Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ, ngày 03 tháng 7, năm 2014 - Mưa nhẹ hạt nhưng đều đều suốt một ngày một đêm đã khiến cho nhiệt độ giảm bớt xuống và làm sạch bụi bặm khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra khỏi dinh thự của mình ở Shiwatsel đi đến sảnh đường - nơi mà Ngài sẽ ban truyền lễ Quán Đảnh Thời Luân lần thứ 33. Điều này cũng đánh dấu 60 năm kể từ khi Ngài ban truyền Quán Đảnh Thời Luânlần đầu tiên tại Norbulingka ở Lhasa. Ngài bước đi nhanh nhẹn, được bao quanh bởi đoàn tùy tùng của những quan chức và các vệ sĩ, nhưng vẫn thường xuyên chào đáp lại sự cung nghinh của những người thiện chí đang xếp thành hàng bên đường.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với Tăng Sĩ Tu Viện Namgyal và các vị Lama ở Ladakh và các Vị Lama từ nơi khác đến đang bắt đầu tiến trình Quán đảnh Thời Luân tại Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 03 tháng 7, 2014 Ảnh /ManuelBauer |
Sau khi an tọa trên chỗ ngồi đối diện với bức màn che phủ - nơi mà một Mạn-Đà-La Thời Luân bằng cát sẽ được tạo dựng trong những ngày sắp tới; và phía sau đó có treo một tấm Thangka bằng vải rất lớn vẻ hình của Vị Thần Thời Luân. Buổi cầu nguyện bắt đầu. Một phía bên hông là các vị Tăng Sĩ của Tu Viện Namgyal - những người lão luyện thành thạo trong việc thực hành các nghi lễ của Thời Luân. Đối diện phía hông bên kia là các vị Lama từ những nơi khác đến và những vị đang cư trú tại địa phương Ladakh. Trước tiên, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tụng bài “Xưng Tán Duyên Khởi” của Ngài Tsongkhapa và tiếp theo là Chư Tăng tụng về Sáu Thời Đạo Sư Du Già Thời Luân trước khi bắt đầu trì tụng về phần chính của Mật giáo Thời Luân.
Khi nghi lễ khai mạc cho tiến trình Quán Đảnh đã hoàn tất, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra trước Sảnh Đường và xá chào các thính giả. Sau đó Ngài an tọa trên Pháp tòa và nói chuyện với họ:
“Hôm nay chúng ta sẽ bắt đầu các Giáo lý nhập môn. Mục đích của Giáo Pháp là để bảo vệ chúng ta thoát khỏi những khổ đau. Chúng ta phiền não vì những vấn đề rắc rối; và nếu chúng ta truy tìm nguồn gốc của nó thì sẽ thấy rằng những khổ đau ấy phát sinh từ sự ích kỷ của chúng ta, bởi vì ta có xu hướng theo đuổi lợi ích của riêng mình mặc cho phải trả bằng cái giá của người khác. Các truyền thống tôn giáo khác nhau của chúng ta đã hiện hữu là để giúp ta giảm bớt những vấn đề này. Tất cả những truyền thống này đều dạy chúng ta những phương pháp để vượt qua khổ đau và trưởng dưỡng tình thương yêu, lòng từ bi, khoan dung, kiên nhẫn và sự tri túc. Trong thuật ngữ tiếng Phạn, Dharma(Pháp) chuyển tải một ý nghĩa rằng nó bảo vệ chúng ta, giúp chúng ta vượt qua đau khổ”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma xá chào đám đông trước khi bắt đầu buổi thuyết Pháp của mình vào ngày đầu tiên của Pháp Hội Thời Luân ở Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 03 tháng 7, năm 2014. Ảnh /ManuelBauer |
Ngài tiếp tục nói rằng trong khi trên thế giới hiện có khoảng 1 tỷ người không theo tôn giáo thì có khoảng 6 tỷ người có một số niềm tin tôn giáo. Tất cả các tôn giáo của chúng ta đều giúp con người vượt qua những khổ đau. Có những tôn giáo hữu thần như Thiên Chúa giáo, Ấn Độ giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo - họ đã đặt niềm tin vào một vị Thần Sáng Tạo. Và có những truyền thốngt ôn giáo vô thần như Số Luận giáo, Kỳ Na giáo và Phật giáo - dựa trên ý tưởng của quan hệ nhân-quả.
