Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ, ngày 11 Tháng Bảy 2014 - Đức Đạt Lai Lạt Ma có hai vị trí ngồi trong Sảnh Đường Thời Luân. Một là Pháp tòa lớn ở chính giữa đối diện với khán giả - nơi mà Ngài đã ngồi thuyết pháp trong nhiều ngày qua. Một chỗ ngồi nữa thấp hơn - nơi mà Ngài nhìn theo hướng đối diện với Mạn-đà-la cát Thời Luân. Đó là nơi mà sáng nay Ngài đã ngồi suốt bốn tiếng rưỡi đồng hồ để thực hiện qua các nghi lễ khác nhau và nghi thức tự quán đảnh để chuẩn bị cho lễ Quán Đảnh mà Ngài sẽ ban truyền vào buổi chiều. Sau bữa cơm trưa nhanh gọn; Ngài đã sẵn sàng! Một lần nữa Ngài tiến đến phía trước Sảnh đường, bước đi từ bên này sang bên kia, mỉm cười và vẫy tay chào đám đông đang háo hức trong những lời cung đón.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Quán Đảnh Thời Luân lần thứ 33 ở Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 11, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Sau khi an tọa trên Pháp tòa và tụng xong những vần kệ kính lễ; Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thu hút sự chú ý của các vị thần linh và tiểu thần linh cũng đã đến để lắng nghe Giáo Pháp. Ngài nhắc lại rằng ở Tây Tạng trong thế kỷ vừa qua; Ngài Serkong Dorje Chang đã ban truyền một lễ Quán Đảnh Thời Luân và vào lúc kết thúc Ngài đã tuyên bố rằng tất cả mọi chúng sanh trong ranh giới của Tu viện Ganden đều đã đắc được Quán Đảnh.
“Tôi đã quán tưởng rằng tất cả những ai muốn được có mặt ở đây nhưng đã không thể đến được - đều sẽ nhận được Quán đảnh này”, Ngài nói. “Có những người ở Tây Tạng và Trung Quốc, họ muốn tham dự các nghi lễ này, nhưng do những trở ngại khác nhau nên họ đã không thể đến được. Tôi muốn tất cả những vị ấy biết rằng tôi đã có họ trong tâm thức của tôi khi chúng ta thực hành xuyên qua lễ Quán đảnh.
“Hôm nay, chúng ta sẽ đi qua các thủ tục của các môn đệ tiến vào Mạn-đà-la; là nền tảng của sự trưởng dưỡng tâm thức tỉnh của Bồ đề Tâm và trí tuệ tánh Không. Tất nhiên, một vị Lạt Ma - với sự thành tựu vĩ đại - có khả năng ban phước gia trì sâu rộng để có thể làm lợi lạc không những chỉ cho chúng sinh mà còn ngay cả những tảng đá và vân vân; nhưng nền tảng của lễ Quán đảnh mà chúng ta quan tâm cho đến bây giờ là một số hiểu biết về Tánh Không và cảm giác của Bồ đề Tâm. Trên cơ sở này, chúng ta sẽ có thể thực hiện một sự chuyển hóa nội tâm của mình”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng chúng ta không thể nói về những hành động bất thiện như là những thực thể có hình dạng cụ thể rõ ràng; bởi vì chúng là kết quả của một số yếu tố như: một chúng sinh khác, một động lực, và một hành động gây tổn hại. Ngài nói rằng tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc, và cho dù đó là một suy nghĩ, lời nói, hay việc làm; nếu một hành động mang lại đau đớn và tổn hại thì nó được cho là bất thiện. Nếu chúng ta quan sát các loài động vật như chó chẳng hạn; chúng ta sẽ thấy rằng nếu một trong số những con chó ấy là đặc biệt yên lặng và an tĩnh thì những con chó xung quanh cũng tĩnh lặng. Không phạm những hành động bất thiện cũng có sự ảnh hưởng tương tự như thế. Điểm quan trọng là chúng ta phải rèn luyện tâm thức của mình. Nếu bạn hành động trên cơ sở của một tâm thức vô kỷ luật, kết quả có thể sẽ là tiêu cực.
