Livorno, Tuscany, Ý, ngày 14 tháng 6 năm 2014 - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được chào đón nồng nhiệt bởi Thị trưởng của Livorno - ông Filippo Nogarin khi Ngài đến khán đài tại Diễn đàn Modigliani để bắt đầu phần thuyết Pháp buổi sáng của mình. Trong bài phát biểu chào mừng, Thị trưởng Nogarin cho biết ông vô cùng vinh dự và có được một đặc ân được chào đón Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Ý và đến Livorno. Sau đó Ngài được tiến cử một địa vị quan trọng của thành phố Livorno; vì Ngài đã nhận được danh hiệu công dân danh dự của Livorno trong một chuyến viếng thăm trước đó.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm ơn Thị trưởng của Livorno - Filippo Nogarin sau khi được tiến cử một địa vị quan trọng của thành phố Livorno, Tuscany, Ý vào 14 tháng 6, 2014. Ảnh / Olivier Adam |
Ngài đã cảm ơn Thị trưởng về những lời tử tế của ông ta, gởi lời chúc mừng nồng nhiệt của mình tới cuộc bầu cử gần đây của ông được đắc cử làm Thị trưởng mới. Ngài nói rằng sự chiến thắng cuộc bầu cử dân chủ của Thị trưởng đã đặt một trách nhiệm to lớn trên đôi vai của Thị trưởng thành phố, đó là sống theo nguyện vọng và sự tin tưởng của người dân của mình. Ngài bày tỏ hy vọng rằng Thị trưởng sẽ hoàn thành trách nhiệm thẩm quyền của mình một cách trung thực và minh bạch và hy vọng rằng ông sẽ giành chiến thắng trong cuộc tái bầu cử với công việc tốt đẹp của mình.
Ngài nói rằng sự phát triển và tiến bộ thực sự phụ thuộc vào con người. Mọi người cần phải có sự tự tin mặc dù kinh tế có khó khăn. Sự nhiệt tâm là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển đúng đắn và tiến bộ. Ngài dẫn chứng về ví dụ của người dân Tây Tạng đã sống tị nạn trong 55 năm qua, đã phải chịu đựng nhiều đau khổ nhưng không bao giờ mất đi sự tự tin của mình.
Ngài bắt đầu sự thuyết Pháp bằng lời mở đầu như thông lệ là chào hỏi tất cả mọi người như những người anh chị em đồng hội của mình. Ngài nói rằng trên một mức độ cơ bản thì tất cả mọi người đều như nhau, đều có khả năng tương tự để sử dụng trí thông minh của mình để vượt qua cảm xúc tiêu cực. Vì sự khó chịu về mức độ tinh thần cho nên ngay cả những người giàu có cũng không cảm thấy thỏa mãn. Ngài khuyên mọi người nên chú ý nhiều hơn đến niềm hạnh phúc có liên quan đến mức độ tinh thần, chứ không phải là những kinh nghiệm thuộc về cảm giác. Ngài lưu ý rằng các nhà khoa học y tế, bao gồm các chuyên gia về não, đã tìm thấy thông qua các cuộc thử nghiệm và nghiên cứu; rằng sự an lạc của tâm hồn là rất quan trọng ngay cả đối với sức khỏe thể chất.
Một cảnh của khán đài tại Diễn đàn Modigliani, địa điểm dành cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết Pháp ở Livorno, Tuscany, Ý vào ngày 14 tháng Sáu 2014. Ảnh / Olivier Adam |
Ngài nói rằng người ta đã chú ý quá nhiều đến bản thân, đã có một thái độ mạnh mẽ về sự coi trọng chính mình và suy nghĩ trong chiều hướng phân biệt giữa “chúng ta” và “họ”; điều đó đã phát sinh ra mọi vấn đề rắc rối. Tất cả chúng ta cần phải hiểu được sự hợp nhất của 7 tỷ thành viên của nhân loại thay vì quá chú trọng vào sự khác biệt của những mức độ thứ yếu. Nếu làm được như vậy thì tất cả các vấn đề do con người tạo ra đề có thể sẽ được dần dần giảm thiểu. Các vấn đề như sự nóng lên của toàn cầu và sự hủy hoại môi trường sẽ tác động đến tất cả mọi người; không phân biệt về tín ngưỡng tôn giáo; và nó vượt lên trên những ranh giới về vật chất. Là một phần của cộng đồng nhân loại 7 tỷ người; mỗi cá nhân phải chịu trách nhiệm về đạo đức để góp phần tạo nên một sự khác biệt tích cực.
