Dharamsala, ngày 16 tháng 2 năm 2006 (tin Tây Tạng) Để biểu lộ lòng trung thành và ủng hộ lời kêu gọi mới đây của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc cấm sử dụng da hổ và báo tại Tây Tạng, người dân Tây Tạng tại khu vực Amdo ở Miền Đông Tây Tạng đã đốt quần áo làm bằng da động vật của họ.
Một CD về Video hình ảnh được chuyển lậu ra khỏi Tây Tạng, sáng nay đã nhanh chóng được đưa đến Ấn Độ để tiếp cận Dharamsala - nơi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đang cư ngụ. Video hình ảnh có thời lượng 20 phút cho thấy hàng ngàn người dân Tây Tạng đang tập trung quanh một ngọn lửa mừng đốt da động vật. Đám đông vô cùng phấn kích quăng nón, áo chemise, áo khoát với “Chuba” làm bằng da động vật vào đống lửa.
Nagpa là người đã mang CD từ Nepal sau khi lén lút gặp đối tác của ông tại biên giới Nepal và Tây Tạng nói “Người dân Tây Tạng ở Tây Tạng phải chịu sự rủi ro lớn khi để cho những hình ảnh này xuất hiện với thế giới bên ngoài; và nó đã đến được đây trong thời gian kỷ lục - 10 ngày”; Nagpa đến Dharamsala sáng nay, chỉ nói duy nhất cho tạp chí Times của Ấn Độ rằng “mặc dù có rất nhiều người dùng máy chụp hình chụp sự kiện này, ngay lập tức có sự đàn áp của nhà cầm quyền Trung Quốc về hình ảnh, tịch thu máy chụp hình và giam giữ những người chống đối” - Ông nói.
Bắt giữ các nhà hoạt động và sự căng thẳng:
Nhà cầm quyền Trung Quốc tại địa phương đã bỏ đi không bình luận những báo cáo trước đây trên trang mạng toàn thế giới. “Tám nhà hoạt động trẻ bị bắt vì tội thông đồng với chính phủ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma” - Nagpa nói. Tuy nhiên, họ sẽ được thả sớm cũng như một nhóm liên quan đến 3 nhà hoạt động Trung quốc trẻ. Trong một tuyên bố khác, nhà cầm quyền Trung Quốc bắt đầu gọi điều này là kết quả của việc giáo dục môi trường của họ. Tuy nhiên, theo như Nagpa thì sự căng thẳng giữa những nhà cầm quyền cấm sự tụ tập nơi công cộng như thế dường như chỉ tăng thêm khi những đám lửa cháy đang diễn ra ở tất cả các nơi trong khu vực Amdo hay Tây Tạng.
Nagpa nói “đầu tiên nó bắt đầu tại khu vực cao nhất của Amdo Ngaba trong một thị trấn nhỏ tên Tsodruk. Hơn 250 bộ da cáo bị đốt. Ngọn lửa lan tỏa sức nóng đến các làng và thị trấn còn lại. Vào ngày 14 của năm mới tại Amdo (mùng 9 tháng 2), tại Tu viện Kirti ở vùng trung tâm của Amdo Ngaba, hơn 10 ngàn người dân Tây Tạng tập trung và tham gia tập thể đốt quần áo làm bằng da động vật của họ - “đây là một sự kiện chính đầu tiên”. Nagpa nói rằng “Bởi vì đây là thời điểm năm mới cho nên việc tụ tập công cộng ở mọi nơi tại các Tu viện đã trở thành nơi để đốt lửa mừng để kỷ niệm năm mới. Sắp xếp sự lan rộng của các chủ nghĩa hoạt động, Nagpa nói “Cho đến nay những tu viện như Gomang, Kirti, Se, Sargang, Togden, Nangshuk, Sowa tổ chức những lễ hội. Các khu làng đang tập trung quần áo làm bằng da động vật chở trong những xe tải và đốt trong những ngọn lửa mừng, và đến thời điểm hiện nay người dân từ Tây Tạng ước tính giá trị quần áo làm bằng da động vật đã bị đốt trên 3 tỷ nhân dân tệ”.
