Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
Trình đơn
Tìm kiếm
Xã hội
Ngôn ngữ
  • Đạt Lai Lạt Ma
  • Lịch trình
  • Hình
  • Video
Tiếng Việt
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14
  • Twitter
  • Facebook
  • Instagram
  • Youtube
Pháttrực tiếp
  • Trang Nhà
  • Đạt Lai Lạt Ma
  • Lịch trình
  • Tin Tức
  • Hình
  • Video
  • Thêm
Thông Điệp
  • Tâm Bi và Giá trị Nhân Văn
  • Hoà bình Thế giới
  • Môi Trường
  • Hoà hợp Tôn giáo
  • Phật Giáo
  • Tây Tạng
  • Bài Phát biểu Chấp nhận
Thuyết Pháp
  • Lời khuyên thiết thực dành cho việc tham dự các buổi Thuyết Pháp ở Ấn Độ
  • Rèn luyện Tâm thức
  • Lời Chân Thật
  • Giới thiệu về Thời Luân
Văn Phòng
  • Tiếp kiến Công chúng
  • Tiếp kiến Cá nhân
  • Phỏng vấn của Giới Truyền Thông
  • Thư Mời
  • Liên hệ
  • Ngân quỹ Đạt Lai Lạt Ma
Sách
  • Sống Hạnh Phúc
  • Ba Điểm Tinh Yếu trên đường Tu Tập
  • Vũ trụ trong một Nguyên tử
  • Nguyên lý Duyên Khởi
  • Bên Ngoài Tôn Giáo
  • Ý nghĩa Sự Sống
Xem tất cả sách
  • Tin Tức

Những Cảnh Giới Cao và Tốt Đẹp ngày 7 tháng 7, 2014

Chia sẻ

Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ, ngày 07 tháng 7 năm 2014 - Trước khi rời khỏi nơi cư trú của mình để tiếp tục về Giáo lý nhập môn của Quán đảnh Thời Luân lần thứ 33 sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ với gần 200 người Trung Quốc. Ngài bắt đầu bằng cách chúc mừng họ chỉ đơn giản về việc họ được có mặt ở đây; bởi vì rất khó khăn trong việc thực hiện chuyến đi này. Ngài nói rằng mối quan hệ giữa Tây Tạng và Trung Quốc đã có hơn 1000 năm tuổi. Trong thế kỷ thứ 7, vị Hoàng đế đầy quyền lực của Tây Tạng Songtsen Gampo đã kết hôn với Công chúa Văn Thành - người đã mang đến Tây Tạng bức tượng Jowo mà bây giờ đang là đối tượng chính của sự tôn kính và thờ phụng ở Lhasa.

Ngài nói rằng về phương diện lịch sử, người Trung Quốc là những người Phật tử; thế nên Ngài đã luôn tôn trọng rằng người Trung Quốc là những môn đệ tiền bối, trong khi người Tây Tạng là những người cấp dưới.Tuy nhiên – Ngài nói khi cố nén cười - về mặt rèn luyện và đào tạo thì các môn đệ đàn em đã không đến nỗi quá tệ như vậy! Một vài năm trước đây, một cuộc khảo sát được tiến hành bởi Đại học Bắc Kinh đã cho biết rằng có 300 triệu tín đồ Phật giáo ở Trung Quốc và kể từ đó số lượng được cho là đã phát triển đến 400-500 triệu. Ngài được báo cáo lại rằng gần đây tại Pháp,Tập Cận Bình đã nhận xét rằng Phật giáo đã đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phục hồi văn hóa của Trung Quốc.Ngài lưu ý rằng trong hệ Kinh Điển của Trung Quốc có nhiều kinh đã được dịch hơn so với Kangyur (Kinh tạng của Tây Tạng), nhưng Tengyur (Luận tạng) của Tây Tạng thì có số lượng nhiều hơn so với Luận Tạng của Trung Quốc.

Tuy nhiên điều đó cũng có thể. Ngài nói rằng Giáo lý Phật giáo bao gồm một sự mô tả đầy đủ về thực tại; và - là một Phật tử - điều quan trọng là phải học hỏi, nghiên cứu.


