Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ, 10 tháng 7 năm 2014 - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vào sảnh đường sáng sớm hôm nay và đã trải qua bốn tiếng đồng hồ để thực hiện các nghi lễ tự phát khởi. Khi Ngài quay trở lại sau bữa cơm trưa, trong cái nắng gay gắt của ban ngày, ước tính có khoảng 144.000 người đã tụ hội về để tham dự các thủ tục nhập môn cho Quán Đảnh Thời Luân. Ngài bước ra phía trước khán đài của sảnh đường để nhìn ra đám đông, tươi cười và vẫy tay chào mừng họ; khán giả cũng cung kính vái chào đáp lại sự chào mừng của Ngài. Bên trong sảnh đường, Ngài xá chào các vị Lạt mavà các quan chức, trong đó có GandenTri Rinpoche, Sakya Dungsey Rinpoche, Drikung Chetsang Rinpoche và Sikyong Lobsang Sangay.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma xá chào đám đông của hơn 140.000 người tụ tập để tham dự những thủ tục nhập môn của Quán đảnh Thời Luân lần 33 tại Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 10, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Sau khi tụng xong những vần kệ xưng tán Đức Phật, Bát Nhã Tâm Kinh, và những vần thơ từ “Trí Tuệ Căn Bản” của Ngài Long Thọ; Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bắt đầu:
“Chúng ta sẽ tiến hành Quán Đảnh Thời Luân dựa trên cơ sở của một Mạn-đà-la cát; và hôm nay chúng ta sẽ thực hiện qua các thủ tục nhập môn. Có rất nhiều tôn giáo trên thế giới. Tất cả đều dạy về tình yêu thương, lòng từ bi và sự khoan dung; họ khuyên răn các tín đồ không nên tức giận hoặc ôm giữ mối hận thù trong lòng. Vì tham lam là cội nguồn gây ra sự tổn hại cho nên họ cũng dạy về sự tri túc và tinh thần tự kỷ luật. Đôi khi có vẻ như là mặc dù các hành giả Thiên Chúa giáo tích cực hơn trong thực tế về lĩnh vực giúp đỡ người khác. Tuy nhiên, các Tu sĩ và Nữ tu Thiên Chúa giáo cũng có xu hướng sống một cuộc sống khiêm tốn, đơn giản”.
Ngài nhắc lại rằng tất cả các truyền thống tôn giáo đều có Giáo lý về tình yêu thương, lòng từ bi, sự khoan dung và tự kỷ luật mang tính phổ biến chung; nhưng chúng khác nhau khi nói đến những quan điểm triết lý của họ. Hầu hết trong số họ khẳng định sự tồn tại của một Đấng Sáng Tạo và nó mang ý nghĩa của riêng nó. Với niềm tin như thế, họ xem tất cả mọi thứ như là nguyện vọng của Chúa; và họ cố gắng để sống theo đó. Một số truyền thống tôn giáo chấp nhận ý tưởng về cuộc sống quá khứ và vị lai; ví dụ - với các tín đồ Thiên chúa giáo - họ tin rằng linh hồn sẽ đi vào hoặc là thiên đàng; hoặc là địa ngục. Tuy nhiên, Phật tử không chấp nhận sự tồn tại của một linh hồn như thế. Phật giáo được căn cứ theo truyền thống Nalanda là dựa trên lý luận. Ngày nay, khi trình độ học vấn được nâng cao; nhiều người đã khám phá ra được truyền thống Nalanda với những ý nghĩa đặc biệt, sự lý luận, và kiến thức hấp dẫn của nó.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với đám đông rằng, vì có một điểm trong thủ tục nhập môn cho các đệ tử là họ sẽ được phát những cọng cỏ Kusha (cỏ Cát Tường) và một sợi dây bảo hộ; để tránh tình trạng lộn xộn có thể xảy ra vào thời điểm đó nên Ngài đã gợi ý rằng nên bắt đầu phân phối cỏ Cát Tường và dây bảo hộ sớm hơn.
“Chúng ta đang tụ hội ở đây là vì Phật Pháp”, Ngài nhận xét, “tại vùng đất mà Phật giáo được truyền vào từ Tây Tạng, và đã phát triển trong một thời gian dài. Trong khi nhiều người trong số quý vị đã đến từ khắp nơi của Ladakh và vùng Hy Mã Lạp Sơn; khoảng 5000 người từ nước ngoài đã đến đây với sự chi phí rất lớn và nhiều khó khăn thử thách gay go; trong số đó có những người Trung Quốc và những người từ các nước Phật giáo khác. Tôi muốn cảm ơn các nhà tổ chức đã làm việc rất tốt để khiến cho sự kiện này trở nên khả thi!
