Oslo, Na Uy, ngày 07 tháng Năm, 2014 - Nhiều bạn bè đã tiễn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma từ Riga trước khi Ngài đến sân bay dưới bầu trời mây đen xám xịt. Một nhà báo người Na Uy đã tiếp cận được Ngài ở đó - là người đầu tiên đặt câu hỏi mà nó được lặp lại nhiều lần trong ngày - Ngài đã cảm nhận thế nào về việc Chính phủ Na Uy từ chối gặp gỡ Ngài trong khi Ngài đang ở Oslo? Ngài đã trả lời rằng những phản ứng như vậy đã trở nên bình thường, rằng Ngài chấp nhận mọi việc như chúng đang hiện là.
“Lợi ích quốc gia là quan trọng, nhưng tôi có thể đảm bảo với bạn rằng Đạt Lai Lạt Ma không phải là một người nguy hại. Sự quan tâm của tôi là gặp gỡ công chúng để làm thăng hoa các giá trị của con người, nhu cầu của chúng ta là xem tất cả 7 tỷ người là những thành viên của một gia đình. Khi đối mặt với những vấn đề lớn, chúng ta phải xem xét những gì mang lại lợi ích cho toàn thế giới, không chỉ có đất nước này hay đất nước khác. Về lâu dài, chúng ta phải đưa các nguyên tắc và giá trị con người vào bất cứ điều gì chúng ta làm, cho dù nó liên quan đến chính trị, kinh doanh, tôn giáo hay giáo dục. Nếu tôi có một chương trình nghị sự chính trị, thì có thể tôi sẽ cảm thấy thất vọng, nhưng tôi không có chương trình này”.
Một đám đông lớn những người ủng hộ tụ tập bên ngoài khách sạn của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma để nghe Ngài nói chuyện từ ban công của khách sạn ở Oslo, Na Uy vào 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Khi đến sân bay Oslo có những trận gió cuốn mạnh lúc tuyết ướt rơi. Ngài đã được các thành viên của Ủy ban - những người đã tổ chức chuyến viếng thăm này của Ngài - cung đón. Ngài lặp lại với các nhà báo rằng sự quan tâm của Ngài là để gặp gỡ những người thường dân và thu hút công chúng trong cuộc thảo luận về những giá trị của con người như tình yêu và lòng từ bi. Xe lái vào thành phố thật nhanh chóng và Ngài đã được chào đón với sự hoan hô cổ vũ nồng nhiệt của những đám đông, những người dân thân thiện đang chờ đợi để chào đón Ngài, vẫy cờ Tây Tạng và biểu ngữ mang những dòng cung nghinh chúc mừng Ngài. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi nói chuyện với họ từ ban công của khách sạn, nói với họ rằng Ngài đã vui như thế nào khi được có mặt ở đó và đã hạnh phúc như thế nào khi Ngài được nhìn thấy họ.
Bên trong khách sạn, Ngài đã gặp gỡ cựu Thủ tướng Na Uy - Kjell Magne Bondevik và họ đã thảo luận về tình hình hiện nay, về những người bạn cũ và về những gì họ đã làm kể từ lúc họ gặp nhau lần cuối.
Khi được mời đến Viện Nobel để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 năm Ngài được trao giải Nobel Hòa bình, Ngài đã được nghinh đón bởi Chủ tịch của Ủy ban Nobel - Thorbjørn Jagland - người hộ tống Ngài vào một cuộc gặp gỡ trong bữa ăn trưa với các thành viên hiện tại của Ủy ban.
Tiếp theo đó là một cuộc họp bàn tròn với giới truyền thông. Thorbjørn Jagland giới thiệu Đức Đạt Lai Lat Ma, giải thích rằng đã 25 năm kể từ khi Ngài được trao giải Nobel Hòa bình và Ủy ban Nobel hiện giờ vẫn còn một thành viên từ thời đó. Ông nhận xét rằng Ngài đã được trao giải thưởng ghi nhận những nỗ lực của Ngài để mang lại tự do cho người dân Tây Tạng thông qua sự bất bạo động và mối quan tâm của Ngài đối với môi trường tự nhiên. Ông nói:
“Ngài là con người của hòa bình, là một nhà lãnh đạo tôn giáo xứng đáng để lắng nghe và là người xứng đáng để nói chuyện”.
