Jerusalem, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (Matthew Wagner-Tạp Chí Jerusalem)
Ngày Chủ Nhật, thủ Lĩnh Rabbi Tonah Metzger kêu gọi thành lập “Liên hiệp quốc về Tôn giáo” đại diện cho các lãnh đạo tôn giáo của tất cả các nước trên thế giới. Metzger đề nghị thành lập liên hiệp quốc tôn giáo tại Jerusalem và bầu Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma làm Tổng Thư Ký.
Metzger đưa ra ý tưởng trong cuộc họp bao gồm ông, thủ lĩnh Sephardic Rabbi, các nhà lãnh đạo Hồi Giáo và lãnh đạo lưu vong của Tây Tạng.
“Các nhà lãnh đạo tôn giáo sẽ có cơ hội gặp nhau và phát hiện rằng họ có nhiều điểm chung hơn là họ có thể nhận thấy” ông tiếp tục.
Ông Rabbi Menahem Fruman của trại định cư Samarian Tekoa tổ chức cuộc họp và cũng là người hỗ trợ cho các cuộc đàm phán với Hamas, đến tham dự chỉ vài giờ sau người Palestine, bao gồm đại diện Hamas, hủy cuộc gặp gỡ với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma dự định tại Bethlehem.
Theo phát ngôn viên của hiệp hội Tình Bạn Do Thái của người dân Tây Tạng, người Palestine nói rằng thời điểm dành cho cuộc gặp gỡ là không phù hợp, họ không bình luận chi tiết.
Nhắc đến việc hủy bỏ cuộc gặp gỡ, Rabbi Metzger kể một câu chuyện làm cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười.
“Có lần, có một Hassidic Rebbe (lãnh đạo tôn giáo của trường phái Hasidic) muốn tín đồ của mình thấm nhuần sự quan trọng của việc bố thí cho người nghèo trước Lễ Vượt Qua” Metzger nói.
“Ông đã gởi một sứ giả để lan truyền thông điệp này.
Khi người đưa tin quay về, ông nói với Rebbe “tôi thành công được 50%”.
"Ông nói như thế nghĩa là sao?” Rebbe hỏi
“Người nghèo đồng ý chấp nhận”.
“Tình hình ở đây tương tự như ở Do Thái. 50% chúng tôi rất sẵn sàng tiếp nhận thông điệp hòa bình của Ngài, chúng tôi đang đợi 50% còn lại chấp nhận”.
Kadi Muhamed Zibde, Chánh Án của tòa Án Sha’aria là một tiểu bang của Jerusalem nói với tạp chí Jerusalem trước cuộc họp, ông hy vọng trình lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và Thủ Lĩnh Rabbis “một phiên bản lành mạnh hơn của người dân Đạo Hồi”.
Hòa bình là nguyện vọng chính của người dân Đạo Hồi, ông nói - mẫu số chung trong những tôn giáo khác nhau có thể được sử dụng để tiến hành những cuộc đối thoại có hiệu quả.
"Tất cả các tôn giáo theo thuyết độc thần đều tin rằng có sự thánh thiện vốn có trong cuộc sống con người. Bất bạo động là một giá trị".
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói các nhà lãnh đạo tôn giáo có trách nhiệm đặc biệt để thay đổi tình hình. “Bất cứ công việc cao quý nào cũng đều có nhiều chướng ngại” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói “chúng ta cần có quyết tâm theo đuổi sự bình đẳng và sự thật”.
Fruman nói, đối thoại dựa trên sự tôn trọng tôn giáo lẫn nhau có thể giúp Do Thái nhận được sự công nhận về quyền tồn tại của Do Thái từ Hamas, tôn trọng những thỏa thuận trước đây và ít nhất một sự tạm ngưng khủng bố.
“'Nhà nước thế tục theo chủ nghĩa Do thái của Israel bị các nhà lãnh đạo Hamas xem như là con dao xấu xa của lời hủy báng, Fruman nói.
“Nhưng nếu ông cử thủ lĩnh Rabbis nói chuyện với Hamas theo ngôn ngữ tôn giáo, tôi tin chúng ta có thể thuyết phục họ công nhận chủ quyền của người Do Thái ở mức độ nào đó”.
Sự so sánh tương đồng luôn luôn có giữa sự lưu vong của người dân Tây Tạng vào năm 1959 và sự lưu vong của người dân Do Thái từ đất nước Do Thái. Dharamsala, thành phố của Ấn Độ trở thành trung tâm tâm linh của người dân Tây Tạng, cũng giống như Yavneh sau khi đền đã bị phá hủy.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, một người tự xưng là ngưỡng mộ người Do Thái, trong quá khứ đã gặp các Giáo sĩ Do Thái và những nhà lãnh đạo tâm linh để tìm hiểu thêm về Do Thái Giáo và cụ thể hơn là làm sao tồn tại trong cuộc sống lưu vong. Một trong những cuộc gặp gỡ này đã được Rodger Kamenetz miêu tả như người Do Thái trong Hoa sen. Kabbala của người Do Thái và thiền Mật tông của Phật giáo có rất nhiều điểm tương đồng.