Boston, MA, USA, ngày 31 tháng mười, năm 2014 - Hôm nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được chào đón bởi những người bạn cũ của mình, Richard Davidson và Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống - Arthur Zajonc - khi Ngài vừa đến để tham gia cuộc Hội thảo Quốc tế Chuyên đề lần thứ II về Nghiên cứu Thiền Định (ISCs). Trong phần giới thiệu của mình, Tiến sĩ Davidson đã phát biểu về cảm xúc của mình khi ông nhìn ra phía khán giả khoảng 1700 người tại hội trường và nhớ lại một vài việc có liên quan đến 27 năm về trước, khi ông cùng Daniel Goleman và Francisco Varela đã bắt đầu những cuộc thảo luận mà sau này đã trở thành Viện Tâm Thức và Đời Sống Những Đại diện của 23 quốc gia đã có mặt ngày hôm nay với số lượng người quan tâm nhiều gấp đôi so với cuộc họp đầu tiên của ISCs. Ngài trả lời:
Một số của hơn 1700 người tham dự Hội thảo quốc tế chuyên đề về “Nghiên cứu Thiền Định” do Viện Tâm & Đời sống ở Boston, MA, USA tổ chức vào 31 tháng 10, 2014. Ảnh / Jurek Schreiner |
“Hỡi những người bạn cũ thân yêu, các đồng nghiệp và các anh chị em kính quý của tôi! Tôi luôn coi mình chỉ là một trong số 7 tỉ người thuộc động vật mang tính xã hội; những người có cuộc sống hạnh phúc phụ thuộc vào các thành viên khác của cộng đồng.
Chúng ta đang có sự liên kết với nhau rất lớn. Và vì thế tôi tin rằng, nhiều vấn đề do con người gây ra mà chúng ta đang phải đối phó, có thể được loại bỏ. Chúng phát sinh từ sự phân chia của chúng ta ra thành “chúng tôi” và “bọn họ”, và từ sự thiếu tôn trọng đối với cuộc sống của người khác.
“Tôi là một tu sĩ Phật giáo. Truyền thống Nalanda mà tôi thuộc về - đã noi theo lời dạy của Đức Phật bằng cách không phải chỉ chấp nhận giáo lý của Ngài bằng đức tin và lòng sùng kính, mà là bằng kết quả của sự nghiên cứu và kiểm nghiệm lời dạy của Ngài”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập rằng, việc nghiên cứu khoa học đã được chính thức đưa vào chương trình giảng dạy của các trường đại học của tu viện Tây Tạng được tái thiết lập ở miền Nam Ấn Độ. Đây là một phần của xu hướng bắt đầu với những cuộc gặp gỡ của Ngài với các nhà khoa học, các cuộc gặp gỡ đó đã làm cho hai bên đều tô điểm cho nhau và làm phong phú lẫn nhau. Những phát hiện của khoa học ngày nay đã cho thấy vai trò quan trọng của một tâm trí vui vẻ và điềm tĩnh đối với sức khỏe thể chất của chúng ta. Ngài cho biết:
“Chúng ta không nói về sự giải thoát hay những kiếp sống vị lai; chúng ta đang nói về việc đưa đến một cuộc sống hạnh phúc ở đây và ngay bây giờ”. Ngài cũng đề cập đến việc trong quá khứ - sự phát triển khoa học đã sử dụng các hệ thống vũ khí đáng sợ - đã góp phần vào sự làm cho nỗi sợ hãi trở nên lớn hơn. Trong khi đó, một số người theo tôn giáo, đáng lẽ ra phải ủng hộ cho việc mang lại nền hòa bình nội tâm và sự hòa hợp thì lại tiếp tục gây rắc rối. Do đó, cần phải xem xét lại phương pháp làm thế nào để tạo ra một thế giới lành mạnh và hạnh phúc hơn. Trong số 7 tỷ người sống hôm nay, có ít nhất 1 tỷ người không quan tâm đến tôn giáo nào cả; những người ấy có thể dành sự quan tâm đến nền đạo đức thế tục. Ngài tuyên bố rằng Ngài mong muốn được nghe những điểu hợp tác chung giữa khoa học và tâm linh đã đưa ra, lời nói ấy đã được cả đám đông khán giả vỗ tay hoan nghênh.