Câu hỏi đầu tiên từ các nhà báo đã tập hợp ở đó là: giải Nobel Hòa Bình được một số người mô tả như là một sự ban phước của người khác, như một lời nguyện; Ngài cảm thấy thế nào về nó? Ngài trả lời:
“Tất nhiên, như một sự ban phước lành. Tôi nhớ Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu, người bạn và là người anh tinh thần của tôi đã nói với tôi rằng trước đây thật khó khăn như thế nào để ông ta gặp gỡ một số người, và điều đó đã trở thành dễ dàng hơn nhiều sau khi ông được trao giải thưởng. Tôi đã ở California tham dự một hội nghị của các nhà khoa học khi tôi nghe thông báo về điều đó và có người đã hỏi tôi rằng tôi cảm thấy thế nào. Tôi nói, “Không khác nhau lắm, tôi là một tu sĩ Phật giáo đơn giản, không hơn, không kém”. Nhưng kể từ khi giải thưởng đã được công nhận cam kết của tôi đối với vấn đề bất bạo động và công việc của tôi vì hòa bình, tôi cảm thấy đó là một vinh dự lớn.
“Sau này, khi bà Aung San Suu Kyi và ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình và họ đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, tôi cảm thấy nó sẽ là một nguồn động viên và cảm hứng cho họ”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong một cuộc họp bàn tròn với giới truyền thông tại Viện Nobel ở Oslo,
Na Uy vào ngày 08 tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Khi đến sân bay Oslo có những trận gió cuốn mạnh lúc tuyết ướt rơi. Ngài đã được các thành viên của Ủy ban - những người đã tổ chức chuyến viếng thăm này của Ngài - cung đón. Ngài lặp lại với các nhà báo rằng sự quan tâm của Ngài là để gặp gỡ những người thường dân và thu hút công chúng trong cuộc thảo luận về những giá trị của con người như tình yêu và lòng từ bi. Xe lái vào thành phố thật nhanh chóng và Ngài đã được chào đón với sự hoan hô cổ vũ nồng nhiệt của những đám đông, những người dân thân thiện đang chờ đợi để chào đón Ngài, vẫy cờ Tây Tạng và biểu ngữ mang những dòng cung nghinh chúc mừng Ngài. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi nói chuyện với họ từ ban công của khách sạn, nói với họ rằng Ngài đã vui như thế nào khi được có mặt ở đó và đã hạnh phúc như thế nào khi Ngài được nhìn thấy họ.
Bên trong khách sạn, Ngài đã gặp gỡ cựu Thủ tướng Na Uy - Kjell Magne Bondevik và họ đã thảo luận về tình hình hiện nay, về những người bạn cũ và về những gì họ đã làm kể từ lúc họ gặp nhau lần cuối.
Khi được mời đến Viện Nobel để đánh dấu kỷ niệm lần thứ 25 năm Ngài được trao giải Nobel Hòa bình, Ngài đã được nghinh đón bởi Chủ tịch của Ủy ban Nobel - Thorbjørn Jagland - người hộ tống Ngài vào một cuộc gặp gỡ trong bữa ăn trưa với các thành viên hiện tại của Ủy ban.
Tiếp theo đó là một cuộc họp bàn tròn với giới truyền thông. Thorbjørn Jagland giới thiệu Đức Đạt Lai Lat Ma, giải thích rằng đã 25 năm kể từ khi Ngài được trao giải Nobel Hòa bình và Ủy ban Nobel hiện giờ vẫn còn một thành viên từ thời đó. Ông nhận xét rằng Ngài đã được trao giải thưởng ghi nhận những nỗ lực của Ngài để mang lại tự do cho người dân Tây Tạng thông qua sự bất bạo động và mối quan tâm của Ngài đối với môi trường tự nhiên. Ông nói:
“Ngài là con người của hòa bình, là một nhà lãnh đạo tôn giáo xứng đáng để lắng nghe và là người xứng đáng để nói chuyện”.
