Sau khi lưu vong, tôi đã có những nỗ lực chân thành để thiết lập một hệ thống quản lý dân chủ trong hơn 30 năm qua. Người Tây Tạng sống lưu vong nói rằng "dân chủ của chúng tôi là một món quà từ Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma”. Mười năm trước, hệ thống bầu cử Kalon Tripa thông qua các cuộc bầu cử dân chủ đã được đưa ra thay vì đề cử của ứng cử viên bởi Đạt Lai Lạt Ma - điều này không đúng. Kể từ cuộc bầu cử trực tiếp Kalon Tripa, hệ thống của tổ chức Gaden Phodrang của Đạt Lai Lạt Ma như là quyền lực của cả về tâm linh lẫn thế tục đã chấm dứt. Kể từ đó tôi mô tả bản thân mình như đang ở vị trí bán nghỉ hưu (nghỉ hưu một nửa).
Kể từ đó, mười năm đã trôi qua và ngày ấy sẽ đến với chúng ta khi chúng ta tuân theo một hệ thống dân chủ có ý nghĩa. Sự trị vì của các vị vua và các nhân vật tôn giáo đã lỗi thời. Chúng ta phải theo xu hướng của thế giới tự do đó là dân chủ. Ví dụ ở Ấn Độ, bên cạnh dân số khổng lồ và đa dạng về ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, nhưng nhìn chung nó vẫn rất ổn định. Đó là nhờ dân chủ, luật pháp, tự do ngôn luận và truyền thông. Ngược lại, Trung Quốc dưới sự cai trị độc đoán luôn phải đối mặt với những vấn đề rắc rối. Điều đã được đề cập trong một văn bản của chính phủ Trung Quốc gần đây rằng, nó đang phân bổ ngân sách nhiều hơn để duy trì ổn định nội bộ hơn là quốc phòng. Điều này cho thấy họ có nhiều kẻ thù bên trong hơn là bên ngoài, đó là một vấn đề của sự xấu hổ.
Chính phủ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc) có nghĩa là làm việc cho phúc lợi của người dân. Vì vậy, việc thực hiện nguyện vọng của nhân dân phải qua các cuộc bầu cử dân chủ. Nếu các nhà lãnh đạo được lựa chọn thông qua bầu cử, nó sẽ là một vấn đề của niềm tự hào thực sự. Tuy nhiên, để nắm giữ quyền lực ở khẩu súng chứ không phải là thông qua các cuộc bầu cử là vô đạo đức và cũng lỗi thời. Vì vậy, hệ thống thống trị bởi một người là không tốt. Do đó, sẽ không tốt đẹp nếu Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục nắm giữ quyền lực tối cao. Đạt Lai Lạt Ma là vị lãnh đạo tâm linh lẫn thế tục của Tây Tạng đã không bắt đầu trong thời gian của bốn vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên. Nó bắt đầu trong thời gian Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm trong những hoàn cảnh khác nhau và sự ảnh hưởng của vị lãnh đạo Mông Cổ Gushri Khan. Hệ thống này đã mang lại nhiều lợi ích từ đó. Nhưng bây giờ chúng ta đang ở trong thế kỷ 21, sớm hay muộn thì thời gian để thay đổi sắp xảy ra. Nhưng nếu sự thay đổi dưới áp lực của người khác thì đó sẽ là một sự hổ thẹn đối với các Đức Đạt Lai Lạt Ma trước. Kể từ khi Đạt Lai Lạt Ma thứ năm - Ngawang Lobsang Gyatso, thì các Đạt Lai Lạt Ma đã đảm nhận cả việc lãnh đạo về tâm linh lẫn thế tục đối với Tây Tạng. Vì tôi là vị thứ mười bốn trong dòng thể chế đó, điều thích hợp nhất là bằng chính sự tự chủ, hoan hỷ và tự hào của chính mình, tôi chấm dứt thẩm quyền kép của Đạt Lai Lạt Ma. Không ai ngoài tôi có thể đưa ra quyết định này; và tôi đã đưa ra quyết định cuối cùng. Lãnh đạo dân chủ do dân bầu của nhân dân Tây Tạng chiếm quyền kiểm soát chính trị hoàn toàn của Tây Tạng. Một số di tích của hệ thống kép sẽ vẫn còn nếu tôi được giao quyền lực chính trị trong Hiến chương. Điều này sẽ thay đổi và bây giờ dường như là lúc để thực hiện điều đó.
