Sendai, Nhật Bản, ngày 08 tháng Tư năm 2014 - Sau bầu không khí trang trọng của buổi cầu nguyện tịnh hóa ngày hôm qua và cuộc nói chuyện với công chúng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma; hôm nay đã có một cơ hội cho sự giao lưu dễ dàng hơn giữa Ngài và và các Đệ Tử của Thần Đạo từ nhiều tầng lớp của xã hội. Sau bài phát biểu giới thiệu ngắn gọn, một người đàn ông lớn tuổi đã dâng tặng cho Ngài một khung ảnh trong đó có một thư pháp được viết bằng chữ Nhật “hòa bình” và một con chim; ông nói ông hiến tặng để thúc đẩy sự hòa bình trên thế giới.
Trong sự đáp ứng phần khai mạc của mình, Ngài đã nói trước hội nghị rằng Ngài cảm thấy rất vinh dự và hạnh phúc được gặp gỡ các thành viên của cộng đồng Thần Đạo. Ngài đã thận trọng rằng Ngài không có gì đặc biệt để nói, và bắt đầu giải thích ba cam kết của mình.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với những người theo Thần Đạo trong cuộc gặp gỡ của họ ở Sendai, Nhật Bản vào 08 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
“Là một con người, tôi tin rằng mỗi người chúng ta nên có một số mối quan tâm đối với người khác và đối với hành tinh này. Tôi cũng dành riêng cho việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Bất cứ nơi nào tôi đến tôi đều cố gắng tổ chức những cuộc thảo luận với các thành viên của các truyền thống tôn giáo khác, bởi vì điều quan trọng là để được hiểu biết về họ. Gặp được những người thực sự có những thực hành một cách nghiêm túc về những truyền thống khác nhau này là một điều rất quan trọng. Đó là lý do tại sao tôi đang quan tâm để biết thêm về truyền thống Thần Đạo đã hiện hữu trước thời Phật giáo tại Nhật Bản. Bây giờ, chúng ta hãy có một số câu hỏi và tranh luận”.
Trước khi phần câu hỏi và trả lời được tiếp tục, nhà tổ chức đã giới thiệu một Phật tử Việt Nam là người đại diện của một nhóm đã có ý định đến gặp Ngài. Tuy nhiên, mới đây, do sự viên tịch của Ngài Thích Trí Tịnh, Đệ Nhất Đại Lão Hòa Thượng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho nên mục đích của họ đã bị thay đổi. Ngài lưu ý rằng Ngài đã gặp gỡ các nhóm người Việt Nam định cư ở các nước khác nhau như Pháp… và ghi nhận sự nhiệt tình của họ đối với việc tiếp tục thực hành Phật giáo và các truyền thống văn hóa. Gần đây nhiều nhóm từ Việt Nam cũng đã bắt đầu đến thăm Ngài ở Ấn Độ.
“Trong những năm qua tôi đã gặp các nhóm của Nhật Bản khá thường xuyên. Tôi đã giảng về “Bát Nhã Tâm Kinh” mà đã được tụng đọc rộng rãi ở đây cho dù nó có được hiểu một cách đúng đắn hay không. Hầu hết các bạn ở đây là người theo Thần Đạo và điều mà tôi có ấn tượng đó là truyền thống thể hiện sự tôn trọng lớn đối với thiên nhiên. Điều này là rất tốt, bởi vì cuộc sống hiện đại đã trở nên quá cơ giới hóa. Chúng ta dường như nghĩ rằng chúng ta có thể kiểm soát và thống trị thiên nhiên, mà quên bẵng đi rằng chúng ta là một phần của nó. Sự tôn trọng mà truyền thống cổ xưa như Thần Đạo và những người Mỹ bản địa đã dành cho thế giới tự nhiên là những bài học rất quan trọng để dạy cho tất cả chúng ta hôm nay.”
Một người phụ nữ tự cho mình là một người bán hoa, đã giải thích rằng cô nhận thấy kỹ năng của mình đối với những bông hoa đã giảm dần khi cô trưởng thành và cô muốn biết nên xem những gì là quan trọng nhất trong cuộc đời cô. Ngài trả lời rằng không phải dễ dàng để khái quát tất cả, nhưng, như một kết quả của hệ thống giáo dục thiếu sự cân bằng của chúng ta, phần lớn 7 tỷ người đang sống hiện nay chỉ nghĩ về giá trị vật chất mà không nghĩ đến giá trị nhân văn bên trong. Khi quan tâm đến sự giảm sút của tôn giáo mang tính thông thường, Ngài nói chúng ta cần phải quan tâm đến thế giới nội tâm của chúng ta cũng như thế giới tự nhiên mà chúng ta đang sống.
