Washington DC, Hoa Kỳ, ngày 06 Tháng Ba, 2014 - Một ngày của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trên Đồi Capitol bắt đầu với việc Ngài được mời đến cầu nguyện tại buổi khai mạc cho một tiến trình ở Thượng viện. Trước tiên Ngài được Lãnh đạo Đa số Thượng nghị sĩ Harry Reid chào đón và giới thiệu. Ông đã diễn tả Ngài là một nguồn cảm hứng cho những người khác trên toàn thế giới. Sau khi đọc lời Kính Lễ Phật ngắn bằng tiếng Tây Tạng, Ngài đọc những vần thơ đã chuẩn bị sau đây, đầu tiên là tiếng Tây Tạng và sau đó bằng tiếng Anh:
Tâm dẫn đầu các pháp,
Tâm chủ, tâm tạo tác;
Với tâm ý thanh tịnh
Nói năng hay hành động,
Hạnh phúc sẽ theo sau,
Như bóng không rời hình.
“Nguyện cầu cho thế giới được an vui,
Vụ mùa bội thu, tinh thần hạnh phúc.
Nguyện cầu cho mọi điều luôn may mắn,
Và cầu cho mọi mong ước được viên thành”.
“Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,
Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn,
Tôi nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy,
Để tận trừ những đau khổ của thế gian.
Ngài nêu lên rằng bài Kệ cuối cùng là trích từ “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài Tịch Thiên, đó là lời cầu nguyện mà Ngài yêu thích, Ngài biểu lộ một ý nghĩ là Ngài đã cố gắng đưa nó vào thực hành trong cuộc sống hàng ngày của mình.
His Holiness the Dalai Lama greeting Senate Chaplain Barry Black, Senate Majority Leader Harry Reid (D-NV) and Senator Patrick Leahy (D-VT) on his arrival at Capitol Hill in Washington DC on March 6, 2014. Photo/Sonam Zoksang |
Thượng nghị sĩ Reid, trong sự cảm kích của mình, ông đã đề cập đến những nỗ lực của Ngài trong việc truyền bá thông điệp hòa bình trên thế giới; và trích dẫn lời của Ngài nói: “Hãy đối xử tốt bất cứ khi nào có thể; và nó luôn luôn có thể” và “Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề ở khắp mọi nơi là ngồi xuống và nói chuyện với nhau”.
Thượng nghị sĩ Patrick Leahy, một người bạn cũ khác, đã nắm lấy chủ đề, ca ngợi cách mà Ngài đã làm việc lâu dài và khó khăn cho nhân dân Tây Tạng. Ông kể lại một sự kiện cách đây vài năm trên đường phố Lhasa, Tây Tạng, khi ông đang chuẩn bị để chụp một bức ảnh; và một người Tây Tạng địa phương đã cố nài nỉ ông chụp cho anh ta một kiểu đang ôm tấm hình của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ngay trước ngực của mình.
“Để làm được điều này, anh ta đã liều lĩnh dù cho có phải bị tù đày, tại sao anh ta phải làm điều đó? Bởi vì anh ta muốn rằng mọi người ở những nơi khác cần phải biết về niềm tin mà nhân dân Tây Tạng đã dành cho Ngài”.
Ngay sau đó Ngài đã gặp Chủ tịch Hạ viện John Boehner và nhà lãnh đạo thiểu số Nancy Pelosi, nói với họ rằng thật là vinh hạnh khi được cùng ở đây với họ và nhắc lại ba cam kết của mình về giá trị con người, hòa hợp tôn giáo và bảo tồn văn hóa Phật giáo hòa bình của Tây Tạng. Ngài giải thích về việc Tây Tạng đã đạt được kiến thức Phật giáo như thế nào từ Ấn Độ trong các thế kỷ thứ 8 và thứ 9, và kiến thức này có nguồn gốc từ Đại học nổi tiếng Nalanda.
“Chúng tôi đã giữ cho truyền thống Nalanda vẫn còn duy trì được sự sống động - và cùng với nó - kiến thức về tâm trí và cảm xúc mà các nhà khoa học ngày nay rất mong muốn được tìm hiểu. Điều này thật là đúng lúc, bởi vì qua sự phát triển vật chất trên thế giới, con người đã phải trải nghiệm quá nhiều căng thẳng. Sự hiểu biết đầy đủ hơn về tâm thức và cảm xúc có thể sẽ trở nên rất hữu ích. Một khía cạnh khác về mối quan tâm của tôi đối với Tây Tạng đó là sự liên quan đến vấn đề môi trường”.