Tôi có thể nói một chút về những thành tựu to lớn mà tôi đã thực hiện vì sự nghiệp của Tây Tạng, vì người Tây Tạng ở trong và ngoài Tây Tạng đã tin tưởng tôi và cũng có nhiều người trên khắp thế giới coi Đức Đạt Lai Lạt Ma là ai đó mà họ nhận ra, tin tưởng và yêu thương. Vì vậy, bây giờ là thời điểm thích hợp để kết thúc hệ thống quản lý kép được thiết lập trong thời của Đạt Lai Lạt Ma thứ năm và duy trì sự đồng lòng và sự công nhận của bốn vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên trong lãnh vực thuộc tâm linh. Đặc biệt, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ ba đã nhận được danh hiệu tôn kính của một bậc thầy thuojc giáo hội trên toàn thế giới với chiếc mũ vàng. Vì vậy, giống như họ -tôi sẽ tiếp tục chịu trách nhiệm về mặt tâm linh cho phần còn lại của cuộc đời tôi.
Cá nhân tôi đã làm việc để thúc đẩy các giá trị đạo đức và sự hòa hợp tôn giáo trên thế giới. Đây là những chứng minh khá có lợi. Hơn nữa, tôi nhận được nhiều lời mời từ các trường học và trường đại học khác nhau trên khắp thế giới. Họ không yêu cầu tôi đến giảng thuyết Phật giáo, nhưng để dạy làm thế nào để thúc đẩy sự hạnh phúc an lạc bên trong nội tâm và về khoa học Phật giáo mà nhiều người quan tâm và thích lắng nghe. Vì vậy, khi Đạt Lai Lạt Ma hiện tại đang ở trong một vị trí như vậy, sẽ là một niềm tự hào lớn nếu như sự trị vì 400 năm của Đạt Lai Lạt Ma về cả hai thẩm quyền tâm linh và thế tục đều kết thúc một cách duyên dáng. Không ai ngoài tôi có thể quyết định kết thúc một điều gì đó do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm bắt đầu và sự quyết định của tôi là cuối cùng.
Gần đây, tôi nhận được nhiều cuộc điện thoại từ người dân Tây Tạng bên trong Tây Tạng nói rằng họ rất lo lắng và cảm thấy bị bỏ rơi khi tôi nghỉ hưu. Hoàn toàn không cần phải lo lắng. Sau khi nghỉ hưu, tôi sẽ tiếp tục lãnh đạo Tây Tạng về các vấn đề tâm linh như bốn vị Đạt Lai Lạt Ma đầu tiên. Giống như vị Đạt Lai Lạt Ma thứ hai Gedun Gyatso, người sáng lập thể chế Gaden Phodrang và lãnh đạo Tây Tạng một cách thiêng liêng với sự nhất trí ủy thác, tôi cũng sẽ duy trì được sự lãnh đạo tâm linh đó trong suốt cuộc đời còn lại của mình. Có thể nếu tôi không mang lại sự hổ thẹn cho nhân dân và có những nỗ lực tốt đẹp trong tương lai, tôi sẽ tiếp tục việc dẫn dắt về mặt tâm linh.
Nếu như một Đạt Lai Lạt Ma với một sự ủy nhiệm nhất trí để lãnh đạo các vấn đề tâm linh, thoái vị thẩm quyền chính trị, điều đó sẽ giúp duy trì chính quyền lưu vong của chúng tôi và làm cho nó tiến bộ và mạnh mẽ hơn. Tương tự như vậy, cộng đồng quốc tế, những người ủng hộ sự nghiệp của Tây Tạng, sẽ khen ngợi sự thành tâm của Đạt Lai Lạt Ma về việc dân chủ hoá Tây Tạng hoàn toàn. Điều đó sẽ nâng cao uy tín của chúng tôi trên thế giới. Mặt khác, nó sẽ phơi bày đầy đủ sự giả dối và lừa bịp của chính phủ Trung Quốc khi nói rằng không có sự nghiệp Tây Tạng nào, ngoại trừ vấn đề quyền cá nhân của Đạt Lai Lạt Ma. Người dân Tây Tạng đang sốngbên trong Tây Tạng không nên cảm thấy chán nản, vì tôi đã đưa ra quyết định đáng lưu ý này bằng cách xem xét lợi ích của nhân dân Tây Tạng về lâu dài. Chính quyền Tây Tạng lưu vong sẽ ổn định hơn và tiến bộ hơn. Trái ngược với chế độ độc tài của Cộng sản Trung Quốc ở Tây Tạng, cộng đồng nhỏ lưu vong của chúng tôi đã có thể thiết lập một hệ thống dân chủ hiện đại hoàn chỉnh.
