Hamburg, Germany, 25 August 2014 - His Holiness the Dalai Lama visited the Museum of Ethnology, Hamburg, this morning. It is currently holding an exhibition entitled ‘Tibet - Nomads at Risk. He was appreciative of the photographs depicting the nomads’ way of life, traditions and the threats that put them at risk. He talked about the negative effects of deforestation, reckless mining for minerals, and the forced settlement of nomads that ultimately leaves them at a loss.
Thánh Đức ĐLLM xem Triển lãm về đề tài “Tây Tạng - Người dân du mục đang gặp nguy cơ” tại Bảo tàng Dân tộc học ở Hamburg, Đức vào 25 tháng 8, 2014. Ảnh / Manuel Bauer |
Được gợi nhắc từ một bức ảnh của lá cờ Tây Tạng, Ngài đã kể lại câu chuyện về Chủ tịch Mao Trạch Đông đã cho phép Ngài treo nó như thế nào. Ngài lưu ý một bức ảnh khác của người đoạt giải Nobel Lưu Hiểu Ba bị cầm tù; trong khi một bức ảnh của những con Yak (bò Tây Tạng) đã nhắc nhở rằng, Ngài đã cảm thấy tự tin hơn nhiều khi cưỡi con Yak ở vùng núi hơn là cỡi một con ngựa, bởi vì nhờ những chiếc móng của chúng đã mang lại cho chúng sự kiên định và vững chắc hơn.
Do một lỗi trong thang máy cũ của Viện Bảo tàng đã khiến cho Ngài đến Trung tâm Quốc hội trong ngày thứ hai của đợt thuyết Pháp hơi trễ hơn một chút so với chương trình. Sau khi Ngài và khán giả đã an tọa vào chỗ ngồi của mình, Ngài đã mời họ đặt câu hỏi. Người đầu tiên bước về phía trước, hóa ra là một người biểu tình NKT / ISC, đã hét lớn tiếng thách thức Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với luận điệu cáo buộc rằng Trijang Rinpoche đã mô tả Shugden là một bậc giác ngộ, hỏi tại sao Ngài đã nói dối trong sự mâu thuẫn với vị Thầy của mình. Ngài cười khúc khích và bắt đầu:
“Nhưng đó chỉ là câu chuyện từ phía của bạn. Tôi đã là một tu sĩ Phật giáo hầu như trọn cả đời mình, và tôi nay đã gần 80 tuổi rồi. Một khía cạnh quan trọng của giới luật Tăng sĩ là không nói dối; tất cả việc làm của tôi đã được minh bạch ...”
Mặc dù đã được trao cho cơ hội để Ngài giải thích cặn kẽ về quan điểm của mình, nhưng người hỏi đã không lịch sự lắng nghe câu trả lời của Ngài, mà vẫn tiếp tục hạch hỏi Ngài về việc nói dối. Vì ông đã trở thành kẻ gây rối, nên nhân viên an ninh đã lặng lẽ đưa ông ra khỏi hội trường.
Người hỏi tiếp theo muốn biết làm thế nào chúng ta có thể sống trong một thế giới mà rất nhiều trẻ em đang sống trong nghèo khổ và nguy hiểm. Ngài trả lời rằng, bạo lực - một sự giết chóc không thể tưởng tượng được - và sự tham nhũng mà chúng tôi đã nghe về những tin tức, rõ ràng là những dấu hiệu của sự thiếu nguyên tắc đạo đức. Ngài lặp lại sự thuyết phục của mình về sự cần thiết phải thúc đẩy nền đạo đức thế tục một cách rộng rãi thông qua giáo dục, thì có thể đưa đến giai đoạn sau của thế kỷ 21 sẽ trở nên hòa bình và từ bi hơn.
Đối với một câu hỏi tương tự về tình trạng bạo lực tại Gaza, Iraq và Syria, Ngài nói rằng một khi cảm xúc của con người đã bị kích động thì rất khó để đàm phán với họ. Tuy nhiên, bằng cách nhìn thấu đáo được vấn đề, chúng ta có thể cố gắng để ngăn chặn một sự lặp lại của tình huống như vậy trong tương lai. Một ý kiến cho rằng rất khó để suy nghĩ về tánh Không của sự đau khổ của người khác, Ngài giải thích rằng cảm xúc tích cực không tìm kiếm một mục tiêu độc lập, vì vậy chúng ta có thể phát triển lòng từ bi đối với tất cả chúng sinh, nhưng không thể trở nên tức giận với tất cả họ. Cảm xúc tiêu cực được dựa trên một quan niệm sai lầm về sự tồn tại thực sự; và sự hiểu biết về tánh Không chính là phương pháp đối trị của sự nhận thức sai lầm đó.