Một vài trong số hơn 140.000 người tham dự Quán Đảnh Thời Luân lần thứ 33 của Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 11 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Rèn luyện tâm thức không thể đạt được chỉ qua sự cầu nguyện hoặc trì tụng thần chú. Một tâm thức vô kỷ luật lây sang vào sự tức giận và hận thù sẽ làm phát triển sự ác cảm đối với người khác. Phương pháp đối trị sự ác cảm ấy chính là trưởng dưỡng tâm từ bi.
Khi có một trận lũ lụt xảy ra, bạn cần phải kiểm tra nguyên nhân của nó và thực hiện các bước để ngăn chặn nó khỏi xảy ra lần nữa. Đó cũng là những gì mà chúng ta cần phải làm tương tự như vậy trong thế giới nội tâm của mình; chúng ta phải xem xét những nguyên nhân của nó và áp dụng các biện pháp đối trị. Bởi vì những đối tượng khác nhau sẽ kích động sự tham đắm hay giận dữ của chúng ta; vì vậy chúng ta phải duy trì sự cảnh giác để điều chỉnh hành vi của mình và kiềm chế bản thân không làm tổn hại đến người khác.
Trở lại lúc bắt đầu của phần Quán đảnh; Ngài giải thích rằng Ngài đã cúng thí một chiếc bánh nghi lễ để xui khiến cho các lực lượng can thiệp quấy nhiễu không gây cản trở các nghi lễ về việc hướng dẫn các môn đệ vào Mạn đà la Thời Luân. Ngài nhắc đến ngoại Thời Luân (Thời luân bên ngoài: môi trường sống mà chúng sanh đang sống), nội Thời Luân (Thời luân bên trong: cơ thể và tâm trí của chúng sinh) và Tha Thời Luân (Thời Luân khác: quá trình của Thời Luân mà nhờ đó họ có thể chuyển hóa thành giác ngộ).
Ngài đề cập đến phẩm chất của một vị Lạt ma – người truyền Quán đảnh. Vị ấy phải đã nhận xong được lễ Quán đảnh, thực hiện xong việc nhập thất, và như vậy là có đủ tư cách để truyền Quán đảnh cho người khác. Ngài cũng đề cập rằng người tốt nhất để nhận lễ Quán đảnh đó là một vị Tỳ kheo. Ngài khẳng định rằng vị Lạt Ma phải thực hiện những gì mà vị ấy phải làm trước khi lễ Quán đảnh; và đến lượt các môn đệ cũng phải làm những gì mà họ cần phải làm.
“Hôm qua, quý vị đã được hướng dẫn để kiểm tra những giấc mơ đêm qua. Nếu bạn thấy vườn hoa, đó là tốt; nhưng nếu hầu hết là những bông hoa màu đỏ thì nó được coi là không may mắn. Những giấc mơ như vậy đều phát sinh từ những nguyên nhân và điều kiện; và không cần thiết phải vui mừng hay thất vọng về chúng”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong ngày thứ chín của Quán Đảnh Thời Luân lần 33 tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 11 tháng 7, năm 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Ngài nói về những trạng thái khác nhau của tâm, đề cập rằng, trong trạng thái tỉnh thức, năm giác quan đang hoạt động và thực hiện những chức năng của nó. Trong trạng thái mơ, chúng ngưng hoạt động và chúng ta có thể tiếp cận được với một trạng thái tinh tế của tâm.
Ngài quan sát thấy rằng có những người do qua thiên hướng trong quá khứ, họ có thể tách rời được tâm thức và cơ thể của mình, mặc dù điều này có thể không dẫn đến việc cơ thể giấc mơ thực sự. Ngài kể câu chuyện về một người bạn đã nói với Ngài về mẹ của mình - người mà được xem là không khác gì một bậc hành giả tâm linh - bà đã tuyên bố rằng bà sẽ ngủ trong một tuần. Dường như trong suốt thời gian đó, tâm thức của bà đã rời khỏi cơ thể của mình và du hành đó đây; vì bà kể lạinhững sự kiện và chi tiết về những nơi mà sau đó đã được xác nhận rằng bà không thể biết về nó bằng bất kỳ phương pháp nào khác.