Tiến Sĩ Amishi Jha phát biểu trong Hội thảo quốc tế chuyên nghành lần II về “Nghiên cứu Thiền Định” của Viện Tâm Thức & Đời Sống ở Boston, MA, Hoa kỳ, vào 31 tháng 10, 2014. Ảnh / Jurek Schreiner |
Tiến sĩ Amishi Jha đã giải thích rằng vào năm 2004 - khi cô quyết định thay đổi trọng tâm của công việc của mình đối với những gì có thể học được từ sự thiền định; các cố vấn và các đồng nghiệp của cô đã nản lòng. Cô cho biết chỉ có viện Tâm thức và Đời sống đã ủng hộ quyết định của cô. Cô hỏi Ngài điều gì đã khiến cho Ngài chấp nhận một lập trường tương tự và nó đã thay đổi như thế nào.
Ngài trả lời rằng sự quan tâm của Ngài đối với khoa học đã được bắt đầu từ thời thơ ấu của mình. Ngài đã tháo các món đồ chơi của mình ra để xem cách chúng hoạt động như thế nào. Tương tự như vậy, Ngài đã cố gắng bảo trì cho chiếc máy phát điện hỗ trợ sự hoạt động của một chiếc máy chiếu phim đã dạy cho Ngài rất nhiều về các nguyên tắc của dòng điện. Trong giai đoạn 1954-1955 ở Trung Quốc, Ngài đã đến thăm các nhà máy, nhà máy thủy điện và các công trình thép. Cũng như cách mà các pháp đã thay đổi như thế nào; Ngài nói, là một tu sĩ Phật giáo, mục đích của Ngài là phục vụ tha nhân và thực hiện sự nỗ lực để làm giảm bớt đau khổ của họ. Còn quá nhiều người vẫn không biết rằng nguồn gốc của hạnh phúc thật sự nằm ở bên trong chính chúng ta. Ngài đồng ý rằng những phát hiện của khoa học đã giúp cho một số phương diện của tư tưởng Phật giáo trở nên thực tế hơn.
Richie Davidson hỏi liệu có bất kỳ vấn đề nào mà Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cảm thấy bị phớt lờ hay không? Ngài trả lời rằng Ngài rất quan tâm muốn biết khoa học có thể tiết lộ điều gì về sự khác biệt giữa cảm giác và sự kinh nghiệm nhận thức. Ngài nhận xét rằng, tất cả mọi người có thể sử dụng kỹ thuật Phật giáo để tăng cường sự thực hành về lòng từ bi; nhưng các cuộc thảo luận về tính Không vẫn còn là công việc của riêng Phật giáo. “Mặt khác”, Ngài nói, “nếu tất cả chúng ta đều quan tâm chiếu cố lẫn nhau như những thành viên của một gia đình nhân loại thì sẽ không có cơ sở cho sự cãi vả nhau và giết hại lẫn nhau”.
Khán giả tham dự Hội thảo quốc tế Chuyên đề lần II về “Nghiên cứu Thiền định” của Viện Tâm Thức & Đời sống ở Boston, MA, Hoa kỳ, vào 31 tháng 10, 2014. Ảnh / Jurek Schreiner |
Khi Tiến sĩ Davidson đưa ra giả thuyết rằng ranh giới giữa Phật giáo và khoa học đang trở nên mờ nhạt hơn, Ngài đã mô tả về nội dung của 300 tập văn học Phật giáo Ấn Độ đã được dịch sang tiếng Tây Tạng theo ba lĩnh vực: Phật giáo khoa học, triết học và tôn giáo. Ngài nói rằng những nỗ lực để quan tâm đối với triết học và khoa học trong vòng 20-30 năm qua đã cố gắng thu hẹp khoảng cách giữa sự xuất hiện bề ngoài và sự thật. Khoa học hiện đại biết được rất nhiều về vật chất, ví dụ như sự liên quan đến vô thường và sự thay đổi nhất thời trong từng sát na liên tục ở lĩnh vực nguyên tử. Tâm lý học Ấn Độ cổ đại, bao gồm tâm lý học Phật giáo, cũng có sự hiểu biết sâu rộng về các hoạt động của tâm thức và cảm xúc.
