Jerusalem, ngày 20 tháng 2 năm 2006 (Tạp Chí Jerusalem) - Sự hiện diện được chào đón tại Do Thái của Tenzin Gyatso, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 - vị lãnh đạo của người dân Tây Tạng, đã nhắc nhở người dân Do Thái rằng, suy cho cùng, chúng ta không phải là trung tâm của vũ trụ; có nhiều cuộc chiến chính trị, sự tiếp cận triết lý và con đường tâm linh không liên quan gì với người Do Thái, Israel hay sự xung đột giữa chủ nghĩa Trung Cổ Hồi Giáo và chủ nghĩa hiện đại của Phương Tây.
Đối mặt với một quốc hội Palestine mới được thành lập và do Hamas lãnh đạo, một cú ném đá từ thủ đô của chúng ta và đe dọa những lời chế nhạo từ Teheran ngay phía trên đường chân trời tên lửa đạn đạo, có lẽ, người Israel chúng ta có thể được tha thứ vì tập trung chủ yếu vào tình thế tiến thoái lưỡng nan của chính mình.
Cuộc chiến đấu của người dân Tây Tạng không phải vì sự độc lập khỏi Trung Quốc, nhưng vì sự tự trị văn hóa. Lãnh thổ rộng lớn và đầy núi non có diện tích lớn gần 6 lần diện tích của Do Thái, Tây Tạng nằm tại điểm giao nhau của Ấn Độ, Nepal và Trung Quốc.
Tây Tạng là một quốc gia do một nhà lãnh đạo tôn giáo điều hành được độc lập một thời gian ngắn vào năm 1911. Nhưng khi một cuộc nổi dậy của Tây tạng bên trong lãnh thổ Trung Quốc lan sang Tây Tạng vào năm 1956, Bắc Kinh bắt đầu đánh giá lại sự kiểm soát trong khu vực. Trước năm 1959 Trung Quốc đàn áp các cuộc nổi dậy của Phật Tử và chiếm nước Tây Tạng, ép Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma còn trẻ và 10 ngàn người theo Ngài phải trốn để tỵ nạn tại Ấn Độ - nơi mà hiện giờ họ đang cư trú. Ngày nay, do các chính sách của Trung Quốc mà người dân Tây Tạng trở thành dân tộc thiểu số trong chính đất nước của họ.
Người Do Thái biết duy trì nền văn minh độc đáo trong lúc sống lưu vong và đánh bại một kẻ thù chống lại những điều kỳ quặc đang áp đảo. Và người dân Do Thái Israrel cảm thấy sự đồng cảm đặc biệt đối với sự nghiệp của người dân Tây Tạng. Một vài người đang giúp thành lập viện bảo tàng Tây Tạng tại Ấn Độ.
Sự hiện diện chỉ của một Tăng sĩ ở đây (đây là chuyến thăm thứ ba của Ngài) đã khiến cho Đại sứ quán Trung Quốc tại Tel Aviv không thoải mái. Do đó, cả Thủ tướng đương nhiệm Ehud Olmert và Tổng thống Moshe Katsav đều không gặp Thánh Đạt Lai Lạt Ma. Sự nhạy cảm này - mặc dù được cho là thận trọng về mặt ngoại giao - đã đặt nhầm chỗ do sự coi thường của Bắc Kinh đã cho thấy mối quan ngại của Israel đối với việc tìm kiếm vũ khí hạt nhân của Iran; chưa kể đến sự ủng hộ mà chúng tôi - với tư cách là một quốc gia dân chủ và một nhà nước Do Thái, nên thể hiện cho sự nghiệp nhân quyền.
Đắc Nhân Tâm và sự khiêm tốn - những người ủng hộ Ngài tin rằng Ngài là một hiện thân hay là “tái sanh” của Đức Phật - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được nhận giải Nobel Hòa Bình vào năm 1989 vì đã gắn bó sự nghiệp chính nghĩa của mình trên tinh thần bất bạo động. Ngài lập luận, nói một cách thực dụng, rằng trong chính trị, lý trí phải chiến thắng tình cảm; rằng có sự phân biệt rõ ràng giữa hành động xấu xa và người đang thực hiện nó; rằng kẻ thù của ngày hôm nay có thể sẽ là bạn bè của ngày mai.
“Làm thế nào Ngài đối thoại với Hitler hay Stalin?” một phóng viên người Do Thái hỏi.
Bậc Hiền Nhân trả lời sau khi im lặng một hồi lâu: “điều này khó trả lời, nhưng khi đó biện pháp bạo động ngay cả còn thảm hại hơn.
Hôm qua, phát biểu trước cử toạ tôn kính tại trường Đại Học Hebrew của Jerusalem, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cho biết rằng, lòng bi mẫn không có nghĩa là đầu hàng, mà là theo nguyên tắc Talmudic “Điều gì bạn không thích thì đừng gây ra đối với người khác”. Điều này tương đồng trong tất cả các tôn giáo lớn; cuối cùng, bất bạo động là con đường duy nhất dành cho nhân loại.
Vì vậy, ngoài việc đồng cảm với sự đoan trang của một người ghét việc làm hại đối với kẻ thù của mình, và sự công bằng rõ ràng cho chính nghĩa của người dân Tây Tạng, người dân Do Thái có thể nhận được gì từ cuộc gặp gỡ này?
Ra đời sớm hơn Phật Giáo, truyền thống Juda là một truyền thống rất thực dụng. Hầu như truyền thống này không đặt bất cứ một sự khắc khe nào trên cuộc sống. Truyền thống này là nền văn minh tạo cảm hứng để hoàn thành tầm nhìn của Isaiah “Quốc gia không nên chỉa gươm chống lại quốc gia, họ cũng sẽ không học về chiến tranh nữa”
Tuy vậy thông điệp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đang lôi cuốn, cách của Ngài không phải cách của người Do Thái. Đối diện với kẻ thù tạo ra một vành đai ném bom tự sát, phản ứng của chủ nghĩa hòa bình đơn phương sẽ dẫn đến sự hủy diệt chúng ta. Ở vị trí của một nước Do Thái không hoàn hảo, chế độ Hồi Giáo phản ứng cực đoan sẽ nảy sinh. Mặc dù thông điệp bất bạo động vẫn vang lên chỉ là một niềm hy vọng mờ nhạt so với thế giới Hồi Giáo và Ả Rập. Có lẽ sự có mặt của “nhà tu sĩ Phật Giáo giản dị” này ít ra cũng nhắc nhở người dân Do Thái về cách chúng ta nên đối xử với nhau.
Cho dù sự chia rẽ của chúng ta chua cay như thế nào đi nữa, cho dù sự ghét bỏ được cảm nhận sâu sắc như thế nào đi nữa hay sự tổn thương đau đớn như thế nào đi nữa, sau Gaza và Amona, chúng ta phải ghê tởm sự bạo lực trong nội bộ cộng đồng. Chúng ta phải gợi lại ký ức của một người Thầy khác về bất bạo động. Linh mục Martin Luther King, khi những chiến sỹ da đen thúc giục ông từ bỏ con đường hòa bình vào năm 1966, ông cũng bỏ ngoài tai và tuyên bố “cho dù ai nói gì đi nữa, tôi cũng sẽ không sử dụng bạo lực!”