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện trong lễ nhập môn của Quán đảnh Thời Luân lần 33 tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 10, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
“Cho dù chúng ta có theo bất cứ truyền thống tôn giáo nào, cho dù có sự khác biệt như thế nào về ngôn ngữ và phong tục tập quán đi nữa; thì tất cả chúng ta cũng đều mong muốn được hạnh phúc. Trong Phật giáo, chúng ta nói về bản chất sáng suốt thuần tịnh của tâm thức. Tất cả chúng sinh đều có tâm như thế của sự sáng suốt và tỉnh thức. Việc thực hành Thời Luân sẽ dạy cho chúng ta cách làm thế nào để hiện thực hóa được cái tâm thuần tịnh sáng suốt ấy trong con người chúng ta”.
Ngài nói rằng những gì mà tất cả mọi người đang tụ hội trước mặt Ngài ở đây cần - đó chính là một tấm lòng tốt, một trái tim ấm áp nhân hậu, và thái độ ít ích kỷ. Ngài nói rằng không ai muốn đau khổ cả! Do đó, điều tốt nhất là cố gắng giúp mọi người và ít nhất là không làm hại họ.
“Trong ba ngày của Giáo lý nhập môn, quý vị đã nghe rất nhiều điều, nhưng quan trọng nhất là những lời khuyên để trở thành một người tốt và đối xử tốt với người khác”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng Ngài đã thực hiện một sự cúng thí bánh với nghi thức đặc biệt để loại trừ bất cứ sự can thiệp quấy nhiễu nào đối với tiến trình của Quán đảnh. Lực lượng can thiệp quấy nhiễu được yêu cầu hãy bằng lòng và thỏa mãn với phẩm vật cúng thí và không gây cản trở cho quá trình Quán đảnh. Ngài nói rằng Ngài cũng đã quán tưởng sự tạo ra một hàng rào bảo hộ kim cang để bảo vệ Pháp Hội.
“Trong ba ngày thuyết Pháp vừa qua, quý vị không cần phải xem tôi là Thầy của quý vị hay là một bậc Thầy Tâm linh gì cả. Nhưng trong bối cảnh của Giáo lý Quán Đảnh Thời Luân này, quý vị cần phải có niềm tin vào tôi. Tôi đã quán tưởng chính mình biến thành Đức Thời Luân, vì vậy chúng ta đã có sự kết nối trong mối quan hệ thầy trò.
“Liên quan đến vấn đề đối với Dolgyal hay Shugden, tôi đã từng quy thuận với ông ta, nhưng một khi tôi phát hiện ra những tài liệu cho biết rằng ông đã xuất hiện cùng thời với Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 và Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 đã xem ông ta là một tà thần đã làm hại cả Giáo Pháp và chúng sinh, cho nên tôi đã chấm dứt. Dolgyal đã từng được quy thuận chủ yếu là giữa các hành giả thuộc truyền thống Sakya và Gelugpa. Người ta nói rằng nếu một người thuộc truyền thống Gelugpa mà bạn thậm chí chỉ giữ kinh sách hoặc hình ảnh thuộc truyền thống Nyingma trong nhà của bạn thì Dolgyal sẽ trừng phạt bạn. Trong thời gian tôi quy thuận ông ấy, tôi không thể học hỏi hoặc thực hành Giáo lý của các truyền thống khác. Ngay khi tôi chấm dứt quy thuận ông ta, tôi đã được tự do để thực hiện những điều đó.
Một quang cảnh của sân bãi thuyết Pháp với đám đông hơn 140.000 người tham dự thủ tục nhập môn của Quán đảnh Thời luân lần 33 của Thánh Đức ĐLLM tại Leh, Ladakh, J & K, Ấn Độ vào 10 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
“Nếu bạn là một người quy thuận Dolgyal, nếu bạn ở lại nơi truyền lễ Quán đảnh này thì sẽ không tốt cho bạn. Bởi vì làm như vậy sẽ phát sinh sự vi phạm trong mối quan hệ giữa người Thầy và đệ tử. Cho dù bạn muốn duy trì sự thực hành hay không thì điều đó tùy thuộc vào bạn”.