Tiến sĩ Amishi Jha hỏi về nền đạo đức thế tục và nó có liên quan như thế nào đến các lĩnh vực được chia sẻ của cuộc nghiên cứu. Ngài trả lời:
Trước tiên, nguồn hạnh phúc tối hậu là ở đây, ngay chính trong trái tim này. Để đạt được điều đó, chúng ta cần phải hiểu biết về tâm thức và cảm xúc. Để xây dựng một chương trình giảng dạy về đạo đức thế tục, chúng ta cần một bản đồ tâm thức. Ngoài sự vệ sinh về cơ thể; chúng ta cũng cần phải vệ sinh về tâm linh. Chúng ta cần phải biết những loại cảm xúc nào sẽ mang lại những loại tình cảm gì. Sự sân giận, sợ hãi và hận thù làm cho chúng ta khó chịu, trong khi những cảm xúc khác mang lại cho chúng ta sức mạnh về nội tâm. Cần phải chọn sự học tập nghiên cứu để thiết lập những gì mà sự vệ sinh tinh thần nên gồm có. Chúng ta đã thấy, chẳng hạn như, hạnh phúc nội tâm là tốt cho sức khỏe nói chung của chúng ta, và nó có thể có lợi cho tất cả 7 tỷ người. Điều này liên quan đến việc chuyển hóa tâm thức một cách tự nguyện. Tiến sĩ Jha quan sát thấy rằng nhiều người chỉ gặp được đạo đức thế tục tại nơi làm việc. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng bất kỳ hoạt động nào của con người mà có liên quan đến sự bình yên nội tâm thì chắc chắn có liên quan đến sức khỏe con người. Richie Davidson nói thêm rằng các nhà khoa học mong muốn có thể đo lường được sự nhân hậu và lòng từ bi, nhưng chưa phát triển được các phương tiện để làm điều đó. Ngài đồng ý rằng sự đo lường là khó khăn nhưng có thể thảo luận về các dấu hiệu cư xử của sự phát triển tinh thần, cũng giống như chúng ta có thể suy ra sự tồn tại của lửa khi thấy có khói, hay sự hiện diện của cá trong nước từ những gợn sóng trên bề mặt của nó. Vì sức mạnh nội tâm thường chỉ tiết lộ để đối phó với những khó khăn, Ngài hỏi ràng liệu điều đó có nghĩa là cần phải gây rắc rối cho những người mà họ cần được kiểm nghiệm. Ngài nói đùa rằng đó là phương pháp đơn giản hơn để có thể phát triển trí sáng suốt.
Thông dịch viên của Ngài - Thupten Jinpa, và các thành viên nhóm hội thảo, Arthur Zojonc, Thánh Đức ĐLLM, Richard Davidson và Amishi Jha tại buổi bế mạc Hội nghị QT chuyên đề lần II về “Nghiên cứu Thiền Định” của Viện Tâm Thức & Đời sống ở Boston, MA, USA, ngày 31 tháng 10, 2014. Ảnh / Jurek Schreiner |
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập rằng có thể có một số tự đánh giá chính mình.
“Trong trường hợp của tôi, nếu tôi so sánh sự phản ứng của tôi với một số đối tượng cụ thể hiện nay với sự phản ứng của tôi trong 30-40 năm trước đây, đã có nhiều thay đổi. Trong một cuộc thảo luận với một hành giả Ấn Độ ở Bangalore một vài năm trước đây, chúng tôi đồng ý rằng chúng tôi cùng có những điểm chung về đạo đức, thiền định và trí tuệ. Nhưng sự khác biệt giữa chúng tôi là sự thực hành của ông ta dựa trên một ý thức về “linh hồn” hay “ngã”, trong khi sự thực hành Phật giáo của tôi được dựa trên “vô ngã” hay sự vắng mặt của bất kỳ cái “ngã” nào như thế; nhưng đó là việc riêng của chúng tôi”.