Câu hỏi đầu tiên từ các nhà báo đã tập hợp ở đó là: giải Nobel Hòa Bình được một số người mô tả như là một sự ban phước của người khác, như một lời nguyện; Ngài cảm thấy thế nào về nó? Ngài trả lời:
“Tất nhiên, như một sự ban phước lành. Tôi nhớ Đức Tổng Giám mục Desmond Tutu, người bạn và là người anh tinh thần của tôi đã nói với tôi rằng trước đây thật khó khăn như thế nào để ông ta gặp gỡ một số người, và điều đó đã trở thành dễ dàng hơn nhiều sau khi ông được trao giải thưởng. Tôi đã ở California tham dự một hội nghị của các nhà khoa học khi tôi nghe thông báo về điều đó và có người đã hỏi tôi rằng tôi cảm thấy thế nào. Tôi nói, “Không khác nhau lắm, tôi là một tu sĩ Phật giáo đơn giản, không hơn, không kém”. Nhưng kể từ khi giải thưởng đã được công nhận cam kết của tôi đối với vấn đề bất bạo động và công việc của tôi vì hòa bình, tôi cảm thấy đó là một vinh dự lớn.
“Sau này, khi bà Aung San Suu Kyi và ông Lưu Hiểu Ba được trao giải Nobel Hòa bình và họ đang ở trong hoàn cảnh khó khăn, tôi cảm thấy nó sẽ là một nguồn động viên và cảm hứng cho họ”.
Khi được hỏi liệu Ngài đã thất vọng rằng các thành viên của chính phủ Na Uy và Chủ Tịch Hạ Nghị Viện sẽ không gặp gỡ Ngài, Ngài trả lời:
“Không, tại sao? Điều quan tâm chính của tôi là về việc thúc đẩy các giá trị của con người. Từ khi sinh ra, chúng ta có một cảm giác tình cảm và một số ý thức về mối quan tâm cho người khác. Chúng ta cần phải nuôi dưỡng nó. Các nhà khoa học đã phát hiện rằng để đảm bảo được sức khỏe của thân thể thì sự an bình của tâm trí là điều cần thiết. Mọi người thường nghĩ rằng tình yêu và lòng từ bi chỉ là những vấn đề liên quan đến tôn giáo, nhưng trên thực tế những giá trị như vậy luôn cần thiết trong các mối quan hệ của cả nhân loại. Là một tu sĩ Phật giáo, tôi cũng quan tâm đến việc nuôi dưỡng sự hài hòa giữa các tôn giáo.
“Bất cứ nơi nào tôi đến, mục tiêu của tôi là để gặp gỡ công chúng. Nếu các nhà lãnh đạo như Tổng thống Obama gặp gỡ tôi đó là tốt, nhưng tôi không bao giờ muốn đặt bất cứ ai vào bất kỳ sự bất tiện nào. Khi tôi đến đây hôm nay, tôi đã rất vui mừng khi thấy một số lượng lớn dân chúng đã đến. Thế giới thuộc về tất cả chúng ta, không phải chỉ riêng cho các nhà lãnh đạo của chúng ta mà thôi.
