Shillong, Meghalaya, Ấn Độ, ngày 05 tháng Hai, 2014 - Có khoảng 1000 người Tây Tạng đã định cư ở Shillong, trong số đó có bốn gia đình đầu tiên đã đến đây vào năm 1947. Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nghe vị Cán bộ của Khu định cư nói điều này trong buổi yết kiến dành cho người Tây Tạng tại Thư viện Trung Tâm Tiểu Bang ở Shillong sáng nay, Ngài muốn biết có bất kỳ thành viên nào của các gia đình đó vẫn còn ở đây hay không. Đã có hai cánh tay đưa lên.
Sau khi Cán bộ Khu định cư đọc xong bản báo cáo về cộng đồng địa phương, bao gồm cả kế hoạch của họ cho một Trung tâm Cộng đồng Tây Tạng, Ngài bắt đầu nói:
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với cộng đồng Tây Tạng ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 tháng 2, 2014. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
“Cho đến nay, đã gần 55 năm kể từ khi chúng ta đã phải sống lưu vong; nhưng từ trước tới giờ tôi chưa từng đến đây. Trước đây tôi đã không có cơ hội, nhưng hôm nay tôi đã được ở đây và có thể gặp gỡ cộng đồng Tây Tạng. Mặc dù không có khu định cư chính thức, nhưng quý vị đã tìm ra những phương cách để tạo dựng cuộc sống của mình ở đây. Một khi chúng ta đã sống lưu vong, chúng ta đã có thể thiết lập một chính quyền và hiện nay có khoảng 100.000 người Tây Tạng sống ở Ấn Độ đang làm khá tốt.
“Như quý vị đã biết, từ năm 2011 tôi đã bàn giao hoàn toàn trách nhiệm chính trị cho vị lãnh đạo đã được bầu chọn. Không những tôi đã nghỉ hưu, mà tôi còn tự nguyện chấm dứt truyền thống của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tham gia vào những công việc thế tục của Tây Tạng. Trong quá khứ, chúng ta đã có một truyền thống của một Lạt Ma đảm nhận trách nhiệm này; chẳng hạn như khi Reting Rinpoche và Tagdrag Rinpoche đã làm việc như một Quan Nhiếp Chính. Họ là những Lạt ma vĩ đại nhưng những người làm việc dưới trướng của họ đã hành sử quá mức. Một số người đã lợi dụng chức vụ của họ. Khi còn nhỏ tôi đã thường chơi với những người quét rác, hầu hết trong số họ đã đến từ các làng mạc xa xôi hẻo lánh. Tôi thường đặt câu hỏi với họ về những gì đang xảy ra, và họ đã trả lời tôi một cách thẳng thắn. Khi tôi hỏi các quan chức phù hợp thì họ lại có xu hướng né tránh những vấn đề này.
“Năm 1951, Tagdrag Rinpoche từ chức và tôi đã đảm nhận trách nhiệm. Chúng tôi để lại cho Dromo. Khi chúng tôi trở lại Lhasa vào năm 1952, tôi thiết lập một ủy ban cải cách. Ngabo nhận nhiệm vụ này và bắt đầu thực hiện những thay đổi. Chúng tôi đã thiết lập một Hội đồng Tư pháp, đứng đầu là Yuthok. Chúng tôi đã đạt được một số cải cách, nhưng đụng phải những rắc rối vì người Trung Quốc không thích nó. Họ muốn bất kỳ sự thay đổi nào cũng phải được thực hiện theo cách của họ, vì vậy dự án đã không thành công”.
Ngài nói rằng khi Ngài trở về Tây Tạng vào năm 1957 sau chuyến viếng thăm Ấn Độ, Ngài đã bắt đầu để chuẩn bị cho kỳ thi của mình. Ngài đã thực hiện kỳ thi Lharampa cuối cùng của mình vào năm 1959. Sau khi đã thoát sang Ấn Độ, tại Mussoorie công việc đã được phân bổ lại đối với sự tồn tại của Kalons và Chính quyền lưu vong bắt đầu phát triển.
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với cộng đồng Tây Tạng đang tập trung tại Thư viện TT Tiểu bang ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 háng 2, 2014. Ảnh / Tenzin Choejor /VPĐLLM |
“Đối với sự chuyển giao quyền lực của tôi về mặt chính quyền vào năm 2011, tôi đã làm điều đó không miễn cưỡng, mà còn vui vẻ và cố ý. Cậu bé này từ Amdo có thể không gây ấn tượng sâu sắc lắm, nhưng ít ra cậu ấy đã không chứng tỏ là bị thất sủng. Chính phủ Ganden Phodrang đã được Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 thành lập gần 400 năm về trước, đã kết thúc dưới thời của Đạt Lai Lạt Ma thứ 14, trong khi mọi người dân vẫn còn niềm tin vào nó.