Tiến sĩ Jha cho biết rằng đêm hôm trước đã có cuộc thảo luận mở rộng về vấn đề biến đổi khí hậu và đã thỉnh cầu Ngài nhận xét về điều ấy. Ngài nói rằng Ngài không biết phải nói gì, nhưng Ngài khẳng định vai trò của cây xanh trong cuộc đời Đức Phật. Đức Phật đã được sinh ra dưới một gốc cây, Ngài cũng đạt giác ngộ dưới gốc cây và Ngài đã viên tịch dưới gốc cây. Các nhóm Tăng sĩ di chuyển từ điểm tu tập này đến một nơi tu tập khác và giữa các nhóm với nhau; trách nhiệm của các nhóm sắp chuyển đến là quan tâm chăm sóc và tưới nước cho cây trồng của những người tiền nhiệm của họ. Cũng có những sự nghiêm khắc về việc không được gây ô nhiễm nguồn nước. Tất cả những sự lưu tâm này đều có mang một khía cạnh về môi trường.
“Đây là ngôi nhà duy nhất của chúng ta; nếu chúng ta hủy hoại nó thì chúng ta sẽ phải làm gì? Chúng ta có thể đi đâu?” Cuộc thảo luận đã được kết thúc bằng sự dâng tặng lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma món quà là bản sao đầu tiên của một cuốn sách được soạn tác công phu về sự mô phỏng lại những bức tranh về cuộc sống ở Tây Tạng do Thomas Laird tạo tác với lời bình do Robert Thurman viết.
Nhóm hội thảo đầu tiên về Hệ thống Toàn cầu 3.0: “Những Giải pháp hợp lý cho một Thế giới thay đổi” được tổ chức bởi TT Đạt Lai Lạt Ma dành cho Giá trị Đạo đức và Chuyển hoá” tại Hội trường Kresge MIT ở Cambridge, MA, Mỹ vào 31 tháng 10, 2014. Ảnh / Brian Lima |
Vào buổi chiều, tại Hội trường Kresge, MIT, Ngài đã tham gia vào hai nhóm hội thảo với chủ đề “Những Người làm Thay Đổi cho một thế giới tốt đẹp hơn” được tổ chức bởi “Trung tâm Dalai Lama dành cho Giá trị Đạo Đức và Chuyển Hóa”.
Nhóm hội thảo đầu tiên nghiên cứu về các Giải pháp hợp lý cho một Thế giới thay đổi được nhìn dưới khía cạnh cụ thể về sự biến đổi khí hậu. Deborah Ancona - người điều hành chương trình - nói rằng cùng một vấn đề đã được thảo luận ở cùng một chỗ vào hai năm trước đây; đã kết luận rằng, mỗi chúng ta cần phải là những người tiên phong.
“Chính phủ không thực hiện những điều thiết yếu mà chúng ta thì không thực hiện đủ”.
John Sterman nhìn vào số liệu thống kê và khẳng định rằng từ đây cho đến năm 2100 thì không còn xa lắm. Nếu chúng ta muốn ngăn chặn thảm họa, chúng ta cần phải hành động ngay bây giờ. Rebecca Henderson tỏ ra lạc quan về các bước mà có thể được thực hiện trong điều kiện sử dụng các nguồn năng lượng tự nhiên có năng suất cao hơn và chi phí ít tốn kém hơn. Bà kết luận rằng nếu chúng ta quyết định làm một sự thay đổi, chúng ta có thể thực hiện được. Marshall Ganz nói rằng cần có sự lãnh đạo của những bàn tay, trái tim và khối óc. Điều cần thiết là ý thức về tính cấp thiết của luân thường đạo đức được thể hiện trong cuộc đấu tranh Dân quyền.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khẳng định tầm quan trọng của vấn đề, Ngài lưu ý rằng nó không phải chỉ ảnh hưởng đến một hoặc hai châu lục mà nó có liên quan đến tất cả 7 tỷ người. Ngài nói:
“Mối quan tâm của tôi là cả thế giới. Tôi chỉ là một người đệ tử Phật, mà trọng tâm của sự thực hành của tôi là lòng vị tha cần phải được chuyển hóa thành hành động. Những cuộc gặp gỡ như thế này cần phải được tổ chức thường xuyên hơn nữa để nâng cao ý thức của cộng đồng. Rất nhiều thái độ lệch lạc là kết quả của sự vô minh. Công chúng không những cần phải được thông báo về các vấn đề như thế nào; mà còn cần phải được thong báo về những biện pháp cần phải được thực hiện để giải quyết những vấn đề ấy”.