Lãnh đạo thiểu số Pelosi lưu ý rằng sự hỗ trợ cho Tây Tạng là bao gồm cả hai đảng và Ngài đã được chấp nhận bởi đảng Cộng hòa cũng như Chủ tịch đảng Dân chủ - người đã coi Ngài là một nhà vô địch của nền dân chủ và tự do. Trong sự trả lời của mình, Ngài nói:
House Minority Leader Nancy Pelosi, His Holiness the Dalai Lama and Speaker of the House John Boehner during their meeting in the Speaker's ceremonial office on Capitol Hill in Washington DC on March 6, 2014. Official Photo by Heather Reed |
“Bất chấp mọi thách thức của 60 năm qua, tinh thần của người dân Tây Tạng vẫn còn rất mãnh liệt. Tây Tạng không còn là một vấn đề mới mẻ, nhưng sự nhận thức về nó vẫn còn sống động nhờ vào những người như các bạn ở đây. Bạn bè đã nói với tôi rằng Tập Cận Bình thì có phần thực tế hơn. Ông ta đã can đảm chống tham nhũng và nói về hệ thống pháp luật và các nhu cầu của quần chúng nông thôn. Một số đề nghị có ý nghĩa rằng chính sách hiện hành về Tây Tạng không hoạt động nên Ngài đang tìm kiếm một phương pháp thực tế hơn, nhưng có thể sẽ có sự kháng cự trong tổ chức Trung Quốc. Tại một thời điểm như thế, sự hỗ trợ của thế giới tự do và đặc biệt là Mỹ là rất đáng kể. Trong quá khứ, khi tình trạng Quốc gia được Yêu chuộng nhất của Trung Quốc còn đang là vấn đề được bàn cãi, thì tôi đã nói rằng họ cần phải có nó. Thế giới tự do có trách nhiệm hướng dẫn Trung Quốc vào dòng chính của nền dân chủ. Người Tây Tạng có một câu ngạn ngữ rằng một loại thuốc trị cho bá bịnh; cho nên nền dân chủ tại Trung Quốc sẽ là giải pháp cho hàng trăm vấn đề trên toàn thế giới”.
Ngài tuyên bố rằng người dân Trung Quốc cũng muốn cải cách. Ôn Gia Bảo thậm chí còn nói rằng Trung Quốc cần một nền dân chủ kiểu Mỹ; nhà hoạt động Lưu Hiểu Ba đã nói rằng có cả nhu cầu và sự mong muốn cải cách. Vì vậy, Ngài lặp lại, cần có sự tự do hơn và nới lỏng việc kiểm soát. Bà Pelosi lưu ý rằng bên cạnh việc gặp gỡ Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, Tổng thống Obama đã bày tỏ sự ủng hộ đối với phương pháp Trung Đạo. Ngài đồng tình, và đã lưu ý rằng bất cứ điều gì xảy ra trong quá khứ đã là quá khứ. Hôm nay, Tây Tạng đã bị lạc hậu về phương diện vật chất và sẽ đón nhận sự giúp đỡ để phát triển trong nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, người Tây Tạng được qui định là được trao cho quyền tự trị thực sự, như đã được bảo đảm bởi hiến pháp Trung Quốc.
Tại một cuộc họp với hàng trăm nhân viên Quốc hội tại Trung tâm Thính phòng các Khách thăm Quốc hội, Ngài được hỏi có bao giờ cảm thấy buồn và thất vọng chưa? và nếu có thì Ngài đã làm gì với nó.
Sikyong Dr Lobsang Sangay, House Minority Leader Nancy Pelosi (D-CA), Senator John McCain (R-AZ), His Holiness the Dalai Lama and His Holiness's interpreter Thubten Jinpa during a talk to Congressional staff at the Congressional Visitors' Center Auditorium at Capitol Hill in Washington DC on March 6, 2014. Photo/Sonam Zoksang |
“Trước hết, là một tu sĩ Phật giáo đơn giản và là một người bạn lâu dài của đất nước này, một người rất hâm mộ quốc gia vĩ đại này, là một niềm vinh dự cho tôi khi được ở đây. Nỗi buồn và thất vọng là điều mà tất cả 7 tỷ người đang sống ngày hôm nay đều phải trải qua, mặc dù có thể ở trẻ em thì sẽ ít hơn. Mọi người hỏi tôi rằng liệu bản chất của con người là tiêu cực và phải chịu số phận của nhân loại. Tôi nói với họ rằng khi một việc buồn xảy ra, nó có liên quan đến nhiều yếu tố khác. Và bất cứ khi nào bạn cảm thấy thất vọng; nếu bạn nhìn vào tình huống ấy từ một góc độ rộng lớn hơn thì sự thất vọng của bạn sẽ trở nên ít nghiêm trọng hơn”.
Thượng nghị sĩ John McCain đã lên bục diễn thuyết để nói rằng Nhân quyền không phải là của người Mỹ mà là của toàn cầu. Nhân quyền giúp nhận ra được chúng ta là những con người. Nó không thể bị hủy bỏ hay được ai đó ban cho - bởi vì nó thuộc về chúng ta. Ông nói rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã cống hiến cả cuộc đời mình cho cuộc đấu tranh để thực hiện công lý chính nghĩa cho Tây Tạng. Bằng sự kiên định của mình, Ngài đã trở thành nguồn cảm hứng cho tất cả mọi người. Để nói rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã sống trong trái tim của nhân dân Tây Tạng và nhân dân Tây Tạng cũng đã sống trong trái tim Ngài, ông trích dẫn lời của John Donne trong “Thiền XVII”
“Cái chết của bất cứ ai cũng làm cho tôi mất mát,
Bởi vì tôi liên quan đến thế giới loài người;
Vì thế, đừng bao giờ phán cho biết ai sẽ là người nhận chuông báo tử,
Bởi vì hồi chuông ấy đang được rung lên cho chính bạn”.