“Trong quá khứ, tôi đã từng lo lắng một chút về việc thoát khỏi đất nước. Tôi lo lắng về những gì sẽ xảy ra với sự nghiệp đại nghĩa của Tây Tạng nếu có điều gì đó xảy ra với tôi. Bây giờ thì tôi không còn lo lắng về điều đó nữa. Trên thực tế, một chính trị gia người Mỹ nói với tôi rằng, việc chuyển giao quyền lực về chính quyền của tôi đã gửi một bức thông điệp hiệu quả đến lãnh đạo Trung Quốc. Thật vậy, nhiều người Trung Quốc mà tôi biết, đã hy vọng rằng sự thay đổi dân chủ ở Trung Quốc có thể bắt đầu với sự điển hình này giữa những người Tây Tạng chúng tôi. Tôi chắc chắn là mình đã không rút lui vì từ bỏ hy vọng”.
Trở lại với vấn đề giáo dục, Ngài nói rằng trong gần 55 năm qua, những người Tây Tạng lưu vong đã khắc phục được nạn mù chữ. So với tình hình bên trong Tây Tạng, những người Tây Tạng lưu vong đã làm tốt hơn trong lĩnh vực giáo dục - mặc dù có một số vấn đề do bị thiếu những điều kiện thuận lợi. Ngài đã nói về chuyến viếng thăm gần đây của mình đến Bhandara ở Madhya Pradesh nơi mà có một Giảng Viên Tôn Giáo là một Sư cô tốt nghiệp ở Ni viện Dolmaling. Cô ấy hiện đang chuẩn bị để trở thành một Geshema. Các học sinh ở trường đã thực hiện một cuộc tranh luận đầy ấn tượng; đó chính là kết quả mà Sư Cô đã đào tạo cho họ, đó là điều rất quan trọng. Trong quá khứ, Giảng Viên Tôn Giáo thường cho rằng công việc của họ chỉ là dạy về sự cầu nguyện mà thôi, nhưng - Ngài nói - trách nhiệm của họ thực sự là để dạy cho mọi người hiểu được ý nghĩa thực sự của Phật giáo. Trẻ em không những cần một nền giáo dục hiện đại mà còn cần cả sự hiểu biết về truyền thống Nalanda.
“Hôm qua, trong Tu viện, tôi đã nói rằng nó không phải chỉ là một nơi để cầu nguyện và thực hành những nghi lễ, mà nó cũng nên là một nơi để học hỏi và nghiên cứu. Tôi sẽ cúng dường một Bộ Tạng của Kangyur (Kinh) và Tengyur (Luận) cho Tu viện, nhưng tôi hy vọng nó sẽ được sử dụng để nghiên cứu, chứ không phải chỉ là một đối tượng của sự kính lễ. Chúng tôi cũng sẽ sớm xuất bản một bộ gồm hai quyển tài liệu về khoa học Phật Giáo được chiết trích từ Kangyur và Tengyur và tôi hy vọng quý vị cũng sẽ đọc nó.
Những thành viên cao tuổi của khán giả đang lắng nghe Thánh Đức ĐLLM phát biểu trong cuộc gặp gỡ với cộng đồng Tây Tạng ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 tháng 2, 2014 Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
“Lúc còn nhỏ tôi đã quan tâm đến khoa học; và khi lớn lên tôi muốn nói chuyện với các nhà khoa học để tìm hiểu thêm về nó. Một Phật Tử người Mỹ đã cảnh báo tôi rằng, khoa học là tên sát thủ của tôn giáo; nhưng tôi nghĩ về lời khuyên của Đức Phật rằng, không nên chấp nhận Giáo lý của Ngài theo giá trị bề ngoài mà phải nghiên cứu và kiểm tra chúng, phải phân tích và thử nghiệm chúng. Tôi quả quyết rằng không có nguy hiểm gì về điều đó; và thế là cách đây 30 năm tôi đã bắt đầu thảo luận với các nhà khoa học.
