Frankfurt, Đức, 15 tháng Năm, 2014 - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay đã tổ chức một cuộc gặp gỡ dân Tây Tạng địa phương trong Viện Bảo Tàng Hình Tượng của Nghệ Thuật hiện đại, nơi mà vì hình dạng tam giác của nó, nên nó được gọi là 'miếng bánh'. Ngài đã mở đầu trong tâm trạng lạc quan đặc biệt:
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với các thành viên của cộng đồng Tây Tạng địa phương tại Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại ở Frankfurt, Đức vào 15 tháng 5, 2014. Ảnh / Manuel Bauer |
"Xin chào tất cả các bạn. Chúng tôi là những người Tây Tạng từ Miền Đất Tuyết; một dân tộc khác biệt. Những phát hiện của nghành khảo cổ học về Amdo đã cho biết sự hiện diện của con người có ở đó 30.000 năm trước đây. Một nhà khảo cổ học Trung Quốc mà tôi gặp một cách âm thầm lặng lẽ tại Đại học Harvard trong nhiều năm trước đã chỉ cho tôi bằng chứng cho thấy nó mâu thuẫn với những gì mà chính quyền Trung Quốc khoát lát cho rằng nền văn minh Tây Tạng có nguồn gốc từ Trung Quốc. Những phát hiện của ông ta cho thấy rằng nền văn minh ấy xuất phát từ Tây Tạng. Chúng tôi có chữ viết và ngôn ngữ riêng của chúng tôi, đó là một trong mười ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới.”
Ngài nói rằng trong thế kỷ thứ 7 Thonmi Sambhota đã phát triển chữ viết Tây Tạng đang hiện hành lúc bấy giờ và nó đã được soạn thảo lên đến tám cuốn sách về ngữ pháp Tây Tạng, mặc dù hiện nay chỉ có hai cuốn còn tồn tại. Ngài nói rằng ngôn ngữ Tây Tạng tiến triển khi người Tây Tạng bắt đầu dịch văn học Phật giáo từ tiếng Phạn. Điều này thường liên quan đến sự phát minh ra những thuật ngữ mới cho các mục đích cụ thể, có nghĩa là các bản dịch đặc biệt tỉ mỉ và chính xác. Mặc dù bản kinh Bát Nhã Ba La Mật cũng tồn tại bằng tiếng Trung Quốc, nhưng nó không chính xác, và khó hiểu. Một ví dụ là sự bao gồm của từ “ngay cả” (even) trong phiên bản tiếng Tây Tạng của Bát Nhã Tâm Kinh, có trong bản gốc tiếng Phạn nhưng bị thiếu trong phiên bản tiếng Trung Quốc. Cụm từ ấy diễn tả ý nghĩa rằng không những chỉ có con người là không có sự tồn tại cố hữu, mà “ngay cả” các uẩn thuộc về thân và tâm cũng đều như vậy (cũng đều không có sự tồn tại cố hữu).
Nói về các cuộc thảo luận mà Ngài đã tổ chức với các nhà khoa học hiện đại trong 30 năm qua, Ngài đề cập rằng, lúc ban đầu là họ khẳng định một cách tự tin rằng tâm thức chỉ là một chức năng của não bộ. Việc phát hiện ra hệ thần kinh đã cho thấy rằng bộ não có thể thay đổi phù hợp với những thay đổi trong tâm trí. Tuy nhiên, Ngài không bị thuyết phục bởi những kết luận về não của người đã trưởng thành được rút ra từ những thí nghiệm thực hiện trên não bộ của trẻ em hoặc của động vật.
Các thành viên của cộng đồng Tây Tạng lắng nghe Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong cuộc gặp gỡ tại Frankfurt, Đức vào 15 tháng 5, 2014. Ảnh / Manuel Bauer |
Ngài đã đề cập đến kiến thức phong phú về tâm thức và cảm xúc được tìm thấy trong truyền thống Phật giáo có nguồn gốc từ Đại học Nalanda và tầm quan trọng cốt yếu của việc học hỏi về lý luận và nhận thức luận đã cung cấp những công cụ cho sự nghiên cứu và điều tra. Truyền thống Phật giáo Tây Tạng là truyền thống duy nhất sử dụng lý luận và logic như nó đã từng được sử dụng ở Nalanda. Cách đào tạo đã rất quan trọng đối với tài năng của tu sĩ Tây Tạng, Ngài là một trong số đó, đã tiếp thu được kiến thức khoa học. Sự lý luận và tranh biện hiện nay cũng đang được sử dụng và có hiệu quả tốt trong các trường học.