Quang cảnh của hơn 100.000 người tham dự ngày thứ hai của Giáo lý nhập môn của Quán đảnh Thời Luân lần thứ 33 tại Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 07 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer

“Tôi thường đùa với các bạn bè Trung Quốc” - Ngài nói - “rằng, nếu chỉ lặp đi lặp lại danh hiệu của Phật A Di Đà thôi thì chưa đủ. Nếu bạn chỉ dựa vào đó thì sự thực hành của bạn chỉ khác biệt có chút xíu so với các tín đồ Kitô giáo và Hồi giáo- những người mong được lên thiên đàng. Đức Phật đã dạy khá rõ ràng rằng sự giác ngộ diễn ra từ ngay trong nội tâm”.

Cười thêm một lúc, Ngài nhớ ra rằng một quan chức Trung Quốc đã mô tả Ngài như một con quỷ; nhưng đối với Ngài thì không có gì khác biệt cho dù là Ngài bị gọi là một con quỷ hay được gọi là một Đức Quan Thế Âm. Theo Ngài, điều quan trọng hơn hết đó là trở thành một đệ tử của Đức Phật.

Ngài nói với các thính giảđang rất chăm chú lắng nghe của Ngài rằng Ngài rất thích ý tưởngcủa “Cộng hòa nhân dân”, bởi vì chính những từ ngữ ấy đã gợi lên một cảm giác bình đẳng. Ngài đề cập đến sự gặp gỡ với Mao Trạch Đông nhiều lần, nhớ lại rằng ông ta là một người ủng hộ vĩ đại cho sự bình đẳng, là người bác bỏ chủ nghĩa Sô vanh của người Hán. Ngài nói rằngsự bình đẳng thật sự ngày hôm nay sẽ khắc phục được hầu hết các vấn đề rắc rối.

Lặp lại một chủ đề quen thuộc, Ngài khẳng định rằng 1,3 tỷ dân Trung Quốc có quyền được biết sự thật. Nếu họ biết được thực tế, họ có khả năng và trí thông minh để đánh giá đúng sai. Sự kiểm duyệt áp đặt ở Trung Quốc sẽ không thể duy trì được ở Ấn Độ hay Nhật Bản. Ngài nói:

“Bởi vì nó khiến cho người dân rất khó đánh giá được thực tế, kiểm duyệt áp đặt là vô đạo đức. Hơn nữa nó cho thấy sự thiếu tôn trọng cơ bản đối với người dân. Khi Trung Quốc phát triển, nó có cơ hội để thực hiện một sự đóng góp tích cực cho thế giới, nhưng để làm được như vậy, trước tiên nó phải chiếm được lòng tin tưởng và sự tôn trọng của thế giới”.


Thánh Đức ĐLLM thuyết Pháp trong ngày thứ hai của Giáo lý nhập môn cho Quán đảnh Thời Luân lần thứ 33 của mình tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 07 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer

Dưới ánh nắng mặt trời ấm áp, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lại một lần nữa đi đến sảnh đường - nơi mà Ngài thuyết Pháp và trong đó Mandala Thời Luân bằng cát đang dần dần được hình thành. Khi đến nơi, mỗi ngày Ngài đều được chào đón bởi một ban nhạc Ladakh chơi trống và các nhạc cụ địa phương. Sau khi chào các vị Lạt Ma và ban tổ chức ngồi xung quanh Pháp tòa và chào khán giả, Ngài đã ngồi lên Pháp tòa và nói:

“Bất cứ một loại Pháp nào khi được thuyết giảng, điều rất quan trọng là người Thầy và đệ tử cần phải phát khởi một động cơ tốt. Chúng ta nên quy y Tam Bảo để không bị cản trở bởi những cảm xúc tiêu cực như tham và sân, và không bị ô nhiễm bởi tám mối bận tâm của thế gian. Đối với một Pháp là Đại Thừa thì người thọ Pháp cũng phải là Đại thừa”.

Ngài nói rằng cách chúng ta được dẫn ra khỏi vòng luân hồi có liên quan đến Giáo lý cơ bản của Đức Phật về Tứ Diệu Đế, nó đưa đến sự đoạn tận những nguyên nhân của đau khổ. Sau khi Đức Phật đạt được sự Giác ngộ không bao lâu, Ngài đã thuyết Pháp lần đầu tiên ở Varanasi về Giáo Lý này. Ngài dạy về Khổ đế, Tập đế, Diệt đế và Đạo đế. Ngài đã giải thích rằng sự đau khổ cần phải được biết, nguyên nhân của nó cần phải được từ bỏ, sự chấm dứt khổ đau cần phải được thực hiện và con đường để chấm dứt sự khổ đau cần phải được trau giồi. Tuy nhiên, một khi mà sự đau khổ đã được nhận biết thì chẳng có gì để được nhận biết cả, không có gì bị từ bỏ, không có gì để được thực hiện và cũng chẳng có gì để được trau giồi.

Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng mỗi Diệu Đế đều có bốn thuộc tính: đó là vô thường, khổ, không, và vô ngã. Về vô thường, Ngài nói có vô thường thô và tế. Khi một vật gì đó chỉ đơn giản là đến lúc kết thúc, đó là sự vô thường thô, nhưng sự thay đổit rong từng sát na có ảnh hưởng đến một vật – đó là sự vô thường vi tế, bị thúc đẩy bởi những nguyên nhân của chính nó. Chẳng hạn như, sự vô minh chấp giữ vào một cái “ngã” thường hằng; mặc dù không hề có một cái “ngã” như thế.


Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết Pháp trong ngày thứ hai của Giáo lý nhập môn của Quán đảnh Thời Luân lần thứ 33 của mình tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 07 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer

Bước vào con đường liên quan đến Tam Vô Lậu Học: Giới, Định, Tuệ dẫn đến việc thực hành Sáu Ba-la-mật và đúng trình tự đối với việc thực hành Kim Cương thừa. Để bắt đầu với Mật tông sẽ không có một sự ảnh hưởng như vậy. Để hiểu được sự giải thoát, chúng ta cần phải hiểu được về giáo lý Trí Tuệ Ba-la-mật.

Trong khi đó, như một phần của kỳ Chuyển pháp Luân lần thứ Ba; Kinh Như Lai Tạng cho thấy rằng cái tâm chủ quan, tâm sáng suốt thuần túy, đó là bản chất của Mật Tông Du Già Tối thượng. Trong giáo lý của Ngài, đầu tiên Đức Phật đặt nền móng, sau đó nâng lên các bức tường của công trình cấu trúc, và cuối cùng gác lên trên với một nóc nhà. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng người Tây Tạng có xu hướng bắt đầu từ cái nóc nhà ấy (chứ không phải từ nền móng).

Ngài nói rằng khi Ba Sự Rèn Luyện (Giới, Định, Tuệ) được phát triển trên cơ sở của sự hiểu biết về Vô Ngã, điều này đã làm cho chúng trở thành Ba Sự Rèn Luyện Cao Hơn (Tam Vô Lậu Học). 37 yếu tố Giác ngộ (37 Phẩm trợ Đạo) bao gồm Tứ Niệm Xứ; Tứ Chánh Đoạn; Tứ Thần Túc, Ngũ Căn, Ngũ Lực, Thất Đẳng Giác, Bát Chánh Đạo.Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng Tứ Niệm Xứ bao gồm sự chánh niệm về cơ thể (thân), chánh niệm về cảm xúc (thọ), chánh niệm về tâm thức (tâm) và chánh niệm về các hiện tượng (pháp).

“Hiểu được bản chất của tâm là trong sáng và tỉnh thức”, Ngài nói, “chúng ta có thể thấy được cách mà những cảm xúc phiền não có thể được khắc phục như thế nào. Giáo lý Phật giáo không phải là để đe dọa con người với những hậu quả tàn khốc nếu họ không hành xử theo một cách nhất định. Thay vì, bằng sự hiểu biết những ưu điểm của sự giải thoát, họ sẽ có cảm hứng và khát khao để đạt được sự giải thoát ấy”.


Một vài trong số hàng ngàn tu sĩ tham dự ngày thứ hai của Giáo lý nhập môn của Quán Đảnh Thời Luân lần 33 của Thánh Đức ĐLLM tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào ngày 07 Tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer

Ngài nhận xét rằng con người trên thế giới hiện nay quan tâm nhiều hơn về tiện nghi vật chất và niềm vui cảm giác; nhưng tình yêu thương và lòng từ bi được phát triển bên trong nội tâm thì sẽ được lâu bền hơn. Bắt đầu để giải thích về “Bảo Hành Vương chánh Luận” của Ngài Long Thọ, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về sự tái sinh về những cảnh giới cao, và trạng thái tốt đẹp chắc chắn của sự giải thoát.