“Tại cuộc Hội nghị Tâm thức và Đời sống vào năm 1989 tại Hoa Kỳ; một nhà khoa học nữ có uy tín đã nhìn với vẻ ngờ vực trước cảnh tượng của các cuộc thảo luận với các tu sĩ Phật giáo. Tuy nhiên, cô ấy hỏi tôi, trong truyền thống của Ngài có tin vào một Đấng Sáng Tạo hay không, tôi nói “Không”. Cô hỏi liệu chúng tôi có tin vào một linh hồn hay không, và một lần nữa tôi đã nói “Không”. Cô ấy nói rằng có vẻ như truyền thống Phật giáo của chúng tôi không phải là những gì như cô đã nghĩ. Dần dần sự quan tâm của cô ta đã lóe lên và cô tiếp tục hối thúc tôi với những câu hỏi thậm chí trong giờ giải lao dùng trà giữa các đợt thảo luận”.
Ngài nhắc lại rằng trong những năm 1960, chính quyền Trung Quốc đã phát hành một bài báo mô tả Phật giáo Tây Tạng chỉ là niềm tin mù quáng. Nó khẳng định rằng họ không cần thực hiện bất kỳ hành động nào cả, bởi vì nó sẽ khô héo đi một cách tự nhiên theo cách riêng của nó. Có lẽ họ sẽ phải rất ngạc nhiên rằng, hơn 40 năm sau, có những cuộc đối thoại rất nghiêm túc và quan trọng đã diễn ra giữa Phật giáo Tây Tạng và khoa học hiện đại. Điều này đạt đến đỉnh điểm vào năm ngoái với cuộc Hội Nghị về Tâm thức và Đời sống tại Tu viện Drepung ở Karnataka. Phía Phật giáo bao gồm rất nhiều Vị có kiến thức sâu sắc về những hoạt động của tâm thức và cảm xúc.
Ngày nay có rất ít người đến từ Trung Tâm Tây Tạng. Một số người đến từ Kham và Amdo, nhưng người dân từ Trung tâm Tây Tạng là rất hiếm. Ngài đã chỉ ra rằng số người của Trung Quốc lên đến 1,3 tỷ; trong khi Tây Tạng chỉ có 6 triệu người. Nếu hành động được thực hiện mà làm cho người Trung Quốc nổi giận, thì người bị đau khổ trực tiếp chính là những người dân Tây Tạng sống ở Tây Tạng.
“Nếu chúng ta làm kẻ thù của họ thì sẽ không có điều gì tốt cả, nhưng nếu chúng ta có thể có được người dân Trung Quốc về phía ta, thì điều đó sẽ hữu ích cho chúng ta. Nhà lãnh đạo mới Tập Cận Bình đã sử dụng khẩu hiệu cũ của Đặng Tiểu Bình “Tìm kiếm sự thật từ những sự kiện”. Ông dường như thực tế hơn Hồ Diệu Bang. Chúng ta không nên mất hy vọng! Sức mạnh của sự thật cuối cùng sẽ chiến thắng!”
Thánh Đức ĐLLM chụp hình với các thành viên của báo chí sau cuộc họp của họ ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 tháng 2, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Tại một cuộc họp với báo chí, Ngài bày tỏ sự vui mừng vì đã đến Shillong, nói với các nhà báo rằng Ngài đã thích chuyến viếng thăm này như thế nào. Ngài đã giải thích cho họ về ba cam kết của mình. Trước hết, là con người, tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc. Và trong việc theo đuổi hạnh phúc, Ngài muốn giúp mọi người hiểu rằng, mặc dù sự phát triển vật chất sẽ mang lại những tiện nghi cho cơ thể, nhưng sự hạnh phúc thật sự xuất phát từ việc phát triển những giá trị nội tâm. Là một tu sĩ Phật giáo - những người đã học được rằng - mặc dù có những sự khác biệt về triết lý, nhưng tất cả các tôn giáo đều có cùng chung một mục tiêu là khuyến khích việc trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng từ bi; thế nên Ngài đã hoạt động để thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Cuối cùng, là một người Tây Tạng, Ngài quan tâm đến việc bảo tồn tôn giáo, văn hóa và môi trường Tây Tạng.
Ngài cũng khuyến khích các phương tiện truyền thông có trách nhiệm thông báo cho công chúng về tầm quan trọng của các giá trị nội tâm. Ngài cho biết họ cũng có một vai trò trong việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Ngài nhắc nhở họ rằng các phương tiện truyền thông có một vai trò đặc biệt để phát hiện những gì đang xảy ra và thông báo cho công chúng một cách phù hợp, không nên có sự thiên vị hay đạo đức giả.
