New Delhi, Ấn Độ, ngày 22 Tháng Chín, 2014 - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được Nghị Sĩ Rajeev Chandrasekhar và Đại học Ashoka mời đến để nói chuyện tại Trung tâm Habitat Ấn Độ. Ông Chandrasekhar là một thành viên độc lập của Rajya Sabha, Thượng Nghị Sĩ của Quốc hội Ấn Độ, đại diện cho tiểu bang Karnataka và Bangalore. Đại học Ashoka là một trường đại học nội trú hoàn toàn, những người sáng lập của Trường này luôn tin rằng sự giáo dục phải toàn diện và tự do. Trong lời giới thiệu của mình, ông Chandrasekhar đã ca ngợi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là một người theo phong trào cùng chung sống với nhau trong hòa bình.
His Holiness the Dalai Lama speaking at the Indian Habitat Centre in New Delhi, India on September 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL |
“Anh chị em thân mến”, Ngài bắt đầu, “tất cả chúng ta là 7 tỷ người; các anh chị em, mỗi người đều được sinh ra từ một người mẹ của mình và sống trong sự phụ thuộc lẫn nhau. Trong quá khứ, con người đã sống với sự tự cung tự cầu, và có thể sống trong các cộng đồng bị cô lập; nhưng ngày nay, chúng ta càng có nhiều sự phụ thuộc lẫn nhau hơn. Sự biến đổi về khí hậu và những trách nhiệm khó khăn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay đã ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và chúng ta phải cùng nhau đối phó với chúng.
“Do đó, tư tưởng suy nghĩ về “chúng ta” và “bọn họ” đã trở nên rất vô ích. Tôi tự xem bản thân mình chỉ là một trong số 7 tỷ con người khác. Nếu tôi tự cho mình là khác với những người khác, hoặc cho mình là một người nào đó đặc biệt; thì điều đó sẽ tạo ra một rào cản giữa chúng ta. Tất cả chúng ta đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc, muốn tập hợp những bạn bè xung quanh mình; và tình bạn thì dựa trên sự tin tưởng, sự trung thực và cởi mở. Đây là một khía cạnh của sự hiệp nhất của con người. Nếu chúng ta đánh bại người khác thì chúng ta cũng bị tổn thương; và nếu những người khác thành công thì chúng ta cũng được hưởng lợi”.
Ngài đã nói về cách mà các truyền thống tôn giáo đã vạch ra những phương pháp khác nhau cho cùng một mục tiêu. Truyền thống hữu thần tin vào Chúa và Đấng Tạo Hóa, trong khi truyền thống vô thần - như một số các tín đồ của Số Luận Phái, Kỳ Na Giáo và Phật tử thì tin vào nghiệp do chính mình tạo ra. Mặc dù Số Luận phái và Kỳ Na Giáo tin vào một cái “ngã” độc lập của cơ thể và tâm trí, Phật tử thì cho rằng không có một cái “ngã” như thế. Ngài giải thích rằng, điều này không có nghĩa là “ngã” không tồn tại gì cả; mà là nó tồn tại trong sự phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Ngài nói rằng, trong khi một số cho rằng, phương pháp tốt nhất để phụng sự Thượng đế chính là phục vụ cho người khác, điều đó cũng cho thấy rằng, để giúp đỡ người khác chứ không phải là làm hại họ, đối xử với họ bằng tình yêu thương và lòng từ bi dẫn đến tình bạn và sự tin tưởng lâu dài. Tuy nhiên, những bạn bè bị lôi cuốn bởi những người giàu có và quyền lực, thì thường có xu hướng chỉ là những người bạn trong một thời gian ngắn ngủi của sự giàu sang và uy quyền.
A member of the audience asking His Holiness the Dalai Lama a question during his talk at the Indian Habitat Centre in New Delhi, India on September 22, 2014. Photo/Tenzin Choejor/OHHDL |
Trong phần trả lời câu hỏi từ phía khán giả, Ngài giải thích rằng Phật giáo Tây Tạng đã bảo tồn các truyền thống của Đại học Nalanda; ngôn ngữ Tây Tạng là phương tiện chính xác nhất trong sự thể hiện những kiến thức sâu sắc ấy. Ngài đề cập rằng, về phương diện của quá khứ, các tác phẩm của những bậc thầy Nalanda như Ngài Long Thọ, là những tác phẩm đã gây ấn tượng nhất đối với Ngài. Trong thời kỳ gần gũi hơn với hiện tại, Ngài đã lấy cảm hứng tuyệt vời từ những tấm gương điển hình của Mahatma Gandhi - người - mặc dù đã có sự giáo dục rất công phu của mình - đã chọn để sống một cách đơn giản nhất trong khả năng có thể. Cần lưu ý rằng, một điều gì đó còn bị khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục hiện đại hướng đến chủ nghĩa vật chất; Ngài bày tỏ tin tưởng rằng, điều này có thể được ngăn chặn bằng cách giới thiệu một ý thức vĩ đại hơn về giá trị nội tâm - giá trị của con người mà Ngài gọi là “đạo đức thế tục”.
Khẳng định rằng một tấm lòng nhân ái là rất tốt cho sức khỏe thể chất và tinh thần của chúng ta, Ngài trích dẫn về một thí nghiệm mà trong đó mọi người đã được kiểm tra về thể chất trước khi trải qua sự rèn luyện thiền định về lòng từ bi. Sau khi thiền định về lòng từ bi trong thời gian 30 phút mỗi ngày trong vòng ba tuần lễ, họ đã được phát hiện ra rằng, họ ít bị căng thẳng hơn, huyết áp được giảm xuống và mối quan hệ giữa các cá nhân được cải thiện.
Cuối cùng, khi được hỏi về vai trò của sự ham muốn, Ngài nói:
“Mong muốn là một phần của cuộc sống; ví dụ, ngay bây giờ, tất cả chúng ta đều có một sự mong muốn đối với bữa ăn trưa. Nếu không có sự mong muốn bẩm sinh thì chúng ta sẽ chết. Vấn đề là, khi chúng ta có quá nhiều ham muốn, đó là lúc chúng ta cần phải thỏa mãn. Nhưng trong khi sự hài lòng và thỏa mãn thích hợp ở mức độ cá nhân thì chúng không phải là sự mãn nguyện ở cấp độ quốc gia; bởi vì các quốc gia cần phải phát triển. Chúng ta cũng cần có sự tự tin; bởi vì tư tưởng chủ bại và sự nhụt chí chính là nguồn gốc chắc chắn của sự thất bại”.
Từ Trung tâm Habitat Ấn Độ, Ngài sẽ đi xe trực tiếp đến sân bay để đáp chuyến bay về trụ xứ của Ngài ở Dharamsala.