Về lâu dài, quyết định này sẽ làm cho chính quyền lưu vong của chúng tôi mạnh mẽ và hiệu quả hơn. Trường hợp khác, nếu chúng ta so sánh cộng đồng lưu vong của chúng tôi với chế độ cộng sản độc tài ở Trung Quốc, thì chúng ta đã thực sự trở thành một xã hội hiện đại. Đây là thành tựu vinh quang của chúng tôi. Nhân dân Tây Tạng sống bên trong Tây Tạng nên tự hào về thành tựu này. Tất cả quý vị nên hiểu và nhận ra rằng tôi không nản lòng và tôi đã không từ bỏ sự nghiệp của Tây Tạng.
Tôi là một người dân của vùng đất tuyết. Tất cả sáu triệu người Tây Tạng từ vùng đất tuyết đều mang trách nhiệm chung về sự nghiệp của Tây Tạng. Đối với tôi, tôi cũng là một người Tây Tạng từ vùng Amdo của Tây Tạng, cho nên cho đến khi chết, tôi có trách nhiệm về sự nghiệp đại nghĩa của Tây Tạng.
Trong khi tôi vẫn khỏe mạnh và hiện diện giữa quý vị, thì quý vị nên có trách nhiệm hoàn toàn về các vấn đề của Tây Tạng. Và nếu một số vấn đề rắc rối nảy sinh cần sự trợ giúp của tôi thì tất nhiên tôi vẫn còn ở đây. Tôi sẽ không từ bỏ và tôi cũng không hề chán nản. Hệ thống dân chủ mà chúng ta theo đuổi cho đến nay có thể gánh vác trách nhiệm; và sau khi xem xét nhiều yêu cầu và lý do, tôi yêu cầu hệ thống dân chủ phải có trách nhiệm. Tất cả quý vị hiện diện ở đây và tất cả những người Tây Tạng ở Tây Tạng không nên chán nản. Chẳng có lý do để lo lắng cả.
Chỉ mới hôm qua, tôi đã gặp một học giả Trung Quốc, người nói với tôi rằng ông ta đang tiến hành nghiên cứu về tiến trình bầu cử của Tây Tạng và cũng đã đến đây cách đây 5 năm. Ông nói với tôi rằng khoảng thời gian này, người Tây Tạng rất tích cực tham gia và sử dụng đầy đủ các quyền dân chủ của họ. Ông ca ngợi những tiến bộ mà hệ thống dân chủ Tây Tạng đã đưa ra. Vì vậy những phát triển này thể hiện sự nhận thức chính trị ngày càng tăng của chúng ta và những bước tiến mà chúng ta đã thực hiện trong tiến trình dân chủ của mình. Và vì vậy quyết định trao quyền lực của tôi cũng là một phần của tiến trình dân chủ hóa.
Những người trong số quý vị đến từ Tây Tạng; khi trở về và nếu có những người mà quý vị có thể tin tưởng thì hãy nói điều này với họ. Điều này cũng có thể được phát sóng trên đài phát thanh. Tôi đã đưa ra quyết định nghỉ hưu sau khi đã suy nghĩ kỹ lưỡng về nó trong nhiều năm và vì lợi ích cuối cùng của Tây Tạng. Không có lý do gì để quý vị cảm thấy chán nản cả.
Mặt khác, Ganden Phodrang không bị đóng cửa. Ganden Phodrang là trụ sở cơ quan của Đạt Lai Lạt Ma và chừng nào tôi còn sống, tôi sẽ cần một trụ sở nhỏ. Vì vậy, Ganden Phodrang này vẫn sẽ duy trì. Điều đang xảy ra là Ganden Phodrang đang từ bỏ trách nhiệm chính trị của mình.