Trong số những câu hỏi mà Ngài đã được hỏi, câu đầu tiên là về chuyến viếng thăm đầu tiên của Ngài đến Shillong; và Ngài trả lời rằng đó là một nơi tuyệt đẹp, bầu trời trong xanh và quang đãng; và bất cứ nơi nào Ngài đến, mọi người đều xếp hàng trên đường phố, thể hiện cảm giác ấm áp của tình bạn. Về câu hỏi điều gì có thể kết nối người Tây Tạng lại với nhau; Ngài nói rằng đó chính là ngôn ngữ và văn hóa; nhưng Ngài cũng chỉ ra rằng, sự đàn áp của Trung Quốc đã khiến cho trở nên đặc biệt thành công trong việc thúc đẩy ý thức đoàn kết của người dân Tây Tạng. Ngài nhớ lại không những sự nỗ lực không hiệu quả về việc ủng hộ cho Tây Tạng tại Liên Hiệp Quốc, mà còn là lời tuyên bố của Mao Trạch Đông rằng Trung Quốc coi Tây Tạng là một trường hợp đặc biệt. Năm 1974, những quyết định đã được thực hiện về sự cần thiết phải nói chuyện với Trung Quốc, bắt đầu công tác chuẩn bị về Phương pháp Trung Đạo. Điều này đã từng bước thu hút được sự ủng hộ của công chúng.
Liên quan đến việc nên làm gì với nạn tham nhũng; Ngài cho biết rằng có một nhu cầu cần phải giáo dục cho mọi người; nhưng chỉ ra rằng không phải là chỉ có Ấn Độ bị ảnh hưởng. Tham nhũng cũng giống như một căn bệnh ung thư trên toàn thế giới. Trong khi Ngài trả lời câu hỏi về nền dân chủ Ấn Độ bằng cách bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với nó, thì đối với phần thứ hai của câu hỏi về những điều mà Ngài không thích nhất; Ngài trả lời: “Có quá nhiều tự do! Tự do quá mức mà không có kỷ luật hay tinh thần trách nhiệm gì cả!”
Thánh Đức ĐLLM và đại diện của các truyền thống tâm linh khác đang thắp nến vào lúc bắt đầu của sự kiện liên tôn giáo ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 tháng 2, 2014 Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
Sự tham gia cuối cùng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Shillong là một sự kiện liên tôn giáo. Nghị sĩ Tây Tạng - Yangchen Dolkar - đã giới thiệu sự kiện, nói rằng cuộc hội nghị đã được triệu tập thể theo thói quen của Ngài về sự thăm viếng một cách trân trọng đối với các Thánh địa của những truyền thống khác. Các Đại diện của các truyền thống tâm linh khác nhau, mỗi vị thắp sáng một ngọn nến như để làm rạng rỡ tình bằng hữu, và đặt nó ở phía trước khán đài. Từng người một, các thành viên của một số giáo phái Thiên Chúa giáo, đại diện cho phụ nữ Hồi giáo và Kỳ Na giáo, đại diện của đạo Sikh, Ấn Độ giáo và Phật giáo bước về phía trước để nói lời chào mừng và cầu nguyện.
Khi đến lượt mình đến, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chào mừng các vị đại diện đáng kính của các truyền thống khác nhau và các anh chị em trong hội trường. Ngài nói rằng, lần đầu tiên Ngài đã gặp các nhà lãnh đạo của các truyền thống tâm linh khác nhau khi Ngài đến Ấn Độ vào năm 1956 để tham dự lễ kỷ niệm Đức Phật Jayanti. Sau đó, Ngài đã gặp và quen biết Đức Giáo Hoàng và Tổng giám mục Canterbury.
Ngài nói: “Tất cả các truyền thống tôn giáo đều nói về tình yêu thương, thường mô tả về Đấng Tạo Hóa trong sự hiện thân của tình yêu thương vô hạn. Những người thuộc về những truyền thống này là những người đã cống hiến cuộc đời mình để phục vụ tha nhân. Chẳng hạn như, hãy nhìn vào những công việc vĩ đại mà các anh chị em Thiên Chúa giáo đã làm ở những nơi xa xôi trên thế giới cho vấn đề sức khỏe và giáo dục. Phật tử chúng ta không có được những thành tựu như thế”.
Ngài đề cập đến một phóng viên đã từng có mặt tại Iran vào thời điểm của Ayatollah Khomeini. Ông đã nói với Ngài rằng, mặc dù quan điểm chung của Ayatollah trên báo chí nước ngoài là tiêu cực; nhưng ông đã quan sát cách mà những giáo sĩ Hồi Giáo nhận được những cúng phẩm - dưới sự hướng dẫn của ông ta - đã chia phát lại để giúp đỡ cho người nghèo.