Ngoài các trạng thái mơ, ngài nói rằng tâm thức thậm chí còn tinh vi hơn khi không có giấc mơ. Ngất xỉu (bất tỉnh) là một trường hợp khác mà có đủ khả năng để đi vào một trạng thái vi tế của tâm thức. Ngài cũng đề cập đến sự tan rã của các yếu tố đã cấu thành nên cơ thể và tâm thức, đưa đến trạng thái tinh tế của tâm. Khi ánh tịnh quang bẩm sinh hiển lộ, tám mươi quan niệm sai lầm sẽ dừng lại. Ngài cho biết rằng ánh tịnh quang cơ bản sẽ không bao giờ bị diệt mất; cũng chẳng bao giờ bị sự chi phối của ảo tưởng. Khi tâm của tịnh quang hiển lộ, hầu hết mọi người đã bỏ lỡ nó; nhưng nếu một hành giả tâm linh - đã quen thuộc với nó -thì có thể nắm bắt được nó. Vị ấy có thể sử dụng nó để liễu ngộ được tánh Không. Mục đích của việc thực hiện Thần Du già là để làm cho tâm có khả năng đi vào được trạng thái tỉnh giác nguyên sơ này.
Ngài đã truyền Bồ Tát giới cho tất cả những ai muốn thọ những giới ấy, lưu ý rằng việc phát nguyện thọ Bồ Tát Giới là sự khởi đầu của hạnh phúc, bởi vì Bồ đề Tâm giúp chúng ta thực hiện tiến trình của Đạo lộ. Khi kết thúc phần này, Ngài nói tất cả mọi người nên cảm thấy rằng mình là người may mắn nhất vì đã có thể thọ được Bồ Tát Giới; và bản thân Ngài cũng vậy, cũng cảm thấy thật may mắn vì đã có thể truyền được giới Bồ Tát cho quý vị.
Các thành viên của khán giả đeo băng bịt mắt nghi lễ trong ngày thứ chín của Quán Đảnh Thời Luân lần 33 của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 11 tháng 7, năm 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Kế đó, Ngài truyền Giới Mật tông, và theo sau là Tổng Tập Hội Du già. Liên quan đến việc phát triển Bồ đề Tâm, Ngài chỉ ra rằng chúng sinh là nguồn gốc của tất cả những gì tốt đẹp trong cuộc sống của chúng ta và cũng là nguồn gốc của mọi sự tốt lành trong những kiếp vị lai.
Ngài trích dẫn ví dụ rằng nếu không có một số hành động khiêu khích của một số người thì chúng ta sẽ không thể phát triển được hạnh kiên nhẫn. Trái ngược lại với lòng từ bi và sự quan tâm đối với người khác, Ngài chỉ ra rằng nếu chúng ta vẫn còn ích kỷ thì chúng ta thậm chí sẽ không đạt được mục tiêu của chính mình. Ngài trích dẫn một dòng từ “Bốn trăm bài Kệ” của Ngài Thánh Thiên: “Những gì khởi lên trong sự phụ thuộc thì không có sự tự chủ của chính nó”, Ngài khuyên nên sử dụng ý tưởng này để suy ngẫm về tánh Không. Cuối cùng, các môn đệ đã có thể đi vào và xem Mạn đà la.
Trước khi kết thúc phần trong ngày, Ngài đã ban khẩu truyền của Sáu thời Công phu Đạo Sư Du già Thời Luân do Ngài Ling Rinpoche - bậc Thầy Gia Sư của Ngài - sáng tác thể theo lời thỉnh cầu của Ngài. Ngài cho rằng sẽ rất tốt nếu mọi người trì tụng nó mỗi ngày, và Ngài nói rằng chính bản thân Ngài cũng thực hành như thế.
Sự cầu nguyện và các nghi lễ kết thúc đã được thực hiện trước khi chấm dứt phần này. Ngài rời khỏi Pháp tòa và một lần nữa tiến đến phía trước khán đài để giao lưu với đám đông khổng lồ nhưng vô cùng yên tịnh - trước khi lên xe trở về nơi cư trú của mình.
Ngày mai là ngày Rằm, sẽ xem sự ban truyền bảy quán đảnh theo mô hình của thời thơ ấu.