Và sau đó, liên quan đến sự tái sinh trong tương lai, dĩ nhiên là không có sự vội vã ngay từ bây giờ. Nhưng sau 20 hoặc 30 năm khi tôi đến gần sự kết thúc của mình, sau đó phụ thuộc chủ yếu vào nguyện vọng của người dân Tây Tạng, cũng như người dân vùng Himalaya và các Phật tử khác có sự kết nối với các Đức Đạt Lai Lạt Ma; và nếu họ mong muốn như vậy thì sẽ có Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15, 16 và thứ 17 và vân vân, sẽ thị hiện. Vì vậy, Ganden Phodrang sẽ vẫn còn nguyên vẹn. Những thay đổi về chính trị có thể xảy ra, nhưng một động thái như vậy sẽ giúp cho sự ổn định. Ganden Phodrang quay trở lại vai trò và trách nhiệm của mình như là bậc lãnh đạo tâm linh như trong thời gian của các Đức Đạt Lai Lạt Ma Thứ hai, thứ ba và thứ tư có lý do và ý nghĩa vĩ đại.
Về lâu dài, nếu quý vị nghĩ về điều đó, thì sự thay đổi và quyết định mà tôi đang thực hiện này có những lợi ích to lớn đối với nhân dân Tây Tạng. Trong thư gửi Quốc hội Tây Tạng, tôi đề nghị rằng tước hiệu của Ganden Phodrang Shung sẽ phải thay đổi. Ganden Phodrang sẽ vẫn còn nhưng nó sẽ không có bất kỳ trách nhiệm chính trị nào, như chúng ta hiện nay là một tổ chức dân chủ.
Từ 'shung' của Tây Tạng có thể không nhất thiết phải dịch bằng tiếng Anh ra thành chính phủ. Chúng tôi không sử dụng từ tiếng Anh 'chính phủ' như vậy để mô tả chính quyền lưu vong của chúng tôi. Trong một lần trong cuộc họp báo ở Delhi, Rinpoche cũng ở đó, một nhà báo đã phát biểu rằng Samdhong Rinpoche làm Thủ tướng Chính phủ lưu vong. Vì vậy, ngay lập tức tôi đã làm sáng tỏ rằng chúng tôi không sử dụng các tước hiệu như Thủ tướng Chính phủ Tây Tạng hoặc Chính quyền lưu vong của Tây Tạng. Chúng tôi gọi chính quyền của chúng tôi là Quản lý Trung ương Tây Tạng. Tất nhiên có những người Tây Tạng lưu vong và chúng tôi cần một tổ chức để chăm sóc họ. Đây là trách nhiệm trực tiếp của chính quyền. Nói chung, một số chúng tôi lưu vong, là người Tây Tạng, có trách nhiệm trình bày những khát vọng của người Tây Tạng bên trong Tây Tạng và để nói với thế giới về tình hình thực tại bên trong Tây Tạng. Chúng tôi chưa bao giờ gọi chính quyền của chúng tôi là chính phủ lưu vong Tây Tạng. Ganden Phodrang Shung gọi hành chính là một trường hợp khác của vấn đề. Vì vậy, danh hiệu chính xác là Quản lý Trung ương Tây Tạng mà các nhà lãnh đạo đều được bầu cử một cách dân chủ.
Đúng là, điều này cung cấp cho các lãnh đạo của các khu tự trị Tây Tạng tại Tây Tạng một lý do để suy nghĩ. Những người trong chúng tôi lưu vong, mặc dù vẫn là người tị nạn ở những đất nước xa lạ, đã thực hiện một quá trình bầu cử thực sự. Nếu những nhà lãnh đạo này thực sự có khả năng và tự tin, thì để cho những người dân Tây Tạng bên trong Tây Tạng bầu cử những nhà lãnh đạo của họ một cách dân chủ. Bất kể trường hợp nào ở phần còn lại của Trung Quốc, nếu chúng ta có thể bắt chước hệ thống lưu vong cho trường hợp ở chính bên trong Tây Tạng thì sẽ rất tốt.
Vì vậy, nhiều thay đổi chính trị mà tôi đã thực hiện đều được dựa trên lý do có cơ sở hợp lý và vì lợi ích tức thời và lợi ích lâu dài cho tất cả chúng ta. Trên thực tế, những thay đổi này sẽ làm cho chính quyền của chúng ta ổn định hơn và vượt trội hơn trong sự phát triển của nó. Vì vậy, không có lý do để cảm thấy phải chán nản cả!.
Đây là những gì tôi muốn giải thích cho quý vị.
Được dịch từ những nhận xét bằng tiếng Tây Tạng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong một buổi thuyết giảng cho công chúng tại Tsulagkhang, ngôi Chùa Chính ở Dharamsala vào sáng ngày 19 tháng 3 năm 2011.