nay trong lòng chúng ta như những anh chị em, thì nhiều vấn đề mà chúng ta phải đối mặt - sẽ biến mất. Thay vào đó, nếu chúng ta chỉ nghĩ về "chúng tôi" và "bọn họ", điều này chỉ đưa đến sự rắc rối mà thôi. Thế giới ngày càng trở nên nhỏ bé và phụ thuộc lẫn nhau. Nền kinh tế toàn cầu không có ranh giới. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến toàn bộ thế giới. Cuộc sống của chúng ta phụ thuộc vào nước, nhưng nước đang ngày càng trở nên khan hiếm. Trong thực tế mới này chúng ta phải tìm ra những cách mới mẻ để suy nghĩ và hành động. Bạo lực và chiến tranh - cách hành xử lỗi thời - cần phải chấm dứt.
"Khi những người đàn ông chiến đấu trong quá khứ với thanh kiếm, giáo mác hoặc súng ống lạc hậu, điều đó không nghiêm trọng lắm, họ không thể làm tổn hại quá nhiều, nhưng ngày nay có hàng ngàn vũ khí hạt nhân tối tân nhất được sử dụng.
"Tôi đã viếng thăm cả Hiroshima và Nagasaki, hai nơi vũ khí hạt nhân đã được sử dụng chống lại con người; và tôi sẽ không bao giờ quên sự nhìn thấy một chiếc đồng hồ, bàn tay của nó dừng lại ngay khi tấn công, một nửa bị tan chảy bởi cường độ của nhiệt.
"Cách đây vài năm, tại cuộc Hội nghị của những người đoạt giải Nobel Hoà bình ở Rôma, chúng tôi đã nghe về hậu quả thiết thực của việc đấu nhau bằng hạt nhân, nó có sức tàn phá kinh hoàng và sức ảnh hưởng vô cùng sâu rộng đối với thế giới và nhân loại. Tôi đã đề nghị giải quyết để giảm trừ và loại bỏ các đồn kho vũ khí như vậy, đưa ra bảng thời gian biểu rõ ràng cho việc thực hiện điều đó. Nhưng chẳng có gì xảy ra cả.
"Chúng ta nên suy tư về sự mâu thuẫn rằng, nếu một người đàn ông giết chết một người khác, anh ta sẽ phải vào tù; nhưng khi một người đàn ông chịu trách nhiệm về cái chết của hàng trăm chiến binh, thì anh ta lại được tôn vinh như một anh hùng. Bạo lực là kết quả của sự sân giận và sợ hãi. Đây là những điều mà chúng ta phải giảm bớt.
"Là một tu sĩ trẻ ở Tây Tạng, tôi đã học hành một cách miễn cưỡng cho đến khi tôi bắt đầu nhận ra tầm quan trọng mà kiến thức của Ngài Thiện Hải Tịch Hộ đã mang đến cho đất nước chúng tôi vào thế kỷ thứ 8. Điều quý báu đối với truyền thống Nalanda mà chúng tôi đã gìn giữ vẫn tồn tại sống còn là cơ hội tuyệt vời mà nó cung cấp để xây dựng sức mạnh nội tâm và đạt được sự an lạc trong tâm hồn, điều này không phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài.
"Như tôi đã đề cập, thế kỷ 20 đã chứng kiến sự phát triển tuyệt vời ở nhiều khu vực, nhưng nó cũng không được hoàn mỹ bởi bạo lực. Ngày nay, các yếu tố của cách suy nghĩ cũ kỹ đã khiến cho nó vẫn còn duy trì khuynh hướng giải quyết vấn đề bằng cách sử dụng vũ lực. Điều này đơn giản là lỗi thời. Nếu nó mang lại lợi ích chung thì nó có thể chấp nhận được, nhưng điều đó chưa bao giờ xảy ra. Đó là lý do tại sao thế kỷ này nên là thời đại của sự đối thoại, là lúc mà chúng ta nghĩ đến những người khác như là một phần của "chúng ta" và tìm kiếm những giải pháp công bằng cho những mâu thuẫn giữa chúng ta.
"Giáo dục có một vai trò trong việc này. Kiến thức Ấn Độ cổ đại về hoạt động của tâm thức và cảm xúc của chúng ta có một đóng góp thiết thực để thực hiện. Cũng như chúng ta dạy trẻ em tuân theo các quy tắc vệ sinh cá nhân để bảo vệ sức khoẻ của mình, vì vậy chúng ta cần thiết lập một cảm giác tương ứng của vệ sinh tình cảm.
Ngài đã trích dẫn sự liên quan ngày nay của các truyền thống lâu đời của Ấn Độ về tinh thần bất bạo động ahimsa và chủ nghĩa thế tục. Ấn Độ là quốc gia mà tất cả các tôn giáo lớn của thế giới đều sống cùng nhau.
Ngài nói tiếp: "Đức Phật là một sản phẩm của Ấn Độ cổ đại là điều mà chúng ta có thể tự hào". Hôm nay, chúng ta nên kết hợp giáo dục hiện đại với sự hiểu biết của Ấn Độ cổ đại về hoạt động của tâm thức và cảm xúc. Chúng ta cần phải dựa vào ý thức chung và những phát hiện khoa học. Trong hơn 30 năm qua tôi đã tham gia vào các cuộc thảo luận với các nhà khoa học; điều đó đã cùng có lợi. Raja Ramana nói với tôi rằng mặc dù những phát hiện của vật lý lượng tử dường như mới mẻ ngày nay, ông đã tìm thấy những gì ông nhận ra như những kiến thức tương ứng trong các bài viết của Ngài Long Thọ từ nhiều thế kỷ trước.
"Tương tự như vậy, khi so sánh tâm lý học cổ đại Ấn Độ và tâm lý học hiện đại, truyền thống hiện đại vẫn còn đang ở giai đoạn phát triển rất sơ khai. Sự an lạc nội tâm không chỉ là nền tảng thích hợp của hòa bình thế giới mà nó còn cho phép chúng ta tận dụng toàn bộ trí thông minh của chính mình.
"Tôi tin rằng các bạn sẽ có những cuộc thảo luận nghiêm túc và hiệu quả ở đây - và xin chân thành cảm ơn các bạn!”
Vị Hộ Tịch Viên của CIHTS - Tiến sĩ RK Upadhyay - đã phát biểu lời cảm tạ. Mọi người đều đứng lên để hát Quốc ca. Tiếp theo, các Phó Hiệu trưởng tụ tập dưới thềm sân khấu trên sân Kalachakra nơi chụp ảnh nhóm với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, sau đó họ đã cùng thưởng thức bữa cơm trưa thịnh soạn với nhau trên Bãi cỏ của Thư viện. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ tham dự một buổi hội nghị nữa vào sáng ngày mai.