Một thanh niên cho biết rằng, cậu ta chấp nhận rằng sự hiểu biết về tánh Không có thể đoạn trừ được trạng thái tiêu cực của tâm trí; và hỏi Ngài rằng sẽ tốt hơn để tìm hiểu về tánh Không hay cố gắng để giúp đỡ mọi người. Ngài nói rằng vào độ tuổi 31 thì có thể sẽ là có ích hơn để cố gắng giúp đỡ những người khác với sự tôn trọng và một khát vọng tích cực để tạo ra công đức, nhờ vậy mà sau này có thể giúp cho sự hiểu biết về tánh không sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Tiếp tục sự giải thích về “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài Tịch Thiên, Ngài nói rằng Ngài sẽ nói về lòng vị tha và Bồ Đề Tâm. Ngài chọn ra những vần kệ từ Chương Một trong đó nói rằng những người muốn diệt trừ sự khó khăn của chúng sinh và trải nghiệm niềm hỷ lạc thì không nên từ bỏ Bồ Đề Tâm. Một người làm phát khởi Bồ Đề Tâm được biết đến như một người con của Đấng Thiện Thệ, và trở nên xứng đáng với sự tôn trọng. Ngài trích dẫn lời của Ngài Giải Thoát Quân nói rằng con đường dẫn đến sự giác ngộ là tập trung tâm trí vào lòng từ bi và chúng sinh. Hơn nữa, trong khi công đức thông thường thì sẽ bị cạn kiệt dần như cây chuối (loại cây chỉ cho ra quả có một lần), còn công đức của Bồ đề tâm thì sẽ phát triển dồi dào và không bao giờ hết. Bản Kinh nói rằng Bồ đề tâm có thể được xem như là có hai loại: một là Bồ Đề Tâm Nguyện - chỉ là một nguyện vọng khát khao (để cứu độ chúng sinh); và một là Bồ Đề Tâm Hạnh - liên quan đến việc thực hành tích cực (để cứu độ chúng sinh).
Thánh Đức ĐLLM nói về Tôn giáo và đối thoại trong xã hội hiện đại được tổ chức bởi ĐH Viện Tôn Giáo Thế Giới tại Hamburg, Đức Hamburg tổ chức vào 25 tháng 8, 2014 Ảnh / Manuel Bauer |
Trong giờ nghỉ để dùng cơm trưa, Ngài đã gặp gỡ với một nhóm từ Trường Đại học Hamburg đã được Giáo sư Tiến sĩ Wolfram Weisse triệu tập để nói về Tôn giáo và đối thoại trong xã hội hiện đại. Giáo sư hỏi rằng liệu có phải đối thoại với các truyền thống tâm linh khác là một phần tự nhiên của Phật giáo. Ngài trả lời:
“Trong cuộc đời Đức Phật, Ngài đã chạm trán với các học giả và các hành giả khác, nhưng liệu chúng ta có thể nói rằng đã có sự đối thoại giữa họ hay không chúng ta không biết. Mặt khác, Đức Phật dường như đã thuyết giảng Giáo lý từ những quan điểm khác nhau tùy thuộc vào hoàn cảnh và đối tượng mà Ngài đang giảng dạy. Trong thời đại chúng ta, cần lưu ý rằng Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã đưa ra các cuộc họp liên tôn giáo Assisi và bắt đầu đề cập đến tôn giáo ở số nhiều”.
Trở lại Hội trường giảng dạy, Ngài lại mời câu hỏi từ phía khán giả. Một phụ nữ bày tỏ tình yêu dành cho các truyền thống Phật giáo, nhưng cảm thấy mình quá lười biếng để tham gia vào Phật Giáo. Ngài nói với cô rằng, chính Ngài cũng có xu hướng lười biếng, nhưng Ngài đã phát hiện ra rằng, khi mục tiêu không rõ ràng thì dễ dàng bị lười biếng hơn; nhưng khi mục tiêu đã rõ ràng thì sẽ dễ dàng hơn để đạt được. Một phụ nữ khác muốn biết làm thế nào để dạy trẻ em và người lớn học cách thiền định về tánh Không và Ngài trả lời:
“Tốt hơn hết là nên dạy trẻ em về tình yêu thương và lòng từ bi. Và nếu chỉ giảng dạy thông qua ngôn từ thôi là không đủ; bạn cần phải đưa ra những ví dụ nữa! Nếu bạn cố gắng để dạy về từ bi với một khuôn mặt lạnh lùng, thì ai sẽ hiểu được điều gì chứ?
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện trong phần buổi chiều ngày thứ hai của đợt thuyết giảng của mình tại Hamburg, Đức vào 25 tháng 8, 2014 Ảnh / Manuel Bauer |
Chương Bốn của “Nhập Bồ Tát Hạnh” liên quan đến sự tận tâm, đưa cuộc sống của chúng ta vào con đường có ý nghĩa hơn. Chương thứ Năm liên quan đến việc tự quán sát nội tâm và chánh niệm. Chương Sáu, liên quan với sự kiên nhẫn, cũng đề cập đến những hạn chế của sự giận dữ và thù hận.
“Không gì tồi tệ bằng;
Một cái tâm sân hận;
Và không thực hành nào,
Bằng thực hành Hạnh Nhẫn.
