của Ngài Tenzin Gyatso
01 tháng 12 năm 2005
Báo New York Times, ngày 12 tháng 11 năm 2005, Washington
KHOA HỌC đã luôn luôn cuốn hút tôi. Khi còn là một đứa trẻ ở Tây Tạng, tôi đã tò mò háo hức về cách mà mọi vật đã hoạt động như thế nào. Khi tôi nhận được một món đồ chơi, tôi sẽ chơi với nó một chút, sau đó tôi sẽ tháo nó ra để xem thử nó đã được ráp lại với nhau như thế nào. Khi tôi trưởng thành hơn, tôi đã áp dụng sự khảo sát kỹ lưỡng như thế để khảo sát một chiếc máy chiếu phim và một chiếc xe ô tô thời cổ.
Có một thời tôi bị cuốn hút đặc biệt bởi một kính thiên văn cũ, với chiếc kính này tôi sẽ nghiên cứu các tầng trời. Có một đêm nọ, trong khi nhìn vào mặt trăng, tôi nhận ra rằng có những bóng tối trên bề mặt của nó. Thế là tôi đã níu lấy hai vị Thầy Gia Sư chính của mình lại để chỉ cho họ xem, bởi vì điều này mâu thuẫn với lối giải thích cổ xưa về vũ trụ học mà tôi đã được dạy, rằng mặt trăng là một thiên thể tự phát ra ánh sáng của chính nó.
Nhưng thông qua kính viễn vọng của tôi, mặt trăng rõ ràng chỉ là một hòn đảo cằn cỗi, bề mặt lỗ chỗ với những miệng núi lửa. Nếu tác giả của bộ luận từ thế kỷ thứ tư ấy mà đang viết ở thời nay thì tôi chắc chắn rằng ông ta sẽ viết về chương “Vũ Trụ Học” một cách khác.
Nếu khoa học chứng minh một số niềm tin của Phật giáo là sai, thì Phật giáo sẽ phải thay đổi. Theo quan điểm của tôi, khoa học và Phật giáo cùng chia sẻ một sự tìm kiếm về chân lý và sự hiểu biết về thực tế. Bằng cách học hỏi từ khoa học về các khía cạnh của thực tế mà tầm hiểu biết của nó có thể được nâng cao hơn, tôi tin rằng Phật giáo sẽ làm phong phú thêm thế giới quan của riêng mình.
Từ nhiều năm nay, bằng chính mình và thông qua Viện Tâm Thức và Đời Sống mà tôi đã được giúp đỡ để thành lập, tôi đã có cơ hội gặp gỡ các nhà khoa học để thảo luận về công việc của họ. Các nhà khoa học đẳng cấp thế giới đã rộng lượng huấn luyện tôi về các lĩnh vực vật lý lượng tử, vũ trụ học, tâm lý học, sinh vật học.
Tuy nhiên, các cuộc thảo luận của chúng tôi về lĩnh vực khoa học thần kinh đã được chứng minh là đặc biệt quan trọng. Từ những sự trao đổi này, óc nghiên cứu hoạt bát sáng tạo đã nảy sinh ra sự hợp tác giữa các bậc tu hành và các nhà thần kinh học để khảo sát tỉ mỉ, tìm hiểu về phương cách mà sự thiền định có thể làm thay đổi chức năng của não bộ.
Mục tiêu ở đây không phải là để chứng minh Phật giáo đúng hay sai - hoặc thậm chí là để đưa mọi người đến với Phật giáo - mà là để đưa những phương pháp này ra khỏi bối cảnh mang tính truyền thống, để nghiên cứu những lợi ích tiềm năng của chúng, và chia sẻ những sự phát hiện với bất cứ ai có thể tìm thấy được rằng chúng thật sự hữu ích.
Cuối cùng, nếu các biện pháp từ truyền thống của riêng tôi có thể gặp nhau với các phương pháp khoa học, thì chúng tôi có thể thực hiện một bước tiến nhỏ khác nữa hướng tới sự giảm thiểu đau khổ cho con người.
Sự hợp tác này đã đơm hoa kết trái. Tiến sĩ Richard Davidson - một nhà thần kinh học tại Đại học Wisconsin, đã công bố kết quả từ các nghiên cứu hình ảnh não của các Vị Lạt Ma khi đang thực hành thiền định. Ông khám phá ra rằng trong quá trình thiền định các vùng của não bộ - được cho là liên quan đến niềm vui hạnh phúc - được gia tăng sự kích hoạt. Ông cũng phát hiện ra rằng người đã trở thành một vị thiền giả trong thời gian lâu hơn thì sự gia tăng hoạt tính vui vẻ của não bộ sẽ lớn hơn.
Các nghiên cứu khác đang được tiến hành. Tại Đại học Princeton, Tiến sĩ Jonathan Cohen - một nhà thần kinh học - đang nghiên cứu những ảnh hưởng của thiền định đối với sự chú tâm. Tại Đại Học Y Khoa California ở San Francisco, Tiến sĩ Margaret Kemeny đang nghiên cứu phương pháp thiền định giúp phát triển sự đồng cảm giữa các giáo viên.
Dù kết quả của công việc này như thế nào đi nữa thì tôi cũng đã được khuyến khích rằng nó đang diễn ra. Quý vị thấy đấy, nhiều người vẫn còn coi khoa học và tôn giáo là đối lập nhau. Trong khi đó, tôi đồng ý rằng một số khái niệm tôn giáo mâu thuẫn với các sự kiện và các nguyên tắc khoa học, tôi cũng cảm thấy rằng mọi người từ cả hai thế giới có thể có một cuộc thảo luận thông minh, một điều là - nó có sức mạnh cuối cùng để tạo ra một sự hiểu biết sâu sắc hơn về những thách thức mà chúng ta phải cùng nhau đối mặt với chúng trong thế giới có mối quan hệ với nhau của chúng ta. Một trong những thầy giáo đầu tiên của tôi về khoa học chính là nhà khoa học người Đức Carl Von Weizs.