Đạo Phật có dạy rằng nếu bạn làm sai, bạn sẽ gặp phải những hậu quả tiêu cực. Do đó, bạn cần phải tránh việc làm hại người khác. Trong giáo lý của Đức Phật, quan điểm được giải thích là lý Duyên sinh, trong khi đó đức hạnh được khuyến khích chính là tinh thần bất bạo động. Nó đòi hỏi chúng ta phải giúp đỡ và khôngl àm hại người khác. Chúng ta thực hành bất bạo động bởi vì chúng ta muốn được hạnh phúc.
Ngài giải thích rằng trong thủ tục nhập môn mà Ngài đang thức hiện, bậc Đạo Sư Kim Cang phải quan tâm và săn sóc các đệ tử của mình trong suốt quảng thời gian Quán Đảnh. Thường hay có các lực lượng có tiềm năng sẽ quấy nhiễu lễ Quán Đảnh. Do vậy, một chiếc bánh nghi lễ đã được cúng thí cho họ để khiến họ không cản trở sự ban truyền Quán Đảnh. Tiếp theo đó, bậc Thầy Kim Cang sẽ quán tưởng để tạo ra một hàng rào kim cương xung quanh nơi tổ chức lễ Quán Đảnh để bảo vệ nó. Ngài yêu cầu các đệ tử lặp lại theo ngài những dòng kệ có liên quan đến việc khắc phục những nghiệp tiêu cực mà mình và những người khác đã tạo ra trong quá khứ. Ngài khuyên các đệ tử từ giờ trở đi nên cố gắng giúp đỡ người khác và đừng bao giờ hãm hại họ. Ngài GandenTri Rinpoche đã đại diện cho các môn đệ, ném một thanh que ném vào khay Mạn đà la để cho biết dấu hiệu nếu còn thêm những chướng ngại cản trở nữa thì sẽ tiếp tục xua đuổi.
Ngài nhận xét rằng trong cả hai truyền thống Phật giáo: Paliv à Sanskrit; quan niệm sai lầm về “Tôi” hay “Ngã” và sự tham luyến vào nó đòi hỏi phải được xem như là một cái tâm bất thiện. Chúng ta có một sự nhận thức về “Ngã” như là một người điều khiển về thân thể và tâm thức của ta; nhưng thực sự nó chỉ làmột cái gì đó được chỉ định trên cơ sở của năm uẩn, giống như một chiếc xe được thiết kế trên cơ sở của các bộ phận của nó.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ban một buổi thuyết Pháp ngắn vào ngày đầu tiên của Giáo lý nhập môn về Thời Luân ở Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 03 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Ngài giải thích rằng Ngài và các Tăng sĩ của Tu viện Namgyal sẽ tiếp tục trong 2 ngày tiếp theo cho việc thực hiện sự cầu nguyện và các nghi thức chuẩn bị. Vì thế, sự thuyết giảng về những Giáo lý nhập môn sẽ diễn ra từ ngày 6 đến ngày 8 tháng Bảy vào buổi sáng. Vào ngày 9 tháng Bảy, sau giờ cơm trưa, các Tăng Sĩ Tu Viện Namgyal sẽ thực hiện sự Cúng Dường Vũ Điệu. Những người dân địa phương và bất cứ ai muốn được tham gia cúng dường những Vũ điệu của riêng họ nhân dịp này thì cũng được hoan nghênh! Lễ Quán Đảnh nhập môn liên quan đến Thời Luân sẽ diễn ra vào ngày 10 tháng Bảy trong khi Quán Đảnh chính thức sẽ được truyền vào ngày 11 và 12. Ngày 13 tháng Bảy sẽ có một Quán Đảnh Trường Thọ cho các đệ tử và một Lễ cúng dường sẽ được dâng lên cho sự Trường Thọ của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Trong những ngày trước và trong khi Quán Đảnh, Ngài nói rằng điều quan trọng nhất là hãy phát khởi một cái tâm tha thiết và đầy lòng nhiệt huyết. Cách tốt nhất để thực hiện điều này là hãy giống như những vị Bồ Tát đã tập trung vào lợi ích của tha nhân để trưởng dưỡng một tấm lòng nhân ái chân thành, một tâm thức chánh niệm của Bồ Đề Tâm. Ngài nói rằng sẽ rất hữu ích nếu ta trì tụng những vần kệ đơn giản sau đây:
Con xin quay về nương tựa Phật, Pháp, Tăng
Cho đến ngày con đạt được Giải thoát Giác Ngộ
Nguyện nhờ công đức của sự Bố Thí và vân..vân
Nguyện con được Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh!