Ngài đề cập rằng mặc dù Tây Tạng đã một lần bị phân tán mạnh mẽ vào thế kỷ thứ 9, nhưng qua nhiều thế kỷ, Phật giáo Tây Tạng đã kết nối những người Tây Tạng lại với nhau. Một khía cạnh khác của sự liên tục này là trách nhiệm chính trị mà Ngài đã tiếp nhận được từ Tagdrag Rinpoche khi Ngài 16 tuổi và Ngài đã trao truyền lại cho Sikyong, nhà lãnh đạo Tây Tạng đã được bầu chọn vào năm 2011 khi cuối cùng Ngài hoàn toàn nghỉ hưu. Ngài bày tỏ lòng tự tin vào nền dân chủ và kêu gọi mỗi cá nhân người Tây Tạng hãy lưu tâm cách ứng xử của mình và đừng làm cho danh tiếng tốt đẹp của đồng bào mình bị mang tai tiếng.
Hai sự kiện còn lại mà Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tham dự theo chỉ thị của Nội Viện Tây Tạng ở Đức đã diễn ra tại St Paul của Giáo Hội - Paulskirche, một tòa nhà có ý nghĩa tượng trưng. Tòa nhà này được bắt đầu như một nhà thờ Lutheran vào năm 1789. Trước 1849, nó đã trở thành trụ sở của Nghị viện Frankfurt, cơ quan lập pháp của Đức đầu tiên công khai và tự do bầu ra. Năm 1944, trong Thế chiến II, nhà thờ đã bị phá hủy. Như một sự tưởng nhớ đến biểu tượng của tự do và là cái nôi của nước Đức, nó là công trình kiến trúc đầu tiên tại Frankfurt - thành phố được xây dựng lại sau chiến tranh. Trong tòa nhà thờ hình bầu dục này Ngài đã gặp các sinh viên trẻ vào buổi sáng và một giám mục và là nhà triết học vào buổi chiều để thảo luận về Đạo đức thế tục.
Một cảnh ở Paulskirche (Nhà thờ St John) trong buổi đối thoại của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma với các học sinh tại Frankfurt, Đức vào 15 tháng 5, 2014. Ảnh / Manuel Bauer |
Vào buổi sáng, Ngài đã được Thị trưởng Frankfurt - Peter Feldmann chào đón và giới thiệu, ông giải thích rằng Frankfurt là một xã hội đa văn hóa, khoan dung của nhiều tôn giáo và nhiều ngôn ngữ. Trong một môi trường như vậy, Nội Viện Tây Tạng đã tạo được một sự đóng góp mang tính xây dựng nổi bật đối với cuộc sống của thành phố. Ngài trả lời:
“Hỡi những người anh chị đáng kính và những người em thân yêu! Là một con người, tôi vô cùng hạnh phúc khi được ở đây. Bất cứ khi nào tôi gặp những người em trai và em gái trẻ như thế này tôi cảm thấy mình cũng trẻ lại! Khi tôi gặp gỡ những người lớn tuổi hơn tôi tự hỏi ai trong số chúng tôi ai sẽ là người ra đi trước. Trong khi tôi thuộc về thế hệ thế kỷ 20, những vị trẻ này rõ ràng là thuộc về thế kỷ 21. Quá khứ là quá khứ và không thể thay đổi được. Khả năng duy nhất cho sự thay đổi nằm ở tương lai. Bởi vì thế kỷ 20 bị đặc trưng bởi bạo lực và tàn phá, trong quá trình đó khoảng 200 triệu người đã bị giết chết, chúng ta cần phải đảm bảo rằng thế kỷ 21 là thế kỷ được hòa bình hơn.”