Marshall Ganz nhấn mạnh rằng, sự bất bạo động rất có hiệu lực, như Mahatma Gandhi và Martin Luther King Jr đã từng thể hiện điều đó. Rebecca Henderson báo cáo về một công ty thương mại kinh doanh về ván lướt đã kiện thành công về khí thải CO2. Minh họa để cho phe đối lập thay đổi, Ganz đã trích dẫn một câu chuyện trong tờ Tạp Chí New York Times báo cáo về một công ty nhiên liệu hình thành từ xác động vật bị phân hủy, một phát ngôn viên nói: “Bạn phải chơi bẩn để giành chiến thắng!”
Các thành viên tham gia cuộc đàm luận với Thánh Đức ĐLLM trong chương trình “Đóm Lửa năm 2014”, do TT Dalai Lama về “Giá trị của Đạo đức và sự Chuyển hoá” tổ chức tại Hội trường Kresge MIT ở Cambridge, MA, Mỹ, ngày 31 tháng 10, 2014. Ảnh / Fredo Durand |
Nhóm hội thảo thứ hai về đề tài “Bắt đầu một Đóm Lửa” đề cao thế hệ trẻ trong cuộc trò chuyện với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Jacarra Garraway trước tiên đã ngâm một bài thơ tràn đầy niềm hy vọng và cảm hứng trước khi hỏi Ngài về việc Ngài còn nhớ đã nhận được những lời khuyên nào lúc Ngài còn nhỏ. Câu trả lời của Ngài là sự kể lại những tình cảm mà Ngài đã nhận được đầu tiên từ mẹ của mình và sau đó là từ những người giúp việc mà Ngài đã chơi đùa với họ như đùa với một đứa trẻ. Noa Machera muốn biết ngày nay có thể tìm thấy được hy vọng ở những nơi nào. Ngài kể lại nhiều cách mà Ngài cảm thấy có đủ cơ sở cho sự lạc quan và hy vọng, trong đó, sự quan tâm ngày càng tăng về vấn đề hòa bình chứ không phải về vấn đề chiến tranh.
Ngài nhớ lại việc đã hỏi vị Thái Hậu người Anh khi Bà đã 96 tuổi vào năm 1996 rằng và đã nhìn thấy nhất của thế kỷ 20. Bà đã không do dự khi nói với Ngài rằng thế giới đã trở nên tốt hơn; bà nói rằng lúc bà còn trẻ, không hề có sự bàn tán về nhân quyền hay sự tự quyết mà ngày nay thường đề cập đến. Vì thế kỷ XX là kỷ nguyên của sự bạo lực như thế - nên thay vào đó - Ngài rất quan tâm đến những biện pháp để làm cho thế kỷ 21 trở thành kỷ nguyên của sự đối thoại.
Vivienne Harr - mười tuổi - đã nói rằng, cho đến tận bây giờ sự quan tâm của cô bé về lòng Từ bi không phải là lòng từ bi mà không có sự hành động; và cô bé thỉnh cầu Ngài hãy ban cho mình một lời khuyên. Ngài gợi ý rằng hãy cởi mở và nhiệt tâm. Lời khuyên đúc kết của Ngài là: “Quý vị - những thành viên của thế hệ trẻ, là niềm hy vọng duy nhất cho tương lai. Xin hãy suy nghĩ nghiêm túc về những điều mà chúng ta đã đề cập đến. Hãy nhìn mọi thứ từ một góc độ rộng lớn hơn, hãy có một quan điểm lâu dài. Chúng ta không thể thay đổi quá khứ, nhưng quý vị có thể định hình được tương lai”.