Jerusalem, ngày 22 tháng 2 năm 2006 (tạp chí The Epoch) – Thứ Sáu vừa qua, tại cuộc gặp gỡ lịch sử mang tên “Khơi lại Lòng Từ Bi”, Viện Dân Chủ Do Thái đã tặng cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma một bản phác thảo về Hiến pháp Dân chủ của Do Thái mà Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã góp phần giới thiệu. Bản hiến pháp được biết đến như Hiến pháp của sự Nhất trí. Đó là cuốn sách bị các phe phái tại Do Thái chỉ trích dữ dội.
Mở đầu cuộc họp, Giáo Sư Arye Carmon, Chủ Tịch của viện Dân Chủ Do Thái phát biểu về những sự khác nhau cần được chấp nhận và thỏa hiệp. Vài học giả người Do Thái nổi tiếng, thương gia và các thành viên khác cũng có mặt tại cuộc họp, đó là sự kiện lịch sử cho nền Dân chủ tại Do Thái. Trong số họ là Meir Shamgar - Chánh Án tòa án tối cao (Emeritus); Tali Lipkin-Shahak - nhà báo; Linda Gradstein (NPR) và Giáo Sư Avia Spivak - Phó Thống Đốc của Ngân Hàng Do Thái. Họ nêu lên vài câu hỏi thú vị cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý về sức mạnh, giáo dục và lịch sử của người dân của một quốc gia còn non trẻ. Đất nước có bề dày lịch sử nhưng quốc gia thì mới thành lập. Tuy nhiên, Ngài cảnh báo về sự kỳ vọng khi nền dân chủ vừa mới được áp dụng cho quốc gia thì giống như một điều gì đó sẽ mang lại sự thất vọng. Ý tưởng là chấp nhận khó khăn và giải quyết khó khăn khi nó phát sinh, bởi vì một số khó khăn sẽ không dự đoán trước được.
“Tôi tin rằng điều này nên được chấp nhận như là Hiến pháp của quốc gia” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập với sự quả quyết.
Nhiều thành viên của cộng đồng Do Thái tiếp tục hỏi Ngài về nhiều câu hỏi khác nhau từ bạo động, nhân công giá rẻ và nền kinh tế đối với việc Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng.
Về bạo động, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích chỉ với từng hoàn cảnh thì nên được phán xét đúng hay sai; như những cộng đồng lớn hơn thì nên thực thi công lý. Ngài tuyên bố rằng Phật Giáo chỉ dùng bạo lực trong vài trường hợp hiếm hoi bởi vì biện pháp hòa bình luôn được ưu tiên. Ngài cảm thấy rằng biện pháp hòa bình là biện pháp tốt nhất cho giải pháp lâu dài, và việc sử dụng bạo lực chỉ là giải pháp tạm thời, trong khi chúng ta cần tập trung vào động cơ và mục tiêu. Ngài nhấn mạnh chế độ chuyên chế thường thất bại bởi vì họ gây chiến với bản chất con người và là chế độ hung bạo nhất trong các chế độ.
Khi cuộc họp bắt đầu tập trung vào việc Trung Quốc chiếm đóng Tây Tạng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập rằng thể chế của Ngài sẽ tiếp tục nhưng sẽ bàn giao quyền lực lại cho chính phủ Tây Tạng - một khi Trung Quốc từ bỏ sự kiểm soát Tây Tạng. Lý do Ngài đưa ra là tập trung vào khái niệm của hiến pháp tôn giáo chứ không phải chính trị. Ngài đề nghị mỗi cộng đồng Tây Tạng nên bầu ra một chính phủ, khi Ngài nói về chính phủ Ấn Độ vào năm 1963, đã phát thảo hiến pháp trong khi hai phần ba chính phủ loại bỏ quyền lực của Đạt Lai Lạt Ma.
Ngài chuyển sự tập trung sang việc Trung Quốc xâm chiếm Tây Tạng và đề cập rằng mặc dù chính phủ Trung Quốc giới hạn Phật Giáo Tây Tạng, nhưng Phật Giáo Tây Tạng lại phát triển mạnh và nhiều người tại Trung Quốc đang theo Phật Giáo. Chính phủ Trung Quốc cho rằng Phật Giáo Tây Tạng đã tách Tây Tạng khỏi Trung Quốc.
Ngài bày tỏ sự quan tâm sâu sắc về văn hóa Tây Tạng đang bị chính phủ Trung Quốc làm xói mòn, chính phủ Trung Quốc muốn tiếng Trung Quốc trở thành ngôn ngữ chính thức được dạy trong các trường học và bắt buộc mọi người phải nói tiếng Trung Quốc trong các cửa hàng do người Trung Quốc làm chủ và chiếm ưu thế. Cũng giống như ở Mông Cổ, có nhiều người Trung Quốc ở Tây Tạng hơn người dân Tây Tạng bản xứ. Ngài diễn tả điều này như là “tội ác diệt chủng nền văn hóa”.
Cuộc họp chuyển sang tập trung vào vấn đề khủng bố.
“Ngài có thể nhổ tận gốc khủng bố? Tôi không nghĩ như thế. Sự loại bỏ về vật chất không phải là câu trả lời. "Chỉ có một cách duy nhất nhổ tận gốc chủ nghĩa khủng bố; đó là nó phải được thực hiện thông qua trái tim” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đáp.