Ngoài ra, Ngài còn nói rằng nếu chúng ta trau giồi sự nhận thức về Tánh Không thì sẽ rất lợi ích, bởi vì sự hiểu biết tánh Không là con đường để vượt qua những cảm xúc phiền não. Chúng ta có thể thực hiện điều này bằng cách đọc một vài bài kệ từ chương 24 trong “Trí tuệ cơ bản” của ngài Long Thọ:
Những gì phát sinh từ những nhân duyên,
Thì được giải thích vốn dĩ rỗng không.
Nếu đó là một pháp nhân duyên,
Thì chính nó là con đường Trung đạo.
Vì chẳng hề có gì tồn tại,
Mà không khởi lên từ những nhân duyên
Nên cũng sẽ chẳng có gì tồn tại
Mà không phải là vốn dĩ Tánh Không.
Bất cứ sự chuyển hóa nào xảy ra trong sự liên quan đến Quán Đảnh đều sẽ nằm ở nơi chính mỗi chúng ta. Cũng giống như ta uống thuốc để vượt qua bệnh tật; chúng ta cần phải thực hành để khắc phục những cảm xúc tiêu cực của mình.
Ngài cũng đề cập rằng nếu có người nào không thuộc về truyền thống Phật Giáo mà tham dự những Giáo lý này thì họ có thể tập trung vào việc trau giồi một tấm lòng từ ái nhân hậu. Thông qua việc chuyển hóa được nội tâm là chúng ta đã đáp ứng được mục đích tham dự lễ Quán Đảnh Thời Luân này.
Cư dân địa phương chờ đợi cung nghinh Thánh Đức ĐLLM quang lâm để khánh thành Hội Trường Giao Lưu mới của Tây Tạng - được tài trợ bởi Quỹ Ủy Thác của ĐLLM - ở Choglamsar gần Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 03 tháng 7, 2014. Ảnh /ManuelBauer |
Từ sân bãi của Pháp Hội, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi xe đến khu định cư của người dân Tây Tạng ở Choglamsar - nơi có sự hiện diện của Leh DC, Tổng Giám Đốc Công an, Bộ trưởng Bộ Phát triển Đô thị, RigzinJora và đại diện của người Tây Tạng ở địa phương. Ngài đã chủ trì lễ khánh thành một Hội Trường Giao Lưu mới của người Tây Tạng. Hội Trường này đã được xây dựng với sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Ủy Thác của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Bên trong Hội trường, Ngài nhận xét về một số các hình ảnh trên tường. Trong một bức ảnh của chính Ngài với Pandit Nehru, Ngài nhận ra rằng lúc đó Ngài đã mặc chiếc áo thổ cẩm - điều mà Ngài đã từ bỏ kể từ khi trở thành một người tị nạn. Trong một bức ảnh của mẹ Ngài, Ngài đã nhận xét rằng bà là một người có tấm lòng vô cùng nhân hậu; và Bà đã gieo những hạt giống từ bi trong chính trái tim của Ngài.
Tiếp tục đi đến trường học TCV (Tibetan Children Village: Làng Trẻ Em Tây Tạng) ở Choglamsar, Ngài đã dành thời gian để chào hỏi và an ủi những người ngồi xe lăn và người ốm yếu đang xếp hàng bên vệ đường. Trước đám đông khán giả của học sinh và giáo viên, Ngài đã tặng một giải thưởng về lòng biết ơn đối với Mẹ Jetsun Pema và Thầy LobsangT enzin về sự cống hiến lâu dài của họ cho phúc lợi và sự phát triển của Trường TCV.