Khi Ngài được hỏi liệu sự ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc có thể hạn chế công việc của Ngài và của chính phủ Tây Tạng lưu vong, Ngài giải thích rằng Ngài không giao phó cho chính quyền Trung Ương Tây Tạng - người quan tâm cho cộng đồng Tây Tạng - theo cách đó. Nhưng Ngài cười và nhận xét rằng có vẻ dường như chính phủ Trung Quốc chỉ trích Ngài càng nhiều thì sự nổi tiếng của Ngài càng tăng. Đối với câu hỏi về việc liệu nó có vẻ dễ dàng hơn hoặc khó khăn hơn để giải quyết sự khác biệt với các nhà cầm quyền Trung Quốc kể từ khi Ngài được trao giải Nobel Hòa bình, Ngài nói rằng đã gần 70 năm kể từ khi hình thành nền Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Suốt thời gian đó Ngài cảm nhận được những thời đại khác nhau. Thời đại của Mao Trạch Đông thì quan tâm đến ý thức hệ; thời đại của Đặng Tiểu Bình thì thấy được sự mở rộng cho chủ nghĩa tư bản; Giang Trạch Dân đã nhìn thấy được sự nới rộng của các thành phần hội viên Đảng để bao hàm nhiều hơn chứ không chỉ có các tầng lớp lao động; và Hồ Cẩm Đào đã tìm cách để đảm bảo một xã hội hài hòa.
“Vì vậy, bạn thấy đấy, cùng một đảng, với hệ tư tưởng tương tự đã cho thấy rằng nó có thể thích nghi với một thực tế thay đổi. Khi Trung Quốc vào thời kỳ mở cửa, các sinh viên du học nước ngoài và được tiếp xúc với sự tự do và không bị kiểm duyệt, mọi thứ buộc phải thay đổi. Ôn Gia Bảo nói rằng Trung Quốc cần sự cải cách chính trị, thậm chí một nền dân chủ theo phong cách Mỹ.”
Về vấn đề ủng hộ nhân quyền tại Trung Quốc và Tây Tạng, Ngài bày tỏ quan điểm rằng các nước nhỏ hơn, như Na Uy, có thể gây ảnh hưởng nhiều hơn bởi vì họ không bị xem như là một mối đe dọa.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và các thành viên của giới truyền thông trong cuộc họp bàn tròn của họ tại Viện Nobel ở Oslo,
Na Uy vào ngày 08 Tháng 5, 2014. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Đối với câu hỏi về việc hơn 130 trường hợp tự thiêu đã diễn ra ở Tây Tạng, Ngài nói điều đó thật đáng buồn! Ngài lặp lại những gì Ngài đã nói trước đây rằng những hành động quyết liệt là một triệu chứng khó chịu sâu kín của người Tây Tạng. Đây là những gì mà các nhà cầm quyền Trung Quốc nên điều tra. Thay vì họ chọn cách để đổ lỗi cho Đạt Lai Lạt Ma và những người ủng hộ Ngài. Ngài đã đề nghị họ cho phép các phóng viên đến điều tra các tình huống đã thúc giục những người này thực hiện một bước quyết liệt như thế. Họ không bị say cuồng, cũng không bị trĩu nặng những lo âu phiền muộn của gia đình; có những nguyên nhân khác khiến cho họ phải làm những điều như thế.
Ngài chỉ ra rằng mặc dù mục đích của việc tạo ra một xã hội hài hòa của Hồ Cẩm Đào là đáng ngưỡng mộ, tuy nhiên, phương pháp sử dụng vũ lực và sự đàn áp là sai lầm. Ngài nói rằng trong số 200 quốc gia trên thế giới, Trung Quốc là một nước duy nhất phải chi trả cho vấn đề an ninh nội bộ nhiều hơn về ngân sách quốc phòng từ bên ngoài. Sự gia tăng số lượng nhân viên an ninh chỉ phục vụ để làm gia tăng sự sợ hãi. Bạn bè đã nói với Ngài rằng tác động của một số lượng rất lớn của các camera an ninh tại Lhasa đã làm tăng thêm sự nghi ngờ và sợ hãi.