Khi được hỏi về việc liệu Ngài sẽ được nhìn thấy sự thay đổi ở Trung Quốc và Tây Tạng trong cuộc đời của mình, Ngài đề cập đến những thay đổi đã diễn ra. Ngài mô tả Trung Quốc trong hàng loạt các thời kỳ: thời kỳ Mao Trạch Đông đã đặc trưng hóa bởi ý thức hệ; và nhường chỗ cho kỷ nguyên phát triển kinh tế của Đặng Tiểu Bình. Kỷ nguyên của Giang Trạch Dân sau đó mở rộng phạm vi của Đảng bao gồm các thành phần tốt hơn; và Hồ Cẩm Đào, phải đối mặt với sự nảy sinh của tình trạng bất bình đẳng, cho nên đã tìm kiếm sự hài hòa. Thời đại của Tập Cận Bình sẽ là thời đại thứ năm. Trong 40 năm qua Trung Quốc đã thay đổi rất nhiều, nhưng vì quan điểm bảo thủ vẫn còn tồn tại trong bộ máy lãnh đạo đã được thiết lập; vì thế, có lẽ sẽ phải mất thời gian cho sự thay đổi thêm nữa. Ngài nói:
Congressional staff members listening to His Holiness the Dalai Lama speaking at the Congressional Visitors' Center Auditorium during his visit to Capitol Hill in Washington DC on March 6, 2014. Photo/Jeremy Russell/OHHDL |
“Tôi hy vọng. Chúng tôi đã có mối quan hệ với Trung Quốc từ thế kỷ thứ 7. Trung Quốc là một quốc gia Phật giáo và ngày nay nhiều Phật tử Trung Quốc đang tỏ ra quan tâm đối với Phật giáo Tây Tạng. Nhân dân Tây Tạng chúng tôi có ngôn ngữ và chữ viết riêng của mình, đó là thứ ngôn ngữ tốt nhất để giải thích về Phật giáo”.
Khi Nancy Pelosi, người đã bị chậm trễ do công việc ở Hạ Nghị Viện, cũng đã đến và lên bục diễn thuyết, cô nhớ lại lần viếng thăm Dharamsala và gặp gỡ những người Tây Tạng vừa rời khỏi đất nước Tây Tạng, với những câu chuyện đau lòng về những gì họ đã trải qua.
Cô nhắc lại tính chất của cả hai đảng đã dành sự ủng hộ cho Tây Tạng, ghi nhận sự hiện diện của Thượng nghị sĩ McCain và các cuộc gặp gỡ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với cả Tổng thống Bush và Tổng thống Obama. Bà cho biết mối quan hệ của Mỹ với Ngài là mối quan hệ hữu nghị lâu dài, nhắc lại rằng Tổng thống Roosevelt đã gửi một món quà là một chiếc đồng hồ đeo tay cho Đạt Lai Lạt Ma khi Ngài còn trẻ. Ngài nói “Nó đây này! Tôi nghĩ có lẽ là nên giơ nó lên!” Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã giơ cao chiếc đồng hồ đeo tay lên cho tất cả mọi người cùng xem.
Được hỏi bài học yêu thích nhất của mình từ thời thơ ấu là gì, Ngài trả lời không chút do dự:
“Tình cảm của mẹ tôi. Đó là hạt giống của bất cứ chút lòng Từ Bi nào mà tôi đã có được để có thể phát triển cho đến ngày hôm nay”.
Sau khi dùng cơm trưa với bảy Thượng nghị sĩ, ngài gặp gỡ Ủy ban Đối ngoại Thượng viện để uống cà phê và trà, tiếp theo là một cuộc gặp gỡ với Thượng nghị sĩ Reid và McConnell. Ngài nhận xét rằng Ngài đã luôn luôn biết rằng Hoa Kỳ là một quốc gia vĩ đại, và Ngài nhớ lại hành động của nó đối với việc bảo vệ nền dân chủ và pháp quyền trong Thế chiến thứ II và Chiến tranh Triều Tiên. Trụ sở Quốc Hội Hoa Kỳ đã được làm đầy với những bức tượng và tượng bán thân của những người đã góp phần vào sự vĩ đại ấy. Lời nói của họ đã được khắc trên các bức tường, bao gồm cả những lời sau đây của Franklin D Roosevelt - vị Tổng thống trước kia đã gửi chiếc đồng hồ đeo tay cho Ngài:
“Chúng ta phải nhớ rằng bất kỳ sự áp bức, bất kỳ sự bất công, bất kỳ sự hận thù nào cũng đều là một mũi nhọn đã được thiết kế để tấn công vào nền văn minh của chúng ta”.