Ngài dẫn chứng ví dụ điển hình về các loài côn trùng; rằng mặc dù chúng không có tôn giáo, không có hiến pháp, và không có lực lượng cảnh sát, nhưng mỗi thành viên của cộng đồng côn trùng hoạt động trong sự hợp nhất về sự quan tâm của tất cả các loài của chúng. Vì chúng ta có trí thông minh đặc biệt của con người, không giống như các loài côn trùng và động vật, chúng ta nên sử dụng trí thông minh của mình để mang lại lợi ích cho nhân loại.
Ngài nói rằng Ngài nói chuyện với tất cả mọi người như những con người đồng bào của mình mà không nhấn mạnh vào sự khác biệt thứ cấp. Ngài nói rằng việc nhấn mạnh quá nhiều rằng Ngài là Đạt Lai Lạt Ma thì thực sự sẽ tạo ra một khoảng cách giữa Ngài và những người khác. Tốt hơn hết là nên xem tất cả mọi người như anh chị em của mình; điều này mang đến một cảm giác thoải mái và thư giãn. Nếu chúng ta thật sự xem xét tính hợp nhất của nhân loại và suy nghĩ về người khác như anh chị em của mình; thì chúng ta có thể ngăn chặn được các vụ giết người đang xảy ra ngày hôm nay.
Các thành viên của khán giả lắng nghe Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Diễn đàn Modigliani ở Livorno, Tuscany, Ý vào 14, tháng 6, 2014. Ảnh/ Olivier Adam |
Ngài nói rằng Phật giáo không chấp nhận một cái ngã độc lập. Nhưng điều này không có nghĩa là sự vắng mặt của chính cái ngã. Mọi người đều có cảm giác về “tôi” một cách rất tự nhiên, nhưng nếu ta tham luyến vào một ý thức mạnh mẽ của ngã sẽ tạo ra tất cả các vấn đề rắc rối. Để chống lại điều này, cần phải phát triển lòng vị tha, suy nghĩ về hạnh phúc của người khác hơn là cho chính bản thân mình.
Ngài nhớ đến những đóng góp vĩ đại từ các học giả uyên bác của Đại học Nalanda tại Ấn Độ như Ngài Thiện Hải Tịch Hộ, Liên Hoa Giới và Pháp Xứng. Ngài nói rằng Na Lan Đà không chỉ là một tu viện mà còn là một trung tâm học tập tuyệt vời. Ngài bày tỏ niềm hạnh phúc rằng người Tây Tạng đã giữ truyền thống Nalanda còn sống động và đã dịch tất cả các giáo lý và bình luận chính của Nalanda sang tiếng Tây Tạng. Phật tử từ khắp nơi trên thế giới bao gồm Trung Quốc, Sri Lanka và Miến Điện đã cho thấy sự công nhận của công việc này và ngày nay nhiều Phật tử đã thảo luận và nghiên cứu về triết học Phật giáo.
Sau khi dùng cơm trưa, Ngài nói chuyện với một hội chúng khoảng 200 người Tây Tạng sống ở Ý và các nước láng giềng. Ngài thúc giục họ hãy tự hào về di sản cổ xưa của mình. Ngài dẫn chứng một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra bằng chứng trong khu vực Domey của Tây Tạng về một nền văn minh của con người có niên đại từ thời kỳ đồ đá. Ngài cũng đề cập về một khai quật đá trong khu vực Ngari của Tây Tạng có niên đại hàng chục nghìn năm. “Vì vậy, di sản của chúng ta là một di sản rất lâu đời và cổ xưa”, Ngài nói.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với các thành viên của cộng đồng Tây Tạng sống ở Ý và các nước láng giềng ở Livorno, Tuscany, Ý vào 14 tháng 6, 2014. Ảnh / FilmPRO |
“Việc tiếp tục cuộc đấu tranh của chúng ta chủ yếu là nhờ vào lòng kiên định, điều này sẽ tiếp thêm sức mạnh và lòng kiên trì cho người dân Tây Tạng đang sống bên trong đất nước Tây Tạng”, Ngài nói. Ngài đề cập đến vị Baba Phuntsok Wangyal đã quá cố, người mà Ngài gọi là một người vô thần, nhưng là một người rất yêu nước đối với quốc gia Tây Tạng của mình. Ngài cũng đề cập đến các quan chức Tây Tạng ở trong hệ thống Cộng sản Trung Quốc vẫn tiếp tục có một cảm xúc mãnh liệt đối với Tây Tạng và điều đó có thể khiến cho họ phải gặp rắc rối. Ngài rất hài lòng rằng nhân dân Tây Tạng đã không sử dụng bạo lực trong cuộc đấu tranh này.
