Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ, 16 tháng 7 năm 2014 - Một trong những sự kiện cuối cùng liên quan đến việc truyền Quán Đảnh Thời Luân đó là tháo dỡ Mạn-đà-la cát. Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Sảnh Đường vào sáng nay, các Tu sĩ của Tu viện Namgyal đang trì tụng các nghi lễ cần thiết.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu quá trình tháo dỡ Mạn-đà-la cát Thời Luân là một phần của Quán Đảnh Thời Luân lần thứ 33 tại Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 16 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đứng bên cổng phía Đông (của Mạn-đà-la) và cung kính lễ trước khi ngồi xuống tham gia vào sự cầu nguyện. Đến thời điểm thích hợp, Ngài đứng dậy và thực hiện đi nhiễu ba vòng quanh Cung điện Mạn đà la. Sau đó bắt đầu một tiến trình, Ngài đã lấy một nhúm cát chọn lọc loại bỏ các chủng tự tượng trưng cho các vị Thần của Mạn đà la theo đúng thứ tự. Các Tăng sĩ sau đó dồn cát lại thành đống, đổ nó vào một chiếc bình lớn, vốn đã được tạm đặt trên Mạn-đà-La có bệ đỡ được bao quanh bởi một búi tóc của Hành giả Du già trong khi những vần kệ nghi lễ đã được trì tụng.
Vị Viện trưởng của Tu viện Namgyal mang chiếc bình, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gia nhập với các Tăng sĩ đi bộ đến bờ sông Indus, một dòng sông lớn chảy về hướng tây ra khỏi Tây Tạng. Dưới sự giám sát của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Vị Tu Viện Trưởng đã đổ cát xuống sông và súc sạch chiếc bình vài lần bằng nước sông. Một lượng nước đã được mang trở về lại Sảnh Đường và được sử dụng để rửa đế của Mạn đà la. Quá trình đó được hoàn tất, đế của Mạn đà la được phân tán ra với những cánh hoa và Thánh Đức Đạt Lai lạt Ma ngồi ở giữa để cầu nguyện cho sự kết thúc.
Từ sân bãi thuyết Pháp ở Shiwatsel, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi xe trong một khoảng cách ngắn để đến Viện Nghiên cứu Phật học, Choglamsar, nơi mà lần đầu tiên Ngài đã hiến cúng một bộ các bức tượng mới mô tả về Đức Phật và năm vị đệ tử đầu tiên của Ngài. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào thính phòng nơi các giảng viên và sinh viên đang chờ đợi Ngài trong khi trì tụng Lời Cầu Nguyện Jamyang Khyentse cho Sự Trường Thọ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Giám đốc Điều Hành Học viện đã cung nghinh Ngài; nhắc lại lòng biết ơn của mình đối với sự giáo dục mà mình đã nhận được; và thừa nhận sự cống hiến của Ngài dành cho việc đào tạo các sinh viên ngày nay.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Viện Nghiên cứu Phật học ở Choglamsar gần Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 16, tháng 7, 2014. Ảnh /Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với sự tiến bộ của Học Viện được thực hiện và tái khẳng định tầm quan trọng của giáo dục ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ngài nói:
“Tất nhiên chúng ta cần phải thực hiện sự tiến bộ về vật chất, nhưng chúng ta cũng cần phát triển thế giới nội tâm. Chúng ta cần nguồn cảm hứng để phát triển bên trong chúng ta. Ta cần nền đạo đức thế tục, đó là một ý thức đạo đức có sức hấp dẫn toàn cầu; trong khi tôn trọng tất cả các tín đồ của tất cả các truyền thống tôn giáo và tôn trọng ngay cả những người không có niềm tin tôn giáo. Ở thế kỷ thứ 21 này; một nền đạo đức thế tục là thích hợp nhất và có liên quan đến việc tạo ra một thế giới hòa bình hơn, hạnh phúc hơn”.