Trả lời câu hỏi của sinh viên, Ngài gọi con người là những sinh vật xã hội - những người được trang bị từ khi sinh ra với tiềm năng tình cảm. Khả năng tự nhiên này dành cho tình cảm và lòng từ bi có xu hướng bị giảm thiểu bởi vì hệ thống giáo dục hiện đại là hướng tới mục tiêu vật chất chứ không phải là nâng cao các giá trị nội tâm. Ngài nói rằng mặc dù tất cả các truyền thống tôn giáo đều dựa trên đạo đức, điều chúng ta cần hiện nay là một hệ thống đạo đức trong đó bao gồm tất cả mọi người, đó là những gì mà nền đạo đức thế tục được mong đợi là sẽ đáp ứng được.
Một sinh viên hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong quá trình thảo luận của họ tại Paulskirche (Nhà thờ St John) tại Frankfurt, Đức vào 15 tháng 5, 2014. Ảnh / Manuel Bauer |
Một sinh viên hỏi Ngài về khoảnh khắc đẹp nhất của Ngài và Ngài đã nói rằng, là một con người, phát triển lòng từ tâm là tốt nhất, trong khi đó - là một Phật tử, sự làm việc để phát triển lòng vị tha vô hạn đã mang đến cho Ngài sự toại nguyện lớn nhất. Tiếp theo chủ đề này, Ngài nói:
“Các nhà khoa học đã thiết lập rằng sự tức giận và sợ hãi liên tục sẽ có hại cho chúng ta, trong khi một tâm trí bình tĩnh đưa đến sự tự tin. Lòng từ bi cũng mang lại sức mạnh nội tâm và sự tự tin thu hút được lòng tin và tình bạn.”
Khi được hỏi về cách giải quyết những khó khăn ở Ukraina, Ngài nói rằng Ngài không đủ thông tin để bình luận. Tuy nhiên, Ngài nói:
“Bạo lực và hậu quả không thể đoán trước của nó sẽ lôi kéo theo những khó khăn rắc rối. Bạn có thể nghĩ chỉ sử dụng một lực lượng nhỏ, nhưng nó leo thang. Bạo lực có thể khống chế con người về mặt thể chất, nhưng không thể nào chiếm được trái tim và tâm trí của họ, nó để lại sau lưng bao nỗi sợ hãi, giận dữ và sự thù hằn.”
Vào buổi chiều, Ngài tham gia vào một cuộc thảo luận về chủ đề “Đạo đức vượt lên trên Tôn Giáo” đã được giới thiệu bởi Tiến sĩ Eskanderi - Grunberg, Cục trưởng Cục tích hợp của chính quyền tiểu bang. Người đồng tham gia là nhà triết học Rainer Forst và Giám mục của Trier, Stephan Ackermann, những người đã vốn có những sự đóng góp của họ cho nước Đức. Cuộc thảo luận đã được kiểm soát bởi Gert Scobel. Trong khi cuộc thảo luận hướng theo cách này và tiến vào những điểm sôi động nhất của triết học và thần học, Ngài nhận xét:
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói trong buổi thảo luận về "Đạo đức vượt lên trên Tôn Giáo" tại Frankfurt, Đức vào 15 tháng 5, 2014. Ảnh / Manuel Bauer |
“Trên thực tế, những gì tôi đã quan sát trong 55 năm sống ở Ấn Độ - quốc gia dân chủ và đông dân nhất thế giới - là mặc dù là một xã hội đa văn hóa đa tôn giáo, nhưng vì sự cam kết của nó về những giá trị thế tục được thể hiện trong hiến pháp, nó đã được ổn định đáng kể từ khi nó được độc lập. Không ai cho rằng chủ nghĩa thế tục của Ấn Độ là chống tôn giáo cả. Phương pháp của tôi là quan tâm đến những phát hiện của khoa học và ý nghĩa thông thường. Những hành động mang lại hạnh phúc cho mình và cho người khác là tích cực, trong khi các hành động gây ra sự bất hạnh cho mình và cho người khác là tiêu cực. Trong bối cảnh này, một mối quan tâm từ bi đối với hạnh phúc người khác là cơ sở cho nền đạo đức thế tục.”
Ngày mai, sau một cuộc nói chuyện ngắn vào buổi sáng, Ngài sẽ bắt đầu cuộc hành trình quay trở lại Ấn Độ của mình, kết thúc một chuyến viếng thăm có nhiều sự kiện quan trọng và rất thành công ở Latvia, Na Uy, Hà Lan và Đức.