Ngài khen ngợi những người Tây Tạng sống lưu vong đã giữ gìn tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, Ngài cảnh báo rằng người Tây Tạng không được tự mãn và không nên cho rằng nền văn hóa Phật giáo Tây Tạng cho điều dĩ nhiên. Ngài bày tỏ nỗi sợ hãi rằng người Tây Tạng đang đánh mất dần đi văn hóa của mình về sự trung thực và liêm chính. Ngài dẫn chứng ví dụ về các doanh nhân Ấn Độ ở Punjab ngày xưa thật là tử tế đã cho người Tây Tạng vay không tính lãi cho việc kinh doanh bán áo len dựa trên sự tin tưởng tinh khiết mà không cần dùng bất kỳ sự đảm bảo nào. Ngài nói rằng còn bây giờ thì tất cả đều phải giao dịch bằng tiền mặt.
Nói về tầm quan trọng và nhu cầu cần phải học ngôn ngữ Tây Tạng, Ngài dẫn chứng ví dụ của người Hồi giáo Tây Tạng sống ở tiểu bang Jammu & Kashmir của Ấn Độ; đã nói tiếng Tây Tạng với phương ngữ Tây Tạng trang trọng của vùng Trung tâm, chuẩn xác và thuần túy - mặc dù họ không phải là Phật tử Tây Tạng. Ngài kêu gọi các bậc cha mẹ hãy phát triển các thói quen nói tiếng Tây Tạng ở nhà để thế hệ trẻ Tây Tạng có thể tiếp tục học ngôn ngữ của mình. Ngài nói rằng ngôn ngữ Tây Tạng là ngôn ngữ duy nhất có thể hiểu được truyền thống của Phật giáo Nalanda trong sự trọn vẹn của nó.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với các thành viên của cộng đồng Tây Tạng sống ở Ý và các nước láng giềng ở Livorno, Tuscany, Ý vào 14 tháng 6, 2014. Ảnh / FilmPRO |
Vì có rất nhiều thanh niên Tây Tạng sống ở nước ngoài, để lại phía sau trẻ em và người cao tuổi trong các khu định cư của người Tây Tạng ở Ấn Độ, người Tây Tạng ở nước ngoài là để góp phần phát triển cộng đồng trong các khu định cư, điều đó la quan trọng. Ngài bày tỏ hy vọng rằng các khu định cư của người Tây Tạng lưu vong có thể bảo tồn và giữ gìn nguyên vẹn tôn giáo, văn hóa và ngôn ngữ Tây Tạng, ngay cả khi cuộc đấu tranh của người Tây Tạng vẫn tiếp tục trong nhiều năm nữa hoặc nhiều thập kỷ nữa.
Ngài khuyên mọi người suy nghĩ về cộng đồng và quốc gia của họ; và nên làm việc vì những lợi ích lớn hơn, chứ không phải là lợi ích cá nhân. Ngài chỉ vào một doanh nhân Tây Tạng trong khán giả và thừa nhận sự đóng góp của ông cho một Trại Dưỡng Lão ở khu định cư Bhandara của Tây Tạng ở Ấn Độ. Ngài đã đề cập đặc biệt đến chất lượng tốt của hệ thống máy điều hòa ở đó và nhận xét đùa rằng máy điều hòa ở một khu định cư xa xôi hẻo lánh nhỏ bé đó thì tốt hơn nhiều so với máy điều hòa ở Ý đây.
Sau đó vào buổi chiều Ngài trở lại diễn đàn Modigliani và tiếp tục giảng về “Thư gửi một người bạn” của Ngài Long Thọ và “Xưng Tán Duyên Khởi” của Ngài Tzong Khapa. Ngày mai Ngài sẽ trao Lễ Quán Đảnh Quan Thế Âm vào buổi sáng và sẽ có một cuộc nói chuyện với công chúng vào buổi chiều.