“Thomas Merton là người đã thực sự giới thiệu cho tôi những giá trị của Thiên Chúa giáo. Chúng tôi đã dành nhiều ngày để thảo luận, trao đổi quan điểm cho nhau. Chúng tôi tìm thấy nhiều điểm tương đồng trong sự thực hành của chúng tôi, điều đó đã nhắc nhở tôi về một lần viếng thăm một Tu viện ở Pháp, tôi đã nói với các Tăng Sĩ đã dành trọn cuộc đời trong lời cầu nguyện, rằng tôi bị ấn tượng bởi ý nghĩ rằng nó có vẻ như truyền thống tu viện của chúng ta đều xuất phát từ một nguồn chung. Các khuôn mẫu về cuộc sống hàng ngày của Merton cũng giống như của riêng tôi. Tôi thức dậy khoảng 3:00 và ông dậy lúc 2 giờ sáng, sớm hơn một tiếng đồng hồ. Và cũng giống như tôi, ông đi ngủ sớm vào buổi tối.Các thành viên của khán giả lắng nghe Thánh Đức ĐLLM trong sự kiện liên tôn giáo ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 tháng 2, 2014. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
“Vua Martin Luther và cuộc đấu tranh cho quyền lợi cơ bản của công dân là một nguồn cảm hứng khác, và tất nhiên Mahatma Gandhi. Ông là một người Ấn Độ giáo, nhưng ấp ủ một sự tôn trọng sâu sắc đối với tất cả các truyền thống tôn giáo. Không hề có cơ sở cho cuộc xung đột giữa các tôn giáo; quan hệ giữa họ cần được dẫn dắt bởi sự hài hòa.
“Khi chúng ta nói rằng các truyền thống tôn giáo có chung một thông điệp, tuy nhiên, cũng có những khác biệt đáng kể giữa họ, tôi đồng ý. Về quan điểm triết học có sự khác biệt, nhưng mục tiêu hay mục đích của họ là như nhau, là bảo vệ sự thực hành về tình yêu thương. Có những phương pháp khác nhau nhưng với cùng một mục tiêu. Đây là lý do tại sao tôi hoàn toàn cam kết khuyến khích hòa hợp tôn giáo.
“Truyền thống của người Tây Tạng thuộc về truyền thống nghiên cứu và thực hành, chúng tôi bắt nguồn từ truyền thống của trường Đại học Ấn Độ cổ đại của Nalanda. Chúng tôi bắt đầu bằng cách học thuộc lòng những cuốn sách cơ bản, điều đó chẳng dễ dàng chút nào khi bạn không hiểu ý nghĩa của chúng! Sau đó chúng tôi nghiên cứu những bài luận giải; và học hỏi để tranh luận về những gì chúng tôi đã hiểu. Đây là cách mà chúng tôi nghiên cứu khoảng 40 quyển sách trong khoảng thời gian 20-30 năm. Trên cơ sở nghiên cứu như vậy mà chúng tôi đã có thể tham gia vào cuộc đối thoại với các nhà khoa học hiện đại; trong khi khoa học có kiến thức tốt về các hoạt động của thế giới vật chất, thì truyền thống Ấn Độ cổ đại này lại có kiến thức rộng lớn về sự hoạt động của tâm thức.
Các Nhạc sĩ biểu diễn những bài hát truyền thống khi bế mạc sự kiện liên tôn giáo ở Shillong, Meghalaya, Ấn Độ vào 05 tháng 2, 2014. Ảnh / Tenzin Choejor /VPĐLLM |
"Kiến thức này là sự phù hợp tuyệt vời ngày hôm nay. Tôi kêu gọi các bạn Ấn Độ hãy quan tâm đến thế tục trong nền di sản cổ đại của đất nước bạn, với kiến thức và kinh nghiệm về ý thức và cảm xúc của nó.
"Tôi muốn cảm ơn những người đã tổ chức sự kiện này và tôi muốn cảm ơn tất cả các bạn đã đến tham dự”.
Vị Phó Hiệu trưởng đã phát biểu lởi cảm tạ. Ông đặc biệt bày tỏ sự cảm kích đối với sự hiện diện của Ngài. Sự kiện này đã được kết thúc với một số màn trình diễn âm nhạc và ca múa của các sinh viên của Viện Văn hóa và Nghệ thuật Meghalaya, một đội ca múa Tây Tạng, nhóm Na Rympei và đội hợp ca Serenity. Ngài đích thân chào tạm biệt với mỗi đại diện của các tôn giáo trước khi trở về Raj Bhawan. Sáng sớm mai Ngài sẽ đi Guwahati, từ đó Ngài sẽ bay đến Delhi và đến Dharamsala.