Ngài lý luận rằng khi một tên khủng bố bị giết, nhiều người ủng hộ chúng sẽ nổi giận; và như vậy chúng ta sẽ tạo ra nhiều tên khủng bố cho tương lai. Thái độ thù địch đã tích lũy từ nhiều năm và nó căn cứ vào sự ganh tỵ với thế giới Phương Tây, điều này là sai lầm, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma dẫn chứng. Giải pháp chính là sự làm việc chăm chỉ và trở thành người có học thức để khắc phục sự ganh tỵ.
Ngài cảm thấy Do Thái có thể cần thiết sử dụng áp lực khi đàm phán với chính phủ Hamas. Tuy nhiên, họ nên chờ xem chuyện gì sẽ xảy ra trước. Ngài nói, phần lớn người dân không muốn bạo động và giải pháp sẽ là chung tay thực hiện các biện pháp bất bạo động.
Ngài hỏi “tại sao dân chúng đồng ý với Hamas?”
Khi nói về sự liên kết của hòa bình và hợp tác kinh tế, Ngài cảm thấy rằng hợp tác phải được cải thiện bởi vì hoàn cảnh mới trong nền kinh tế là quan trọng. Lịch sử cho thấy rằng Cộng Đồng Châu Âu yêu mến chủ quyền. Khi thế giới phát triển thành một cộng đồng, những thế lực thống nhất đang hợp tác nhiều hơn với nhau. Điều này có thể đạt được thông qua việc xây dựng trường học nơi trẻ em từ nhiều dân tộc cùng học chung. Bằng cách đó, tạo ra những trường học, cộng đồng và môi trường bình đẳng.
Khi được hỏi về nhu cầu phúc lợi và xã hội thị trường tự do, Ngài đáp “Tôi không phải là chuyên gia kinh tế. Tôi tin rằng kinh tế, chính trị, giáo dục, và y tế là những hoạt động khác nhau và cần có nhân văn, kể cả chiến tranh quân sự cần tình người sẽ giảm bớt sự tàn phá.
Ngài đề cập về tôn giáo chân chính dựa trên lòng từ bi không có sự hận thù; và chính trị sẽ tốt hơn khi không có hận thù. Nền kinh tế hiện tại đang thiếu những điều này, vì có ít sự quan tâm dành cho nhân viên, khách hàng, xã hội và hệ sinh thái đang bị hủy diệt. Sự chuyển lợi nhuận sang đầu tư cho giáo dục sẽ loại bỏ được những vấn đề này, theo như Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài tiếp tục đề cập; vấn đề với các chính phủ đó là những người lãnh đạo có điều gì đó bất ổn trong lòng. Ngài cảm thấy rằng tất cả các chính phủ đều có mặt tốt và mặt xấu.
Ý kiến của Ngài về hạnh phúc và nhân công rẻ mạc liên quan đến sự vắng mặt của một cơ cấu hay hệ thống, điều này lần lượt tạo ra sự thiếu an toàn, gia tăng tội phạm, sự thất vọng và bất bình đẳng. Một lần nữa Ngài nhấn mạnh đến làm việc chăm chỉ, và đạt được hệ thống giáo dục và chăm sóc sức khỏe do giới giàu có tài trợ. Nền kinh tế toàn cầu thịnh vượng phải giúp những nền kinh tế địa phương; điều này sẽ giúp cho người dân được hạnh phúc, tạo ra ít sự chia rẽ giữa con người. Ngài dẫn chứng, khi con người không được đối xử bình đẳng thì sẽ có sự bất công; và hiến pháp mới sẽ cung cấp quyền bình đẳng cho họ.
Ngài nói về một quốc gia hùng mạnh và di sản văn hóa sẽ đưa con người thoát khỏi nạn diệt chủng để chuẩn bị cho một sự lãnh đạo kế tiếp. Ngài trình bày về sự tin tưởng của Ngài vào quốc gia Tây Tạng và Mông Cổ sẽ làm điều đó khi tôn giáo trở nên nổi bật.
Ngài nói về ý nghĩa thực sự của lòng từ bi không liên quan đến sự thương hại, mà là ý thức quan tâm và chăm sóc không có phân biệt, và chân thành với sự công bằng mà chúng ta mở rộng ra dành cho mọi người bao gồm cả kẻ thù. Con người luôn cần sự giúp đỡ; và với tư cách là một Phật Tử, Ngài phải giúp đỡ họ.
Ngài được hỏi Hitler đã ảnh hưởng đến Ngài như thế nào; và Ngài trả lời bằng cách đề cập rằng tình yêu thương chính là cơ sở của lòng từ bi, và chúng ta phải chống lại những việc làm sai trái và giúp đỡ con người đó. Bất cứ ai cảm thấy hạnh phúc khi giết người thì họ đều là những người không được bình thường. Thế nên lòng căm thù cần phải được thay thế bằng sự tha thứ. Nhân dân Tây Tạng đã dành lòng từ bi đối với người dân Trung Quốc.
Cuộc họp được kết thúc bằng câu hỏi về sự yêu thích tiền bạc của một doanh nhân.
Ngài trả lời “Yêu thích tiền bạc là điều hợp lý. Bạn không thể làm bất cứ việc gì mà không có tiền. Không có tiền, chỉ cầu nguyện. Nhưng nếu bạn chỉ tôn thờ tiền bạc và cảm thấy rằng tiền là điều tuyệt vời duy nhất của cuộc đời mình thì đó là điều sai lầm! Tiền bạc không thể mua được sự bình yên trong tâm hồn”.
Viện Dân Chủ Do Thái kính chúc Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma may mắn và cám ơn Ngài đã quang lâm đến tham dự cuộc gặp gỡ này.