Về vấn đề của những người biểu tình ủng hộ Shugden trên đường phố bên ngoài đã đưa ra. Sự trả lời của Ngài bắt đầu bằng sự tuyên bố rằng Ngài luôn luôn nhấn mạnh rằng sẽ tốt hơn và an toàn hơn khi bạn gắn bó trung thành với tôn giáo mà bạn đã được sinh ra với nó. Tuy nhiên, nếu ai đó nghĩ rằng Phật giáo là hữu ích cho họ thì họ được quyền tự do làm theo. Ngài đề cập đến việc Đức Phật khuyến khích những người đệ tử của mình nên khảo sát những gì Ngài đã nói để điều tra và kiểm nghiệm nó, thay vì chỉ chấp nhận nó theo giá trị bề ngoài. Về những cuộc biểu tình, Ngài nói:
“Đó là một câu chuyện dài. Vị thần Shugden này, đã được tranh cãi từ thời của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 cách đây gần 400 năm về trước. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 cho biết rằng nó đã phát sinh như là kết quả của những lời cầu nguyện méo mó và đang làm tổn hại đến Phật pháp và chúng sinh. Nhiều vị Lạt Ma nổi tiếng sau đó cũng đã có một quan điểm tương tự. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13 đặt sự hạn chế cho việc thực hành này, mặc dù nó không có quá nhiều người theo.
“Rồi điều đáng hổ thẹn đã xảy ra! Đó là do sự thiếu hiểu biết nên tôi đã tùng thuận với vị thần này từ năm 1951 cho đến đầu những năm 1970. Tôi bắt đầu nhận ra có điều gì đó bất ổn. Và khi tôi nghiên cứu vấn đề này, tôi đã khám phá ra rằng cả hai Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 và thứ 13 đã chống đối nó trước tôi, vì vậy tôi chấm dứt việc thực hành này. Cuối cùng công chúng đã biết về điều này và tôi coi đó là nhiệm vụ của tôi để thông báo với họ.
“Những người thờ phụng vị thần này đã thành lập nhóm riêng của họ. Họ buộc tội tôi áp đặt một lệnh cấm nó, nhưng không phải như vậy. Bất cứ ai muốn thì có thể đi đến miền Nam Ấn Độ và xem các tu viện to lớn của những người muốn tiếp tục sự thực hành này.
“Một sự liên kết tâm linh được hình thành giữa người thầy và đệ tử; thế nên tôi đã yêu cầu rằng nếu những người muốn thờ phụng vị thần này thì đừng thọ nhận giáo lý từ tôi. Đây là những gì họ đang gọi là một lệnh cấm. Họ hô vang "Đừng nói dối", nhưng tôi nghĩ, các bạn nên hỏi ai đang nói dối ở đây. Tôi cố gắng để trở thành một người “bất phân bộ phái”. Sự thực hành này từ lâu đã gắn liền với chủ nghĩa bè phái. Tôi cảm thấy tiếc cho những người biểu tình này vì sự thiếu hiểu biết của họ đối với vấn đề này”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với Ủy ban Nobel trong chuyến viếng thăm Viện Nobel ở Oslo, Na Uy vào ngày 08 tháng 5, 2014.
Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Một nhà báo đề cập rằng - là một người đạt giải Nobel, Ngài được quyền đề cử những người khác để được trao giải Nobel Hòa bình và anh ta hỏi Ngài đã từng thực hiện sự đề cử như vậy chưa. Ngài cười và nói Ngài nghĩ rằng đó là công việc của Ủy ban để thực hiện điều đó. Khi được hỏi liệu Ngài có nghĩ rằng Ngài vẫn sẽ còn có thể viếng thăm Tây Tạng và Trung Quốc trong kiếp này không, Ngài trả lời rằng nếu Ngài sống thêm 15 hay 20 năm nữa thì Ngài hy vọng như vậy, nhưng nếu Ngài chỉ sống một hoặc hai năm thì có lẽ không có cơ hội.
“Dù sao thì, nếu tôi có thể đi, tôi hy vọng rằng các nhà báo như tất cả các bạn đều cũng sẽ có thể đi nữa!”
Ngày mai, Ngài sẽ có mặt tại Đại học Oslo, thuyết giảng về “Tám Bài Kệ Luyện Tâm” vào buổi sáng và thảo luận về “Đảm nhận Trách nhiệm về Thế giới ngày mai” vào buổi chiều.