Oxford, Anh quốc, ngày 14 tháng 9 năm 2015 - Sau khi đến từ Ấn Độ ngày hôm qua, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thức dậy vào sáng nay trong cơn mưa nhẹ ở Oxford. Cơn mưa đã tạnh bớt đủ cho Ngài đi tản bộ qua các khu vườn của trường Magdalen, quan tâm đến những bụi cây và cây cối trong vườn, đến thính phòng học, nơi Ngài gặp gỡ giới báo chí. Ngài đề cập đến việc mình đã vui như thế nào khi được trở lại nơi trứ danh cho việc nghiên cứu và học thuật. Ngài giải thích về ba sự cam kết mà Ngài luôn thực hiện ở bất cứ nơi nào Ngài đến.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi đến một cuộc họp báo tại thính phòng của trường Magdalen ở Oxford, Anh quốc vào 14 tháng 9, 2015. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
“Tôi là một con người, chỉ là một trong số 7 tỷ con người đang sống hôm nay. Chúng ta đều phải đối mặt với nhiều vấn đề rắc rối, phần lớn là do chính chúng ta gây ra. Và bởi vì chúng ta tạo ra nó nên chắc chắn là chúng ta có khả năng để giải quyết nó. Đôi khi tôi ước ao rằng những con người trưởng thành đều được giống như trẻ em vậy, đều tự nhiên, cởi mở, và không thường hay khó chịu kêu ca phàn nàn người khác. Thay vào đó, khi chúng ta lớn lên, chúng ta lơ là trong việc nuôi dưỡng tiềm năng tự nhiên và ý nghĩa của các giá trị cơ bản của con người chúng ta. Ta bị mắc kẹt trong những sự khác biệt không đáng kể giữa chúng ta và có xu hướng nghĩ về khái niệm “chúng ta” và “họ”. Sự cầu nguyện sẽ không thay đổi được điều này, chỉ có chính phương pháp giáo dục và sự hiểu biết mới có thể giúp chúng ta thay đổi được điều đó. Chúng ta cần phải học cách nhận biết rằng những cảm xúc như giận dữ và tham ái là sự hủy diệt nguồn hạnh phúc đích thực của chúng ta từ những cảm xúc tích cực như lòng từ bi ….
Ngài tiếp tục giải thích rằng là một Tu sĩ Phật giáo, Ngài sẽ cố gắng để thúc đẩy sự hòa hợp tôn giáo, lấy cảm hứng từ tấm gương điển hình của Ấn Độ, nơi mà tất cả các tôn giáo lớn đều phát triển mạnh mẽ bên cạnh nhau. Ngài cho rằng ngày nay các vấn đề rắc rối và bạo lực dường như phát sinh từ đức tin tôn giáo là một điều không thể tưởng tượng được, bởi lẽ tất cả các truyền thống tôn giáo đều dạy chúng ta phải từ bi, tha thứ và sống tri túc. Đây là những phẩm chất có liên quan đến cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn như, lòng nhiệt huyết tạo ra sự tin tưởng, và đó là nền tảng của tình bạn.
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với các thành viên của các báo giới tại thính phòng của trường Magdalen ở Oxford, Anh quốc vào 14 tháng 9, 2015. Ảnh /Ian Cumming |
Cuối cùng, Ngài giải thích rằng, Ngài là một người Tây Tạng và phải có trách nhiệm với nhiều người dân Tây Tạng khác đã đặt niềm tin và hy vọng vào Ngài. Ngài quan tâm đến việc bảo vệ môi trường tự nhiên của Tây Tạng, cũng như văn hóa Phật giáo về tâm từ bi và tinh thần bất bạo động.