Một thành viên của cộng đồng những người theo Thần Đạo hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc gặp gỡ của họ ở Sendai,
Nhật Bản vào 8 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
“Đối với nhiều người, những giá trị đích thực duy nhất chỉ là tiền bạc. Và tất nhiên tiền thì có vị trí của nó, nhưng giá trị của sự trưởng dưỡng một thái độ từ bi thì hiệu quả hơn nhiều. Như một người bán hoa, công việc của bạn có liên quan đến việc mang niềm vui đến cho người khác. Khi chúng ta chỉ chú ý đến giá trị vật chất thì rất ít có sự quan tâm dành cho người khác, hoặc là quan tâm lẫn nhau. Một số bạn bè của tôi ở châu Âu và ở Mỹ đang rất giàu có, nhưng họ vẫn không hài lòng và cảm thấy cô đơn. Tài sản của họ không mang lại cho họ niềm vui lâu dài. Cơ sở vật chất và nhiều khía cạnh của nền giáo dục hiện đại của chúng ta đã được cải thiện rất nhiều, nhưng sự căng thẳng và cô đơn vẫn chiếm ưu thế”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã mời các thành viên lớn tuổi hơn trong hội trường nói về những phương pháp phát triển sự bình yên trong tâm hồn; và nó có dễ thực hiện hơn khi họ còn trẻ hay không; Ngài hỏi họ có cảm thấy cuộc sống ngày nay trở nên căng thẳng hơn hay không. Người trả lời đầu tiên chính là người đàn ông lớn tuổi đã tặng Ngài bức thư pháp 'hòa bình'. Ông nói ông nhận thấy rằng khi ông còn là một cậu bé, ông đã nhảy xuống sông, trèo lên cây và trên người ông có đầy đủ tất cả các loại vết xước và vết sẹo. Sự đùa nghịch của trẻ con liên quan đến một số rủi ro và nguy hiểm, nhưng nhờ thế mà chúng học được cách thận trọng về những gì chúng có thể và không thể làm được. Chúng học được cách tự chăm sóc bản thân, và đồng thời có được một sự tôn trọng thích hợp đối với thiên nhiên. Ngày nay, trẻ em không thể học hỏi được từ kinh nghiệm bởi vì chúng không dám ra khỏi nhà. Chúng không dám mạo hiểm bởi vì chúng quá được bảo vệ.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói thêm về điều này rằng trong xã hội hiện đại, vì mối quan tâm cho sức khỏe thể chất, chúng ta nên tìm hiểu tầm quan trọng của vệ sinh cơ thể. Đối với những vấn đề mà chúng ta phải đối mặt, hầu hết là do chính chúng ta gây ra, Ngài nêu lên nhu cầu về vấn đề vệ sinh cảm xúc cũng giúp ích cho việc đối phó với những cảm xúc tiêu cực quấy nhiễu sự bình yên trong tâm hồn của chúng ta. Ngài nói:
“Chúng ta cần phải biết những gì sẽ hỗ trợ và những gì sẽ phá hủy sự bình yên trong tâm hồn của chúng ta. Ba mươi năm đối thoại giữa khoa học Phật giáo và khoa học hiện đại đã đưa đến sự hình thành một tổ chức được gọi là Viện Tâm thức và Cuộc sống, nghiên cứu sự bình yên của tâm thức và tiến hành thực hiện các công trình nghiên cứu liên quan đến tâm thức bằng phương pháp khách quan. Càng ngày càng có nhiều nhà khoa học và trí thức Nhật Bản cũng quan tâm đến công trình này. Tuần tới chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc hội nghị về Tâm thức và Cuộc sống ở Kyoto.
“Tôi nghĩ rằng những cảm xúc của chúng ta hiện nay hầu như cũng giống như những cảm xúc của vài ngàn năm trước. Khoa học Phật giáo có nhiều điều để dạy về cách kiểm soát chúng và ngăn chặn sự phiền não của chúng không cho khuấy động sự yên bình trong tâm thức của chúng ta. Khi tôi nói chuyện về khoa học Phật giáo thì những gì tôi thực sự muốn nói đó chính là “khoa học của tâm thức”. Đây là điều mà các nhà khoa học hiện đại đang thể hiện sự quan tâm ngày càng tăng.”
Chiều nay Ngài sẽ bay từ Sendai đến Osaka, địa phận lớn nhất của thủ phủ Keihanshin, trong đó bao gồm Kyoto, nơi Ngài sẽ ở lại trong vài ngày tới.