Ngài nhắc lại rằng Pháp là để bảo vệ chúng ta thoát khỏi khổ đau, đưa đến việc là chúng ta sẽ không làm tổn hại người khác mà còn giúp đỡ họ, thường được thể hiện bằng cách từ bỏ mười hành động bất thiện và thực hiện mười hạnh lành. Liên quan đến điều này, tất cả những lỗi lầm đều xuất phát từ sự coi trọng bản ngã của chính mình; và bị thao túng bởi các yếu tố tinh thần được gọi là tam độc (tham, sân, si). Đau khổ sẽ không được đoạn trừ bằng cách cầu nguyện, mà chỉ bằng phương pháp duy nhất là vượt qua sự vô minh - sự nhận thức sai lầm về “ngã”.

Khi hoàn tất chương đầu tiên của “Bảo Hành Vương Chánh Luận”, Ngài nói:

“Mặc dù nó có thể là rất khó nhưng sẽ rất hữu ích để nghiên cứu các bản kinh này; so sánh chúng với nhau và cố gắng để hiểu những ý nghĩa thật sự của Tánh Không”.

Những Giáo lý nhập môn của Quán Đảnh Thời Luân sẽ được tiếp tục vào ngày mai.

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Youtube
  • Tất cả Nội dung Bản quyền © Văn phòng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma

Chia sẻ

  • Facebook
  • Twitter
  • Email
Sao chép

Chọn Ngôn ngữ

  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Tây Tạng
  • Tiếng Hindi
  • Tiếng Nhật
  • Tiếng Ý
  • Tiếng Đức
  • Tiếng Mông Cổ
  • Tiếng Nga
  • Français
  • Tiếng Tây Ban Nha

Kênh Xã Hội

  • Facebook
  • Twitter
  • Instagram
  • Youtube

Chọn Ngôn ngữ

  • Tiếng Anh
  • Tiếng Trung
  • Tiếng Tây Tạng
  • Tiếng Hindi
  • Tiếng Nhật
  • Tiếng Đức
  • Tiếng Ý
  • Tiếng Mông Cổ
  • Tiếng Nga
  • Français
  • Tiếng Tây Ban Nha

Trang Web Tìm kiếm

Tìm kiếm Phổ biến

  • Lịch Trình
  • Tiểu Sử
  • Giải thưởng
  • Trang Nhà
  • Đạt Lai Lạt Ma
    • Tiểu Sử và Đời sống thường nhật
      • Những Cam Kết Chính
      • Tiểu Sử Tóm Tắt
      • Ra đời đến lưu vong
      • Nghỉ hưu
        • Nhận định về Nghỉ Hưu
      • Hóa thân
      • Thường Nhật
      • Câu hỏi và Trả lời
    • Các Đời Đạt Lai Lạt Ma tiền thân
      • Tóm tắt Tiểu sử của Các Đời Đạt Lai Lạt Ma tiền thân
  • Lịch trình
    • 2016 Lưu trữ
    • 2015 Lưu trữ
    • 2014 Lưu trữ
    • 2013 Lưu trữ
    • 2012 Lưu trữ
    • 2011 Lưu trữ
    • 2010 Lưu trữ
    • 2009 Lưu Trữ
    • 2008 Lưu trữ
  • Tin Tức
    • 2025 Lưu Trữ
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2024 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2023 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2022 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2021 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2020 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2019 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2018 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2017 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2016 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2015 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2014 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2013 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2012 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2011 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2010 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2009 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2008 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2007 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2006 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
    • 2005 Lưu Trữ
      • December
      • November
      • October
      • September
      • August
      • July
      • June
      • May
      • April
      • March
      • February
      • January
  • Hình
  • Video
  • Thông Điệp
  • Thuyết Pháp
    • Lời khuyên thiết thực dành cho việc tham dự các buổi Thuyết Pháp ở Ấn Độ
    • Rèn luyện Tâm thức
      • Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 1
      • Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 2
      • Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 3
      • Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 4
      • Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 5 và 6
      • Rèn luyện Tâm thức: Bài Kệ 7
      • Rèn luyện Tâm thức: bài Kệ 8
      • Phát Bồ Đề Tâm
    • Lời Chân Thật
    • Giới thiệu về Thời Luân
  • Văn Phòng
    • Tiếp kiến Công chúng
    • Tiếp kiến Cá nhân
    • Phỏng vấn của Giới Truyền Thông
    • Thư Mời
    • Liên hệ
    • Ngân quỹ Đạt Lai Lạt Ma
  • Sách
  • Phát TRỰC TIẾP