Jerusalem, ngày 17 tháng 2 năm 2006 (biên tập viên Haaretz) - trong thế giới ngày nay Phật Giáo đang được truyền bá rộng rãi hơn thời kỳ mới thành lập cách đây 2.500 năm. Cảm hứng cho hạnh phúc và thiền định đang được chia sẻ tại nhiều quốc gia ngay cả tại Do Thái, phần lớn nhờ những người du lịch ba lô đến Ấn Độ.
Nhân vật đứng sau sự phát triển mạnh mẽ văn hóa chính trị Phật Giáo là Tenzin Gyatso - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14. Trong những chuyến viếng thăm các quốc gia trên thế giới, nhà lãnh đạo Tây Tạng đang sống lưu vong kêu gọi sự chấm dứt bạo động và bắt đầu đối thoại giữa các quốc gia.
Lần đầu và cũng là lần cuối cùng Tenzin Gyatso từng cầm vũ khí là vào ngày 17 tháng 3 năm 1959, ngày Ngài rời Tây Tạng và trốn sang Ấn Độ. Sự lưu vong của Ngài dẫn đến sự đấu tranh của người dân Tây Tạng và đặt nó vào chương trình nghị sự của Phương Tây. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chẳng bao lâu trở thành biểu tượng nổi tiếng nhất và vị trí của Ngài trên thế giới ngày càng cao hơn sau khi Ngài nhận được giải thưởng Nobel về Hòa bình vào năm 1989.
Chuyến viếng thăm thứ 4 của Ngài đến Do Thái tuần này, nhà lãnh đạo Tây Tạng sẽ giảng về Phật Giáo. Thông điệp chính của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là phổ cập: khuyến khích đối thoại và ngưng bạo động. Trong những chuyến viếng thăm các quốc gia trên thế giới, Vị Tăng Sĩ Phật Giáo này thường thuyết giảng về giá trị nhân văn. “Nếu chúng ta cố gắng hiểu những truyền thống và văn hóa khác, chúng ta sẽ có thể phát triển sự thông cảm sâu sắc hơn giữa mọi người” Ngài nói.
Nhờ vào cá tính và sự duyên dáng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hiện nay đã trở thành một diễn giả được nhiều chính trị gia, nhà văn, tài tử điện ảnh ở Phương Tây tìm gặp. Sự nổi tiếng của Ngài đã đưa các hoạt động ở Tây Tạng trở thành tiêu để của các phương tiện truyền thông, và người Phương Tây cảm thông với mong ước của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về quyền tự trị về văn hóa cho dân tộc Tây Tạng.
Tuy nhiên, sự toàn cầu hóa đã chứng minh con dao hai lưỡi trong trường hợp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều này đã đưa Ngài trở thành 1 nhân vật quốc tế; và sức mạnh kinh tế đang phát triển không ngừng đã làm cho chính phủ của các nước Phương Tây miễn cưỡng thúc Bắc Kinh về vấn đề của Tây Tạng.
Các viên chức cấp cao của các Bộ và Bộ Ngoại Giao cũng tránh các cuộc họp với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong suốt thời gian Ngài viếng thăm tại Do Thái bởi vì áp lực của Trung Quốc, Tuy nhiên, trong khi Phương Tây đang làm ngơ, Trung Quốc tiếp tục cố gắng làm loãng dân số của Tây Tạng. Hoàn thành hệ thống đường sắt nối Tây Tạng với miền Trung của Trung Quốc, và Bắc Kinh đang cố gắng ngăn cản người dân Tây Tạng nói ngôn ngữ của họ, và dành lấy sự tự do về văn hóa đã khơi mào cho những phản ứng ấp úng từ Washington đến Brussels.
Nhà lãnh đạo Tây Tạng mong ước đạt được quyền tự trị rộng rãi bên trong Trung Quốc hơn là sự độc lập hoàn toàn, với giải pháp bất bạo động và mong ước của Ngài là mang Phương Đông lại gần nhau hơn đã làm cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 trở thành một nhà lãnh đạo khác biệt và tôn quý. Thật là thú vị khi được gặp nhà lãnh đạo tôn giáo có hàng triệu tín đồ - người không đưa ra vấn đề về sự cai trị Halakhic hay lời kêu gọi trả thù, đốt, giết người, hay hủy diệt. Một tôn giáo bất bạo động hiếm thấy đến nỗi thiện chí của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sẵn sàng ảnh hưởng thế giới thông qua đó, thay vì chỉ vận động hành lang cho Tây Tạng, điều này khiến cho Ngài trở thành nhân vật được tôn trọng và được nhiều người noi theo.