Vì vậy tôi thành khẩn,
Trưởng dưỡng hạnh Nhẫn Nhục,
Bằng nhiều cách khác nhau”.
Nó cũng bao gồm những lời khuyên thực tế và thiết thực rằng, nếu sự kiểm tra của bạn về một vấn đề cho thấy có một biện pháp khắc phục, vậy thì lo lắng hay giận dữ để làm gì? Và nếu không có biện pháp khắc phục, thì sự lo lắng và tức giận cũng chẳng lợi ích gì. Kiên nhẫn có lợi thế tuyệt vời mà ngay cả khi bạn đang bị kích động, bạn cũng sẽ không bị đánh bại bởi sự tức giận, mà sẽ giữ được sự bình thản của tâm hồn.
Chương Bảy liên quan đến sự nhiệt tình; và chương Tám có dính dáng với Thiền định. Có lời khuyên dành cho việc phát triển sự tập trung nhất tâm đối với việc sử dụng chánh niệm để đối phó với hai chướng ngại của hôn trầm và trạo cử; nó cũng liên quan đến việc phát khởi Bồ Đề Tâm. Một phương pháp đó là Thất Nhân Quả Khẩu Quyết (bảy lần nhân quả); nhưng ngài Tịch Thiên, hành theo Ngài Long Thọ, đã trình bày phương pháp “Hoán vị Ngã - Tha” (đặt mình vào hoàn cảnh của người khác. Ngài cho biết: “Sau khi thiền định về những ưu điểm của sự độc cư và đã điềm tĩnh lại những suy nghĩ lan man, bạn nên trau dồi Bồ Đề Tâm”. Vì sao?
“Tôi nên đoạn trừ những đau khổ của tha nhân
Vì đó là khổ đau cũng như nỗi khổ của chính tôi.
Tôi nên quan tâm đến những chúng sinh khác
Bởi vì chính tôi cũng là một chúng sinh.
“Khi hạnh phúc được ưa chuộng như nhau
Đối với tôi cũng như với người khác,
Thì có gì đặc biệt đối với tôi
Mà chỉ cố gắng đạt hạnh phúc cho riêng mình?
“Khi sợ hãi và khổ đau đáng ghê tởm như nhau
Đối với tôi cũng như với người khác
Thì có gì đặc biệt đối với tôi
Mà tôi chỉ bảo vệ cho riêng mình?”
His Holiness the Dalai Lama during the afternoon session of the second day of his teachings in Hamburg, Germany on August 25, 2014. Photo/Manuel Bauer |
Ngài tiếp tục đọc lướt nhanh qua bản văn, dừng lại một vài chỗ để làm nổi bật một vài điểm, kết thúc với sự tóm tắt của Ngài Tịch Thiên:
“Người không trao đổi hạnh phúc của riêng mình
Cho sự khổ đau nhọc nhằn của người khác,
Thì chắc chắn sẽ không đạt được Phật quả.
Thì làm sao tìm được hạnh phúc trong cõi luân hồi?”
Sau đó Ngài đọc lướt nhanh qua bản văn ngắn của “37 Pháp hành của Bồ Tát”, do bậc Đạo Sư Tây Tạng Thogmey Sangpo trước tác. Ngài được biết đến với biệt danh Gyal-sey có nghĩa là Con của Đấng Chiến Thắng hay Bồ Tát. Ngài là người sống cùng thời với vị học giả vĩ đại Buton Rinchen Drup vào thế kỷ thứ 14. Ngài đã chỉ ra rằng, cũng giống như Lam Rim, tác phẩm đã theo trình tự tiến triển của chúng sinh thuộc phạm vi căn cơ thấp, trung bình, cao và tiếp tục soạn thảo công phu về sự thực hành Sáu Ba La Mật.
Lưu ý rằng Ngài đang ban khẩu truyền bản văn này bằng tiếng Tây Tạng, khi Ngài đã đọc đến phần cuối cùng, Ngài bảo vị thông dịch viên của mình đừng dịch sang tiếng Đức những gì mà Ngài đã đọc; bởi vì các thính giả của Ngài đã có bản copy của bản văn này rồi.
Ngài giải thích rằng, ngày mai Ngài sẽ hướng dẫn nghi lễ phát khởi Bồ Đề Tâm và truyền Bồ Tát Giới trước khi truyền quán đảnh Đức Quan Thế Âm. Trong khi các giáo lý mà Ngài đã thuyết giảng cho đến nay đã được ban truyền rộng rãi công khai đến cho tất cả mọi người. Ngài nói rằng để tạo ra và duy trì một mối quan hệ thanh tịnh giữa người Thầy và đệ tử; Ngài yêu cầu những người tùng thuận theo thần Dolgyal - đó hoàn toàn là sự chọn lựa của riêng họ - thì không nên tham dự buổi thuyết Pháp vào ngày mai! Bởi vì sẽ có cơ hội để cùng nhau thiền định vào ngày mai, nên Ngài đề nghị rằng tối nay các thính giả nên suy ngẫm về Bồ đề tâm và sự hiểu biết về tánh Không để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày mai.