Ngài nhắc lại lời khuyên là không nên bám chấp vào một truyền thống Phật giáo Tây Tạng này hay truyền thống khác; mà nên chú ý hơn đến những lời dạy của Đức Phật nói chung. Ngài cũng hoan nghênh sự xuất bản gần đây của hai tập sách có liên quan với khoa học Phật Giáo được chiết trích từ mảng văn học Phật giáo rộng lớn hơn. Ngài mong muốn những cuốn sách này được nghiên cứu trên cơ sở học thuật hơn, làm cho những kiến thức được chứa đựng trong đó luôn sẵn sàng dành cho bất cứ ai có hứng thú quan tâm đến nó bất kể niềm tin cá nhân của họ là thuộc tôn giáo nào.
Mưa nhẹ nhàng rơi khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xe đến Saboo Thang ở khu vực kém phát triển nằm phía trên Choglamsar, nơi mà Hiệp hội Phật giáo Ladakh (LBA) đã đưa ra một dự án mới. Ngài công bố khai mạc buổi Lễ Đặt Viên Đá Đầu Tiên cho “Làng Hoa Sen Sinh Thái” của Hiệp Hội Phật Giáo Ladakh và Khu Ký Túc Xá Năng Lượng Mặt Trời; theo sau là một sự trưng bày đồ họa lớn của khu quy hoạch tổng thể. Vị Giám Đốc giải thích rằng mục đích của dự án là đem lại lợi ích cho những người nghèo và thiếu thốn. Tiến sĩ Tondup Tsewang giải thích rằng động lực cho dự án đã phát sinh từ hậu quả của trận lũ càn quét vào năm 2010 Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời:
Học sinh đang lắng nghe Thánh Đức ĐLLM trong chuyến thăm của Ngài đến KTX ở Saboo Thang dành cho trẻ em nghèo và thiếu thốn tại Choglamsar gần Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 16 tháng 7, 2014. Ảnh /Tenzin Choejor/VPĐLLM |
“Các Pháp Hữu và các vị Khách Quý thân mến! Hiện giờ tôi chỉ có thể thực hiện được một chuyến viếng thăm ngắn ngủi, nhưng tôi cảm thấy rất vinh dự khi nhận được lời mời của quý vị! Tôi đã đến Ladakh trong vòng bốn mươi năm qua; và đã được nhìn thấy sự tiến bộ nhanh chóng ở nhiều nơi; đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục. Trong số những người dân Ladakh gồm có người Hồi giáo, Thiên chúa giáo cũng như Phật tử là do ở đức tin, nhưng tất cả đều được ảnh hưởng bởi văn hóa của Ladakh nói riêng; và văn hóa Phật Giáo nói chung - đó là một nền văn hóa của hòa bình, bất bạo động và nhân ái. Vì vậy dự án này thúc đẩy những giá trị ấy và chắc chắn sẽ đóng góp vào sự phát triển của Ladakh”.
Quay về phía các học sinh đang ngồi trước mặt mình, Ngài khuyên các em học tập chăm chỉ; Ngài nói với các em rằng bây giờ Ngài đã hối tiếc như thế nào rằngkhi Ngài bằng tuổi của các em Ngài chỉ thích chơi đùa hơn là học tập! Ngài tuyên bố rằng Ngài muốn cúng dường cho Dự Án này 10 lakh Rupee1từ Quỹ Ủy Thác của Đạt Lai Lạt Ma; Ngài cũng khuyên rằng bất kỳ số thặng dư nào từ quỹ Quán Đảnh Thời Luân cũng có thể được đưa vào cho Dự án.
“Tôi sẽ gặp lại quý vị”, Ngài nói với một nụ cười, “nhưng hãy nhớ rằng sự phát triển thực sự mà chúng ta tìm kiếm không phải là trong các tòa nhà, mà là trong trái tim và tâm thức của chúng ta”.
