Jerusalem, ngày 15 tháng 2 năm 2006 (phóng viên Leor Kodner Haaretz) - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Do Thái vào ngày thứ Tư cho chuyến viếng thăm lần thứ 4 của Ngài - đã tuyên bố rằng mục đích của chuyến viếng thăm là mang nhân loại đến gần nhau hơn, và thực tế là không có viên chức nào của Do Thái hoặc Palestine đồng ý gặp Ngài; điều này cũng không khiến cho Ngài bận tâm.
“Điều này không liên quan đến Chính Phủ” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói. “Tôi muốn nói với nhân dân của hai nước rằng họ sẽ không đạt được điều gì cả về lâu dài thông qua sự xung đột, và chỉ làm cho tình hình trở nên phức tạp và tạo ra nhiều sự căm thù hơn mà thôi!”
Sau 50 năm, đã đến lúc để suy nghĩ và tìm cách cho sự đối thoại. Người Do Thái phải tôn trọng người Palestine và ngược lại. Thực tế thời điểm cho sự sẵn sàng các cuộc đối thoại của hai bên đã đến”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng “điều này còn quá sớm để nói” cho dù Do Thái có nên đàm phán với Hamas hay không. “Tôi nghĩ chúng ta nên chờ xem” Ngài nói thêm - kêu gọi Hamas từ bỏ xung đột và tiếp cận với tình hình “một cách thực tế hơn”.
Mặc chiếc y đỏ và áo thun vàng, đeo đồng hồ lớn và cặp kính quá khổ là sự nhận diện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Ngài được tôn vinh là Bậc Lãnh Đạo của nhân dân Tây Tạng khi lên 2 tuổi - cười và nói với các phóng viên rằng Ngài đã không ngủ ngon đêm hôm trước và “có lẽ bộ não của tôi không làm việc như nó đã từng”.
Bậc Lãnh Đạo 70 tuổi đã viếng thăm Do Thái 5 ngày với lịch diễn thuyết dày đặc về Phật Giáo, những cuộc gặp gỡ với liên đoàn hữu nghị Do Thái và Tây Tạng và tham quan một vòng Bethlehem. Ngài nói Ngài lẽ ra nên gặp người Palestine tại Bethlehem và “nếu thế - vài người Hamas có thể cùng tham gia, khi đó tôi sẽ rất vui được gặp họ”.
Bộ Ngoại Giao và văn phòng Thủ Tướng không để ý đến chuyến viếng thăm này trong tình hình mối quan hệ phức tạp với Trung Quốc, bao gồm việc hủy bán hệ thống Radar Phalcon cho Trung Quốc. Tuy nhiên, công ty cung cấp dịch vụ bảo vệ an ninh cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma - Shin Bet - đã tổ chức những cuộc phản đối từ Bắc Kinh.
Đài phát thanh Do Thái thông báo tùy viên Trung Quốc tại Tel Aviv đã gởi một lá thư phản đối đến nhà cầm quyền Do Thái, so sánh Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với lãnh đạo của Hamas điều này khẳng định sự tổn thất nghiêm trọng của Do Thái.
“Nếu Trung Quốc để cho Lãnh Đạo người Hamas viếng thăm, Do Thái sẽ nổi giận” Đài phát thanh trích dẫn một phần trong lá thư thông báo.
Phát Ngôn Viên Bộ Ngoại Giao Mark Regev không xác nhận rằng Trung Quốc đã gởi thư, chỉ nói rằng chính phủ Do Thái không liên quan đến chuyến viếng thăm của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Nhân Viên chính phủ của Đại Sứ Quán Trung Quốc tại Tel Aviv không liên lạc được để bình luận.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chạy trốn khỏi Tây Tạng vào năm 1959 trong cuộc khởi nghĩa chống sự thống trị của Trung Quốc bị thất bại và bây giờ đang sống phía bên kia biên giới ở Ấn Độ, nói rằng kể từ khi người dân Tây Tạng trở thành người tỵ nạn, họ đã cố gắng học bí quyết bảo tồn văn hóa của người Do Thái trong thời kỳ Diaspora (sự phân tán của dân tộc Do Thái ra ngoài Israel.)
Người nhận giải Nobel về Hòa bình đã nói rằng Ngài không biết làm thế nào để giải quyết vấn đề ở đây mặc dù “nếu tôi ở đây vài tháng, có thể tôi sẽ nghĩ ra được một điều gì đó” Ngài nói thêm “chúng ta tin vào giải pháp hòa bình, và ở đây - trong khu vực có quá nhiều cuộc chiến - chúng ta cần hòa bình, hòa bình, hòa bình”.
Đại Sứ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Trung Quốc vào thứ Tư để tham dự vòng đàm phán mới với Bắc Kinh, vòng đàm phán thứ 5 kể từ năm 2002. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với các phóng viên rằng Tây Tạng không tìm kiếm sự độc lập nhưng tìm kiếm một sự tự trị đủ ý nghĩa. Ngài nói Ngài tin người dân Tây Tạng sẽ có được sự tự trị trong khi Ngài vẫn còn sống.
Trong một cuộc phỏng vấn với Haaretz, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài công nhận sự hào quang của danh tiếng đang tỏa chung quanh Ngài thu hút những nhà chính trị, ca sĩ, nhà văn và tài tử điện ảnh từ phương Tây đến Ấn Độ viếng thăm Ngài, và nói điều đó chỉ là xu hướng tạm thời. Mặt khác, những người nghiêm túc thực sự đang học nhiều hơn về nguyên lý của Phật Giáo và nhiều Viện nghiên cứu đang giảng dạy về Tôn giáo của chúng tôi và điều này sẽ kéo dài trong một thời gian lâu hơn nhiều.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng Ngài không muốn biết người ta nói hay nghĩ gì về Ngài, là một người Phật Tử, điều đó là sai nếu Ngài làm như thế.
Tôi nghĩ sự nổi tiếng và danh tiếng của tôi là quan trọng đối với những hoạt động của người dân Tây Tạng. Việc nhận được giải Nobel đã cho tôi cơ hội được tiếp cận với khán thính giả với quy mô rộng lớn và được nói với nhiều người về Tây Tạng.
Vị Lãnh đạo Tây Tạng đã nói với những báo cáo của truyền thông rằng có thể sẽ có sự chia rẽ xảy ra sau khi Ngài viên tịch, lúc đó người Trung Quốc sẽ chọn người lãnh đạo của họ để đứng đầu Phật Giáo Tây Tạng, điều đó thật là khôi hài. “Người Trung Quốc đang cố gắng trong nhiều năm để tung tin đồn về tình hình của tôi” - Ngài nói. “Cách đây 3 năm, lãnh đạo Trung Quốc nói tôi bị ung thư nguy hiểm và tôi sắp chết. Nhiều người ngay cả những người thân cận với tôi cũng tin vào điều này. Tất nhiên, điều này đã không xảy ra. Nhân dân Tây Tạng sẽ tiếp tục phát triển mà không cần tôi. Nhiều trường phái và dòng truyền thừa của Phật Giáo Tây Tạng đã có những bậc lãnh đạo đáng kính và họ có thể đại diện cho một thế hệ mới.