Thánh Đức ĐLLM tặng giải thưởng về sự biết ơn đến Thầy Lobsang Tenzin về sự cống hiến lâu dài của Thầy cho phúc lợi và sự phát triển của Trường TCV ở Choglamsar, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 03 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
Trong lời khuyên của mình, Ngài đã chỉ ra rằng, bằng chứng khảo cổ cho thấy có những người đã xuất hiện ở Tây Tạng từ 30.000 năm về trước, điều này đã làm cho người Tây Tạng trở thành một dân tộc có tổ tiên từ rất cổ xưa. Ngài cho biết cóý kiến cho rằng một dạng ký tự Shang-Shung đã tồn tại trước cả thời kỳ Hoàng đế Songtsen Gampo, nhưng trong triều đại của ông, một hình thức chữ viết của người Tây Tạng đã được tạo ra với mục đích rõ ràng cho sự dịch thuật văn học Phật giáo sang ngôn ngữ của Xứ Tuyết. Ngày nay, truyền thống Nalanda đã được bảo tồn trong ngôn ngữ Tây Tạng và ngôn ngữ Tây Tạng vẫn là ngôn ngữ toàn diện nhất để thể hiện truyền thống này - cho dù bạn nghĩ về nó như là triết học Phật giáo hay là khoa học Phật giáo.
Để chào mừng một số lượng lớn của người Tây Tạng đang quay quần trước mặt Ngài, đặc biệt là những người đến từ vùng Chang Thang, Ngài nói:
“Nhân dân Tây Tạng đã phải đương đầu và vượt qua nhiều nghịch cảnh trong lịch sử của họ. Hãy yên tâm rằng lần này cũng vậy! Chúng ta cuối cùng cũng sẽ khắc phục được những khó khăn mà chúng ta phải đối mặt. Các trẻ em ở đâylà những hạt giống của tương lai. Quá khứ không thể thay đổi được, nhưng nếu như chúng ta nỗ lực thì ta có thể định hình được cho tương lai của mình. Cộng đồng Tây Tạng lưu vong, mặc dù gặp nhiều trở ngại, nhưng đã đạt được sự tiến bộ và phát triển đáng kể, phần lớn là nhờ vào sự khích lệ và nguồn cảm hứng mà 6 triệu anh chị em ở bên trong Tây Tạng đã tiếp thêm nghị lực cho chúng ta.
Thánh Đức ĐLLM phát biểu tại trường TCV ở Choglamsar gần Leh, Ladakh, J& K, Ấn Độ vào 03 tháng 7, 2014. Ảnh /Manuel Bauer |
“Trên mảnh đất quê hương của mình, nhân dân Tây Tạng đang chống lại sự áp bức của chính quyền Trung Quốc và sự đàn áp về ngôn ngữ, tôn giáo, văn hóa và mạo phạm môi trường thiên nhiên. Cũng giống như họ, chúng ta vẫn tiếp tục đấu tranh để khẳng định di sản của mình. Nhân dân Tây Tạng không nên mất hy vọng hay buông lỏng lơ là ý chí của mình! Chúng ta nên cần mẫn vàt ập trung vào những thách thức mà chúng ta phải đối mặt.
“Nhìn chung, người dân Tây Tạng lưu vong là những người tốt bụng và trung thực; và láng giềng của chúng ta đã đối với chúng ta bằng những tình cảm tốt đẹp. Đây chính là mục đích của cuộc sống. Hãy tử tế, thanh liêm, chính trực và nhân hậu! Tất cả chúng ta đều cần bạn bè; và sự trung thực, tin cậy và lòng nhiệt thành là cách để chinh phục được các bằng hữu.
Chúng ta là những môn đệ của Đức Quán Thế Âm và chúng ta trì tụng thần chú Mani, tuy nhiên, chúng ta cũng nên đưa ý nghĩa của nó vào để thực hành. Cũng như những lời Quy Y và phát Bồ Đề Tâm, trì tụng nó thì rất tốt; nhưng chúng ta cũng nên suy ngẫm về ý nghĩa của nó. Chúng ta được sinh ra đã là những Phật Tử; và chúng ta tin vào luật Nhân quả Nghiệp báo; rằng những điều tốt đẹp chúng ta làm hôm nay sẽ giúp ta trong tương lai. Đó là tất cả những gì tôi cần phải nói”.
Như Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thông báo, Giáo lý nhập môn cho Quán đảnh Thời Luân tập trung vào các tác phẩm của ngài Long Thọ: “Bảo Hành Vương Chánh Luận” và “Thư gửi một người bạn” sẽ bắt đầu vào ngày 06 tháng Bảy.