Ngài giải thích rằng cả Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 và thứ 13 trước thời của Ngài đã hạn chế việc thực hành Dolgyal bởi vì nó phá vỡ sự liên kết tâm linh giữa người Thầy và đệ tử. Ngài nhận xét rằngtinh thần “bất phân bộ phái” là rất quan trọng. Chẳng hạn như Thiên chúa giáo, Ấn Độ giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo, từ lâu đã mang lại sự lợi lạc cho tín đồ của họ, vì vậy chúng ta nên tôn trọng họ, đó là điều rất tốt. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết rằng mọi người nên tuân theo đức tin chân thành của mình. Hòa hợp tôn giáo vàt ôn trọng lẫn nhau là điều rất quan trọng. Trong truyền thống Phật giáo Tây Tạng, điều đặc biệt quan trọng là cho dù chúng ta thuộc về truyền thống Nyingma, Sakya, Kagyu, Gelug hay Bön, chúng ta cũng nên tôn trọng lẫn nhau.
Ngài chỉ ra rằng Đạo Bön ban đầu thực hiện Pháp hành khác; nhưng - theo thời gian - đã áp dụng kinh sách Phật giáo cổ điển như “NhậpTrung Quán Luận” của ngài Nguyệt Xứng. Ngài nói rằngvới sức mạnh của truyền thống Nalanda, các truyền thống Phật giáo Tây Tạng cùng có điểm chung với nhau, vì vậy không nên đặt nặng vào những sự khác biệt nhỏ giữa họ. Niềm tin và tình bằng hữu là điều cần thiết vào lúc này.
Ngài nhớ lại rằng trong số các câu hỏi đặt ra cho đệ tử của Ngài Tsongkhapa là Khedrup-jey, là một câu hỏi từ một vị Thầy - người đã truyền cho Khedrup-jey Giáo lý “Đạo lộ và Thành quả” của Sakya; về việc liệu Dzogchen có thể được coi là một Giáo lý đáng tin cậy hay không. Ngài trả lời rằng việc thực hành Dzogchen là dành cho những người đã có một sự chứng ngộ cao về Pháp; và nếu xem thường nó thì đó sẽ là nguyên nhân đưa đến địa ngục. Ngài nói rằng những người đã chỉ trích Dzogchen là do hành vi sai trái trong tên gọi của sự thực hành.
“Tinh thần đoàn kết, bất phân bộ phái là rất quan trọng và các bậc Thầy vĩ đại của Tây Tạng đã thực hành nó”, Ngài nói. “Những ngày này tôi gặp những người phương Tây dường như quá bám chấp vào truyền thống này, truyền thống nọ; tuyên bố rằng mình chỉ thuộc về độc nhất truyền thống Gelug hoặc Kagyu. Vị Thầy cũng không nên dạy các học trò của mình áp dụng những thái độ như vậy; nhưng thay vào đó là nên tăng cường sự tôn trọng lẫn nhau giữa các truyền thống của chúng ta”.
Một tình nguyện viên chuyền cỏ Cát Tường, một phần của thủ tục nhập môn của Quán Đảnh Thời Luân lần 33 tại Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 10 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Liên quan đến truyền thống Thời Luân, Ngài chỉ ra rằng nó đã trở thành Pháp Hành chính yếu của Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 7 – Kalsang Gyatso; và rằng Ngài đã chịu trách nhiệm đào tạo cho các Tăng sĩ của Tu viện Namgyal; soạn tác nhiều sách và sự hướng dẫn thực hành. Ngài giải thích rõ thuật ngữ “Kim Cương thừa Mật tông” có ý nghĩa rằng pháp hành được thực hiện bí mật chứ không phải một cách công khai; trong trường hợp này thần chú liên quan đến ý nghĩa về sự bảo vệ tâm thức từ những dạng vẻ xuất hiện bề ngoài bình thường của các pháp.
Là một phần của thủ tục nhập môn, trước tiên, Ngài đã truyền các giới nguyện cho Cư Sĩ; và sau đó hướng dẫn mọi người cùng Quy y và phát Bồ Đề Tâm; nguyện cầu cho tất cả chúng sanh được thoát khỏi đau khổ. Cuối cùng Ngài cũng truyền Bồ Tát Giới. Ngài đề cập rằng, bằng cách Quy y Phật, Pháp và Tăng; chúng ta phân biệt được sự khác nhau giữa truyền thống của chúng ta với những truyền thống phi Phật giáo khác; trong khi đó - phát Bồ Đề Tâm giúp ta biết được rằng pháp hành của chúng ta là Đại Thừa. Sau khi thực hiện việc Quán đảnh nội tại và khuyên các môn đệ kiểm tra giấc mơ của mình; Ngài tuyên bố các thủ tục nhập môn đã hoàn tất. Ngài trở về nơi cư trú của mình bằng xe hơi; và đám đông bắt đầu tràn ra khỏi sân bãi Shiwatsel.
Quán Đảnh Thời Luân sẽ được tiếp tục vào ngày mai.