Nhiều người xem Phật Giáo hoàn toàn đối nghịch với Do Thái Giáo, nhưng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra với khán giả tại trường Đại Học Hebrew rằng vấn đề không hoàn toàn quá đơn giản như vậy.
Jerusalem, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (Theo Andrew Friedman – bản tin Ynet) – Khi Hiệu Trưởng của trường Đại Học Hebrew giới thiệu Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với khán giả vào ngày Chủ Nhật, ông nói Ngài là tác giả của hơn một tá quyển sách, Ngài nhận giải Nobel Hòa Bình và một chiến sỹ không ngừng đấu tranh cho quyền con người. Ngài thích được mọi người nhận biết là “một tu sĩ Phật Giáo giản dị”.
Điều đáng chú ý là nó đã hiện rõ ràng trên gương mặt của Ngài, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 rõ ràng coi mình là một con người đơn giản, đang đi vòng quanh thế giới để nói về các giá trị của lòng Từ Bi.
Mặc dù thông điệp lòng Từ Bi có vẻ như đơn giản đối với nhiều người, nhưng vấn đề không đơn giản chút nào đối với nhà lãnh đạo của 6 – 7 triệu người dân Tây Tạng trên thế giới. Trong một bài giảng có tựa đề “Vai trò của Lòng Từ Bi trong Hệ thống Công Lý” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã định nghĩa về Lòng Từ Bi, đề cập về vai trò của Lòng Từ Bi không chỉ trong hệ thống Công lý, mà còn trong tất cả các mối quan hệ của con người, và thậm chí Ngài còn cố gắng nhấn mạnh ý tưởng của Lòng Từ Bi trong chiến tranh.
“Tôi không phải là chuyên gia về Luật pháp” - Ngài nói bằng tiếng Anh thích hợp, khi không tìm được từ tương đương tiếng Trung Quốc, Ngài thường xuyên dừng lại và quay sang nhờ phiên dịch viên trợ giúp, “và mỗi quốc gia có luật lệ và hệ thống luật pháp riêng của nó trong bất cứ hoàn cảnh nào. Nhưng nói chung, hệ thống luật pháp được thành lập để bảo vệ quyền của cả hai - người phạm tội và nạn nhân”.
Ngài nói tất cả các ngành - luật pháp, chính trị, kinh tế, khoa học - đều trở thành nhân đạo và mang tính xây dựng khi được tiếp cận với Lòng Từ Bi. Nhưng Ngài nói rằng, Lòng Từ Bi cần phải bình đẳng.
Lòng Từ Bi có nghĩa là chúng ta phải có ý thức quan tâm hay chăm sóc cho chúng ta và phần lớn cho người khác”- Ngài nói - “nhưng điều này không giới hạn đối với những tình cảm sâu sắc dành cho gia đình và bạn bè. Chúng ta phải phát triển Lòng Từ Bi không thiên vị”.
Có lẽ đáng ngạc nhiên khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ trích rất mạnh mẽ đối với Tôn giáo, Ngài nói Tôn giáo sẽ bị hủy hoại khi không có tình cảm của con người.
Ngài nói: “Tôn giáo thường trở nên máy móc, thiếu sự chân thành và nghiêm túc. Hãy nhìn vào những xung đột tồi tệ nhất trên thế giới - những người theo đạo Tin Lành và người Công giáo ở Bắc Ailen, những người Hồi giáo Sunni và Shiite ở Trung Đông. Đây là những sự xung đột trong cùng một tôn giáo.
Ngài tiếp tục: “Tất cả các truyền thống tại Trung Đông đều dạy về Lòng Từ Bi. Có nhiều hệ thống triết học và khái niệm khác nhau, nhưng tất cả đều có thể được dùng để làm gia tăng Lòng Từ Bi giữa con người”.
Những điểm tương đồng nổi bật:
Có lẽ điểm nổi bật nhất là sự tương đồng giữa tư tưởng Do Thái truyền thống và những lời dạy của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Mặc dù Ngài nói rằng Ngài xem mình là “bạn” của Israel (Ngài đã viếng thăm đất nước này ba lần và là thành viên danh dự của trường Đại Học Hebrew vào năm 1994), nhưng nhiều người vẫn coi Phật giáo và Do Thái Giáo truyền thống là hai cực đối lập.
Nhưng Yigal Arnon - Chủ Tịch của hội đồng Thống Đốc Quốc Tế của trường đại học Hebrew, đã tận dụng một số cơ hội để chỉ ra rằng quan điểm này là không chính xác.
Arnon đã trích lời của cả hai: Hebrew - nhà tiên tri Micah - người đã khuyến khích người dân Do Thái “hãy công bằng, yêu thương nhân từ và khiêm nhường bước đi với Thượng Đế của bạn” (Micah 6:8) và học giả Talmudic - Hillel – người đã nói với một người có thể cải Đạo rằng, toàn bộ Do Thái Giáo có thể được tóm tắt trong một cụm từ: “Đừng làm với người khác những gì mà bạn ghét” (Babylonian Talmud, Shabbat 3 la) chứng minh với khách của ông rằng mặc dù có những sự khác biệt đáng kể giữa hai tôn giáo, nhưng cũng có nhiều điểm tương đồng.
Ngoài ra, liên quan đến vấn đề ăn năn, Do Thái Giáo duy trì niềm tin mãnh liệt rằng cho dù những hành động xấu xa cần bị trừng phạt, nhưng luôn có cơ hội để người ta từ bỏ việc làm tội lỗi của mình.
Phật Giáo cũng như vậy, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “tâm thức và thái độ là vô thường, không phải tuyệt đối, trên thực tế, người ta làm điều xấu hôm nay không có nghĩa là người ấy sẽ không ngưng làm điều xấu vào ngày mai. Điều quan trọng là đừng đánh mất quan điểm của mình”.
Và với chủ đề là Lòng Từ Bi và Hệ thống Công lý, có lẽ một từ hay hai từ có sự tương đồng giữa niềm tin của người dân Do Thái và Phật Tử về đề tài này. Theo luật của người Do Thái, việc thiết lập một hệ thống công lý là một trong bảy nhiệm vụ của Torah đối với những người không phải là Do Thái. Và Mishna nói rằng nếu không có một hệ thống công lý, thì người ta sẽ 'ăn tươi nuốt sống lẫn nhau' (Avot 3: 2).
So sánh điều này với lời dạy của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma “tất nhiên phải có hệ thống luật pháp mạnh mẽ” - Ngài nói - “nhưng nó phải dựa trên sự quan tâm và lòng từ bi”.
"Điều này không có nghĩa là mọi người được phép làm bất cứ điều gì họ thích. Nó giống như việc nuôi dạy con cái - cha mẹ tốt không để cho con cái của mình hư hỏng, không phải vì họ ghét, mà là vì họ quan tâm đến chúng.
“Bạo động và bất bạo động đều phụ thuộc vào động cơ của con người. Nếu một người sử dụng biện pháp phù hợp để giúp đỡ người khác, thì đó chính là hành vi bất bạo động”.