Cuộc hẹn cuối cùng của buổi sáng nay là ở vùng giáp ranh của thị trấn Leh; nơi mà Ủy Ban Phối Hợp Hồi Giáo ở Leh đã mời Ngài dùng cơm trưa. Trong bài phát biểu chào đón Ngài, Saeed Naqvi đã ca ngợi về những nỗ lực của Ngài trong việc thúc đẩy sự hiểu biết lẫn nhau và để trở thành một biểu tượng của hòa bình và hòa hợp cho cả thế giới. Saif UdDin đã tiếp tục chủ đề:
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trong chuyến viếng thăm của Ngài với các thành viên của Ủy ban Phối hợp Hồi giáo tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 16 tháng 7, 2014. Ảnh /Tenzin Choejor/ VPĐLLM |
“Hôm nay là một ngày tuyệt vời đối với chúng tôi vì chúng tôi rất vinh dự bởi sự hiện diện của Ngài. Chúng tôi rất ngưỡng mộ công việc vì hòa bình của Ngài! Và xin đảm bảo với Ngài rằng Hồi giáoluôn lên ánsự bạo lực và đổ máu. Cũng giống như nhiều người trong cộng đồng quốc tế, chúng tôi ủng hộ Phương pháp Trung Đạo của Ngài để giải quyết những khó khăn ở Tây Tạng. Chúng tôi - những người Hồi giáo và Phật giáo Ladakh đã từ lâu sống trong sự hòa hợp và sẽ tiếp tục làm như vậy. Chúng tôi cầu nguyện cho Ngài được trường thọ và hoàn thành những tâm nguyện của mình!”
“Các Anh chị em tâm linh Hồi Giáo của tôi”, Ngài trả lời, “quý vị đã tổ chức cuộc gặp gỡ này và mời tôi đến, tôi thật sự vô cùng cảm kích! Trong ngôi làng nhỏ nơi tôi sinh ra gần Tu viện Kumbum có các gia đình Hồi giáo; vì vậy từ lâu tôi đã quen thuộc với người dân của Hồi giáo. Khi tôi về tới Lhasa vào lúc tôi năm tuổi, khoảng 1.000 người Hồi giáo sống ở đó và bất cứ khi nào có những buổi lễ do chính phủ tổ chức đều có các nhà đại diện của Hồi Giáo tham gia. Nhiều người trong số họ đội một chiếc mũ màu đỏ với cái núm tua trên đó”.
Khi Ngài đề cập đến điều này thì một trong những người đàn ông trong số khán giả đang đội một chiếc mũ như vậy đứng lên và Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trêu anh ta:
“Vâng, y hệt như thế! với cái núm tua ấy thì rất phù hợp với bộ râu của cậu!”
Các thành viên của khán giả lắng nghe Đức Đạt Lai Lạt Ma trong chuyến viếng thăm Ủy ban Phối Hợp Hồi giáo tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 16 tháng 7, 2014. Ảnh /Tenzin Choejor/ VPĐLLM |
“Có thể quý vị đã nghe tôi kể câu chuyện này trước đây, Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 có một chiếc đồng hồ quả quýt; và tôi bắt đầu sử dụng nó. Rồi một ngày nọ chiếc đồng hồ này bị đứng; và chúng tôi đã mời một thợ đồng hồ chuyên gia người Hồi giáo đến xem nó. Ông ta sửa nó xong rồi, nhưng long trọng nói với tôi rằng, người mà mang một chiếc đồng hồ trong túi của mình thì nên cư xử như thể anh ta đang mang một quả trứng vậy! Một lời quở trách nhẹ nhàng rằng tôi cần phải cẩn thận hơn!”
Ngài nói rằng sau năm 1959 nhiều người Hồi giáo Tây Tạng đã rời khỏi Tây Tạng và định cư ở Srinagar. Trong nhiều năm qua, Ngài nói rằng Ngài đã không thể đến thăm họ, nhưng Ngài nhắc lại một người quen của mình hai năm trước đây. Ngài nói rằng Ngài đã rất ngạc nhiên và xúc động khi phát hiện ra rằng những đứa con bé bỏng của họ đã nói được tiếng Tây Tạng rất tốt với phương ngữ Lhasa, một dấu hiệu cho thấy rằng họ vẫn dùng tiếng Tây Tạng trong gia đình của mình.
