16 tháng 2 năm 2006 tại Jerusalem (tin tức từ Ynet) Nhà lãnh đạo Tây Tạng nổi tiếng đến Do Thái, nói rằng Ngài hy vọng thúc đẩy nhanh đối thoại, sự ấm áp tình người trong khu vực có xung đột.
Miêu tả mục đích viếng thăm của mình là mang đến sự hòa hợp cho khu vực, Ngài nói rằng Ngài không đến để nói về tình hình của Tây Tạng.
Trong suốt cuộc họp báo, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về mục đích của chuyến viếng thăm của Ngài là thúc đẩy giá trị nhân văn và sự ấm áp tình người cũng như đối thoại - thay vì bạo động như là điều kiện để có hòa bình.
Nhưng sự hòa hợp đã bị đẩy sang một bên khi Vị lãnh đạo Tây Tạng ngay lập tức bị tạt một gáo nước lạnh vì sự xung đột giữa Do Thái và Palestine; và được hỏi là liệu Do Thái có nên thực hiện đàm phán với Hamas hay không.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma miêu tả câu hỏi như một sự cản trở. Ngài nói thêm rằng vẫn còn quá sớm để trả lời cho câu hỏi, Ngài bổ sung nhanh rằng người Hamas dành được đa số và sự bầu cử dân chủ phải được tôn trọng. Về Hamas, Ngài nói thêm rằng tốt hơn là nên đàm phán, Ngài nói Ngài muốn kêu gọi mọi người tin vào điều đó.
Vị Lãnh đạo Tây Tạng nói rằng, nếu trong suốt cuộc viếng thăm của Ngài tại Bethlehem, các thành viên Hamas muốn gặp Ngài thì Ngài sẽ sẵn lòng.
Trong suốt hội nghị, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được yêu cầu nói về sự khủng bố của đạo Hồi trên toàn thế giới, sự khủng hoảng về hình biếm họa của nhà Tiên Tri đạo Hồi - Muhammad và làn sóng giận dữ tiếp theo.
“Đừng khiển trách nhà Tiên Tri Muhammad!”
“Nhà Tiên Tri Muhammad không nên bị khiển trách do bạo động!” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói, Ngài thêm rằng, vấn đề là sự thiếu tách rời giữa chính trị và tôn giáo, tình hình sẽ tạo nên bạo động bởi vì để cho tình cảm xen vào.
Chúng ta phải bảo cho toàn thế giới biết là nên nói chuyện với nhau và không nên phản ứng ngay lập tức. Tôi có những người bạn Hồi giáo và họ nói với tôi rằng, bất cứ ai tự nhận mình là người Hồi giáo trong khi gây ra đổ máu thì sẽ bị phỉ nhổ và họ không phải là người Hồi giáo - Ngài nói. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra sự khác nhau giữa người Hồi Giáo và chính sách tại các nước Hồi Giáo, và nhấn mạnh rằng, là người lãnh đạo Tây Tạng, Ngài và nhân dân của Ngài có sự nhận biết khác biệt giữa người Trung Quốc và chính phủ Trung Quốc.