Koyasan, Nhật Bản, ngày 13 tháng 4 năm 2014 - Bầu trời xám xịt và không khí lạnh buốt sáng nay khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Kyoto để đi xe đến Koyasan. Núi Koyasan phía nam Osaka là trụ sở chính của giáo phái Shingon của Phật giáo Nhật Bản, đôi khi còn được gọi là bí truyền Phật giáo, một tên gọi có ý nghĩa cho con đường Mật chú. Đây là những gì mà Kobo Daishi, người sáng lập của truyền thống Shingon, đã học hỏi và đưa trở về Nhật Bản sau khi đến Trung Quốc vào đầu thế kỷ thứ chín. Một trong những động cơ của ông để thực hiện cuộc hành trình này là học tiếng Phạn để hiểu rõ hơn về kinh điển Phật giáo; và dường như một trong những vị Thầy đầu tiên của ông là một học giả Ấn Độ tên là Bát Nhã đã học tại Nalanda. Kobo Daishi lập đền thờ Kongobuji ở Koyasan vào năm 816 và viên tịch năm 835 ở tuổi 62. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được mời đến để giảng dạy và truyền lễ Quán Đảnh Mahakarunagarbhodbhava Mandala.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi bộ đến các khu nhà ở tại chùa Kongobuji ở Koyasan, Nhật Bản vào 13 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Khi vừa đến nơi, Ngài đã được chào đón tại cổng chính lớn và được hộ tống dọc các hành lang bằng gỗ, qua những căn phòng được ngăn bằng những bức bình phong bằng giấy và bằng gỗ sơn, thông qua các tòa nhà liên hợp tạo nên Kongobuji đến chỗ ở của Ngài. Sau một bữa ăn trưa truyền thống Nhật Bản, Ngài đã được xe đưa đến Giảng đường của Đại học Koyasan gần đó - nơi mọi người đến từ nhiều nơi của Nhật Bản và nước ngoài đang chờ đợi Ngài.
“Kính thưa Ngài trụ trì Koyasan, các Pháp Huynh Đệ Tỷ Muội, kể cả những vị đến từ Trung Quốc, tôi rất hạnh phúc khi được ở đây và có cơ hội này để nói chuyện với quý vị”, đó là lời mở đầu của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. “Tôi đã đến đây hai lần trước và tôi cũng đã truyền lễ Quán Đảnh Đại Nhật Như Lai. Sự khác biệt lần này là nó quá lạnh. Các vị Tăng đã đến trước và báo với tôi là có tuyết rơi và trời rất lạnh vào tuần trước; và tôi nhận thấy một số khối tuyết còn lại chưa tan nằm trên đường tôi đến đây. Có lẽ có tuyết để làm cho người Tây Tạng chúng tôi có cảm giác như đang ở nhà của mình”.
Để thiết lập buổi nói chuyện Phật pháp của mình trong bối cảnh đó, Ngài bắt đầu bằng cách giải thích nền tảng để thực hành tôn giáo trên thế giới, cho thấy rằng tôn giáo bắt đầu xuất hiện 3-4000 năm trước. Cách đây 2600 năm Kỳ Na Giáo đã được thành lập ở Ấn Độ, tiếp ngay sau đó là sự sáng lập của Phật giáo. Do Thái giáo, Kitô giáo và Hồi giáo xuất phát từ Trung Đông, trong khi một trong những truyền thống tôn giáo lâu đời nhất - Đạo thờ Lửa có nguồn gốc ở Ba Tư. Tất cả những truyền thống này đều thúc đẩy tình yêu thương và lòng từ bi, tuy nhiên, lịch sử cho thấy những xung đột lặp lại trong sự nhân danh tôn giáo. Đáng buồn thay! khi điều này xảy ra nó cũng giống như thuốc bị hóa thành chất độc. Tuy nhiên, Ngài nói rằng nó không cần phải theo cách này, bởi vì tất cả các tôn giáo lớn trên thế giới đều tồn tại một cách thân thiện ở Ấn Độ nơi mà họ đang sinh sống và đã sống trong nhiều thế kỷ bên cạnh nhau trong hòa bình và hòa hợp. Nếu sự hòa hợp giữa các tôn giáo có thể đạt được ở Ấn Độ - Ngài nói - thì nó cũng có thể xảy ra ở những nơi khác.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện trong chuyến thuyết Pháp của mình tại Koyasan, Nhật Bản vào 13 tháng 4, 2014.
Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
Ngài giải thích rằng nền tảng của Phật giáo là Tứ Diệu Đế. Đức Phật đã dạy nó vì chúng ta không muốn đau khổ. Nguyên nhân của đau khổ là vô minh, mà vô minh thì được diệt trừ bằng trí tuệ. Kỳ Chuyển Pháp Luân đầu tiên liên quan đến Tứ Diệu Đế, Luật, kỷ luật Thiền môn, và Định, và những Giáo lý này được dạy nơi công cộng. Kỳ Chuyển Pháp Luân thứ Hai liên quan đến Bát Nhã Ba-la-mật, và Bát Nhã Tâm Kinh là một điển hình tóm lược của Bát Nhã Ba-la-mật. Nó liên quan đến một cuộc đối thoại giữa vị môn đệ Xá Lợi Phất và vị Bồ Tát Quán Thế Âm. Nó được tham dự bởi một tập hợp hội chúng được chọn lọc hơn. Họ là những người có đủ công đức để có thể thấy và nghe được Đức Bồ Tát Quán Thế Âm. Với lần Chuyển Pháp Luân thứ Ba, Đức Phật đã dạy về Phật tính và về ánh sáng rõ ràng của tâm thức.
Với đôi mắt nhìn vào đồng hồ, Ngài hỏi liệu Ngài có thể dạy khoảng hơn nửa tiếng đồng hồ nữa để hoàn tất bản Kinh. Câu hỏi của ông đã được hưởng ứng bằng những tràng pháo tay nồng nhiệt. Ngài kể một câu chuyện về một vị Lạt Ma già ở Amdo, người được mời đến dạy tại một tu viện lân cận nhưng ông trả lời rằng ông đã quá già để đi du lịch. Người chủ với lời thỉnh cầu dè dặt của mình đã thưa với vị Lạt Ma rằng Ngài không cần phải dạy gì cả, Ngài chỉ đến và ban phước là đủ rồi! Vị Lạt Ma đến và đã ban cho một bài giảng dài, triệt để và sâu sắc; kết thúc bằng lời khuyên rằng ông không phải là loại người đi đây đi đó chỉ để đặt tay của mình trên người ta. “Tôi dạy”, Ngài nói.
Các thành viên của khán giả lắng nghe Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết Pháp tại Koyasan, Nhật Bản vào 13 tháng 4, 2014. Ảnh / VP Tây Tạng, Nhật Bản |
“Trong thế kỷ thứ 7 Tây Tạng, con gái của Hoàng đế Đường đã kết hôn với Hoàng đế Songtsen Gampo Tây Tạng, người cũng đã kết hôn với một công chúa Nepal. Cả hai người vợ đều mang theo tượng Phật với họ và điều này đã xúi giục người Tây Tạng quan tâm đến Phật giáo. Ngài Thiện Hải Tịch Hộ, một trong những học giả hàng đầu của Đại học Nalanda đã được thỉnh đến Tây Tạng. Ngài là một nhà logic học và là một triết gia vĩ đại, Ngài cũng thực hành Mật chú và những phẩm chất đó đã thiết lập một giai điệu cho sự phát triển của Phật giáo Tây Tạng. Ngài Liên Hoa Sanh - người không phải là một Tăng Sĩ - đã khắc phục các trở ngại đối với Pháp ở Tây Tạng. Bộ ba này của trụ trì, người tinh thông và vua đã thiết lập sự thực hành bên ngoài của Luật, sự thực hành bên trong của một vị Bồ Tát và sự thực hành bí mật của Mật chú.
“Sau đó, sau khi Tây Tạng đã bị phân tán trong thế kỷ thứ 9; sự truyền bá Giáo pháp lần thứ hai đã đưa đến các truyền thống Sakya, Kagyu và Gelug, tất cả đều có nguồn gốc từ Na Lan Đà. Nguồn gốc của truyền thống Nalanda là công trình và các tác phẩm của các bậc thầy Ấn Độ như Ngài Long Thọ, Các tác phẩm của Ngài chúng ta vẫn còn tiếp tục học thuộc lòng từng chữ hôm nay. Chúng ta, kế đến - kiểm tra và nghiên cứu chúng một cách thấu đáo và cuối cùng thực hiện sự hiểu biết của mình trong cuộc tranh biện.
Ngài nhắc nhở tất cả mọi người hiện đang có mặt rằng khi Giáo Pháp được quan tâm; điều quan trọng là cả người Thầy và đệ tử phải thiết lập một động cơ tốt. Ngài nói rằng đối với việc thực hành để trở thành Phật tử thì những người tham gia nên quy y Phật, Pháp và Tăng.
Đối với những người thuộc truyền thống Đại Thừa thì nên phát khởi tâm tỉnh thức của Bồ đề tâm. Sau khi tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Nhật, Ngài hướng dẫn hội cúng đọc những câu kệ nổi tiếng về quy y và phát Bồ Đề tâm. Sau đó Ngài đã đọc lướt qua tác phẩm của Ngài Tsongkhapa “Các giai đoạn ngắn gọn của con đường Giác Ngộ - Chứng Đạo Ca”; thường dừng lại ở mỗi điểm cần giải thích để làm sáng tỏ thêm. Cuối cùng Ngài cười khi nói với thính giả của Ngài rằng Ngài và Tsongkhapa cùng đến từ một vùng của Tây Tạng có tên là Kombi; từ Tauter phải mất đúng cả ngày cưỡi ngựa mới đến nơi được.
Ngày mai Ngài sẽ hoàn tất việc giảng dạy và truyền lễ Quán Đảnh Mahakarunagarbhodbhava Mandala.