Lý do:
Dường như lý do rõ ràng để hỏi. Nhà lãnh đạo Tây Tạng gần đây đang ban quán đảnh Thời luân Kalachakra ở Amravati và kêu gọi người dân Tây Tạng ngưng sử dụng da động vật giống như hổ và báo. Khoảng gần 10.000 người dân Tây Tạng đến từ Tây Tạng đã hưởng ứng lời kêu gọi này đặc biệt là Phật Tử. Tuy nhiên, Nagpa nói - người dân Tây Tạng ở Tây Tạng đang ủng hộ làm sạch môi trường và thương yêu động vật là cách sống của Phật Tử cũng là lý do cấm dùng da động vật để may quần áo bắt đầu từ đầu năm mới này.
Thời trang:
Sonam đến từ Tây Tạng vào năm 1995 đã giúp Nagpa đến Ấn Độ - kể theo kinh nghiệm của ông rằng - từ giữa năm 1990, quần áo bằng da động vật ngoại lai biểu hiện những sở thích mới và cũng là thể hiện của sự tiến bộ và giàu có. Nhiều người trong số họ là nhân viên địa phương của chính phủ Trung Quốc hay những nhà kinh doanh. Sonam nói trong sự biểu hiện tức giận. Tụ tập công cộng dưới bất cứ hình thức nào, lễ hội truyền thống hay những cuộc họp đảng Cộng Sản, trở thành nơi phô trương quyền lực bên ngoài nơi công cộng. Những sự kiện như thế thường được quay và chiếu trên video và phát trên các kênh truyền hình nhà nước là biểu hiện của xã hội tiến bộ. Những hình ảnh Video thuộc loại này hầu như được chiếu mỗi ngày trên truyền hình nhanh chóng được mọi người nắm bắt như là thời trang. Ông thương xót nói những gia đình có thể nghèo trong nhà bếp, nhưng khi họ tham dự những buổi tiệc, họ bận áo gấm thêu kim tuyến bằng da báo và rái cá và chuba và áo chemise bằng lụa.
Quần áo đắt tiền:
Nagpa nói một số lượng lớn da báo, cáo, rái cá, mèo rừng có thể được thấy đốt trong những ngọn lửa mừng. Nhưng kỳ lạ da hổ được cho là đang sử dụng tại Tây Tạng dường như không thấy trong phim. Làm một bộ chuba cần 20 tấm da cáo và một áo khoác bằng da cáo trị giá 500 Yuan, một chuba bằng da cáo trị giá 50.000 rupees Ấn Độ. Những áo khoát làm bằng da rái cá được làm viền trang trí của chuba. Một bộ áo khoát da rái cá trị giá 6.000 Yuan ở Trung Quốc và ba áo khoát da rái cá được dùng để may một chuba. Da Báo được dùng nhiều cho đàn ông và một bộ chuba được trang trí bằng da báo có giá 5 hoặc 6 ngàn Yuan.
Nói chuyện với nhà hoạt động kiêm nhà văn trẻ tuổi sinh ra ở Ấn Độ - Tenzin Tsundue, ông nói “dường như xu hướng đã được bắt kịp giống như hành động kết nối như trong cuộc cách mạng. Điều bắt đầu giống như một bài thuyết giảng về tôn giáo của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào tháng 1, giờ đây đã châm ngòi cho một phong trào, khiến người dân Tây Tạng công khai đi theo phong cách Gandhi của phong trào Swadeshi, nơi họ đốt cháy quần áo của người Anh. “Tôi rất xúc động khi thấy những hình ảnh của sự thách thức và lòng dũng cảm của người dân chúng tôi tại Tây Tạng. Tôi cũng nghe những báo cáo về những hoạt động như thế từ Kanza và Lhasa” ông thêm vào. Karma cũng là nhà hoạt động tự do - đã bình luận “những hành động tuyệt vời hưởng ứng lời kêu gọi của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sau 50 năm Trung Quốc cai trị Tây Tạng, tình yêu và sự tôn thờ của người dân Tây Tạng dành cho nhà lãnh đạo của họ vẫn mạnh mẽ hơn bao giờ hết.