Ngoài việc mô tả sự thực hành của mình kể từ năm 1975 là thực hiện những cuộc hành hương đến các Thánh địa của những người khác, Ngài đã thăm viếng được một số nhà thờ Hồi giáo, kết bạn với nhiều người Hồi giáo, Ngài nhắc đến những sự kiện kể từ ngày 11 tháng 9 năm 2001. Ngài nhớ lại khi tham dự lễ tưởng niệm đầu tiên tại Washington và bày tỏ lý lẽ của mình rằng, nếu chỉ vì những kẻ khủng bố có liên quan đã có một lai lịch là người Hồi giáo thì không có đủ lý do để khái quát chung cho cả một cộng đồng. Ngài chỉ ra rằng có những cá nhân gây hại trong số những người theo đạo Hindu, Do Thái, Thiên chúa và tín đồ Phật giáo, không phải chỉ có những người Hồi giáo, và nếu khái quát hóa về bất kỳ cộng đồng nào trên cơ sở đó thì sẽ là điều sai lầm và bất công. Ngài nói:
“Tôi là một Phật tử, nhưng bây giờ tôi thường bước về phía trước để ủng hộ đạo Hồi. Tôi thường lặp lại những gì bạn của tôi - Cựu Thống Đốc Farooq Abdhullah -đã giải thích cho tôi về cuộc thánh chiến, rằng nó không phải là tấn công người khác, mà là về sự chiến đấu với những cảm xúc phiền não của riêng bạn. Nếu bạn muốn làm một ai đó tổn thương, nhưng bạn kiềm chế bản thân, đó là một ví dụ của thánh chiến, nó cũng có rất nhiều điều để làm với sự tự kỷ luật”.
Thánh Đức ĐLLM tặng một chiếc khăn truyền thống của Tây Tạng cho một thành viên của UB Phối Hợp Hồi giáo tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 16 tháng 7, 2014. Ảnh /Tenzin Choejor/ VPĐLLM |
Ngài tiếp tục ca ngợi Ấn Độ là một tấm gương sống động của sự đa tôn giáo và độ lượng; một nơi mà tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều chung sống hòa bình bên cạnh nhau. Ngài dẫn chứng một cộng đồng Parsee nhỏ ở Mumbai; họ đã phát triển mạnh mẽ từ lâu ở đó mà không hề có một nỗi sợ hãi nào. Ngài nhắc lại rằng sự gương mẫu của Ấn Độ là một mô hình cho thế giới noi theo.
Bình luận về những nỗi buồn mà Ngài đã cảm nhận khi nghe báo cáo về các tín đồ Phật giáo ở Miến Điện và Sri Lanka tấn công người Hồi giáo; Ngài kể lại nhữngl ời mà Ngài khẩn khoản yêu cầu họ rằng; khi quý vị di chuyển để tấn công thì hãy nhớ lại khuôn mặt của Đức Phật. Ngài tin chắc rằng nếu Đức Phật có mặt ở đó thì chắc chắn Đức Phật sẽ bảo vệ cho các nạn nhân. Trong một bối cảnh tương tự, hãy xem xét các cuộc xung đột giữa người Sunni và người Shia ở những vùng khác nhau của Trung Đông và giữa những tín đồ Thiên chúa giáo và người Hồi giáo ở những vùng của châu Phi, Ngài kêu gọi những người đang lắng nghe Ngài rằng - hãy xem lại những cách thức mà nó có thể làm ảnh hưởng đến những người anh em Hồi giáo của mình để kiềm chế lại. Ngài thừa nhận rằng người Hồi giáo Ladakh tự mình có thể sẽ không đạt được nhiều; nhưng- là một phần của cộng đồng người Hồi giáo Ấn Độ lớn hơn - tiếng nói của họ sẽ được lắng nghe.
Cuối cùng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý rằng mặc dù họ đã mời Ngài dùng cơm trưa; nhưng vào dịp này, chủ của Ngài sẽ không được tham gia dùng cơm với Ngài vì họ đang giữ giới Ramadan nhịn ăn cả ngày. Ngài trêu họ rằng Ngài sẽ ăn nhiều gấp đôi để thay thế cho họ - khiến cho mọi người cùng nhau ồ lên cười một cách hết sức thân thiện.
Ngày mai, Ngài sẽ rời khỏi Leh để đi Delhi, kết thúc một chuyến viếng thăm được hoan nghênh rộng rãi về sự thành công của nó và dạt dào tình cảm.