Khi được hỏi về phản ứng của Ngài đối với cuộc khủng hoảng người tị nạn ảnh hưởng đến châu Âu, Ngài đã đánh giá cao rằng phúc lợi của họ được thực hiện rất nghiêm túc, nhưng lại nói thêm rằng:
“Cuối cùng chúng ta phải chấm dứt sự giết chóc và chiến tranh ở những quốc gia mà đã buộc họ phải trở thành những người tị nạn, nhưng không sử dụng vũ lực. Quân sự không bao giờ có thể giải quyết được vấn đề, mà thay vào đó còn có xu hướng tạo ra những hậu quả bất như ý. Ngài nói về cuộc xung đột giữa nền văn minh phương Tây và Hồi giáo là một sự sai lầm. Những người bạn Hồi giáo của tôi đã nói rằng, một người Hồi giáo chân chính không nên phạm tội gây đổ máu, mà cần phải thể hiện sự tôn trọng đối với tất cả các sinh vật của Thánh Allah.
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với các thành viên của các báo giới tại thính phòng của trường Magdalen ở Oxford, Anh quốc vào 14 tháng 9, 2015. Ảnh /Ian Cumming |
Đối với những hy vọng của mình đối với Trung tâm mới của “Trung tâm Từ Bi Đạt Lai Lạt Ma”, Ngài nói rằng đó là một nỗ lực đáng khen ngợi, nhưng tốt hơn hết là để xem nó phát triển như thế nào. Như đối với sự phát triển vật chất đã mang lại bất kỳ lợi ích nào cho người dân Tây Tạng ở đất nước Tây Tạng, Ngài đều bày tỏ sự đánh giá cao về các cơ sở hạ tầng như đường giao thông, sân bay và đường sắt. Ngài cũng quan sát thấy rằng Chủ tịch nước Tập Cận Bình có vẻ là thực tế hơn so với một số người tiền nhiệm của mình và đã can đảm về vấn đề chống tham nhũng. Khi cuộc đàn áp vào dịp kỷ niệm 60 năm ngày Tuyên Ngôn của khu tự trị Tây Tạng, Ngài nhận xét rằng nhiều người Tây Tạng đã rất buồn sâu sắc bên trong mặc dù họ phải giả vờ với các quan chức rằng họ đang hạnh phúc.
Khi một phóng viên hỏi Ngài có cho rằng các thành viên của các phương tiện truyền thông đã có nhiệm vụ rất tích cực về những gì họ đã báo cáo, Ngài khen ngợi rằng mặc dù họ không thể thay đổi được thế giới, nhưng họ đã có thể đóng góp một cách tích cực để làm điều đó.
Hiệu Trưởng Charles Conn đã cung nghinh Ngài đến Rhodes House, tại bên trong Hội trường Milner, Ngài đã chào đón các em học sinh đến từ ba trường học địa phương.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giao lưu với các em học sinh tại Rhodes House ở Oxford, Anh quốc vào 14, tháng 9, 2015. Ảnh/ Ian Cumming |
“Các anh chị em trẻ thân mến! Thời gian luôn tiếp tục trôi đi. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, còn tương lai thì chưa đến, nhưng các nguyên nhân của tương lai thì đang ở trong tay của chúng ta. Chúng ta có thể thay đổi tương lai. Thế hệ của thế kỷ 20 mà tôi thuộc về, đã gây ra tất cả các loại vấn đề rắc rối mà nó phải nhờ vào quý vị để giải quyết. Quý vị là nguồn hy vọng của chúng tôi, vì vậy, có lẽ vào cuối thế kỷ 21 sẽ được bình an và hạnh phúc hơn. Thay vì chỉ tập trung vào sự khác biệt thứ yếu giữa chúng ta, chúng ta cần phải suy nghĩ về cách mà chúng ta phụ thuộc lẫn nhau như thế nào, và rằng tất cả nhân loại đều thuộc về một gia đình lớn.
“Phi quân sự hóa và giải trừ vũ khí có thể giống như một giấc mơ, nhưng bạn có thể làm cho nó trở thành hiện thực và tạo ra một thế giới hòa bình hơn hạnh phúc hơn. Tương lai nằm trong tay các bạn, nhưng để có được sự bình yên và hạnh phúc đòi hỏi một tinh thần từ bi và sự quan tâm đến người hạnh phúc của tha nhân. Để thực hiện điều này cần phải liên quan đến việc kết hợp đạo đức thế tục và các giá trị phổ quát vào chương trình giáo dục”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với một số HS tham gia buổi gặp gỡ giao lưu của họ tại Rhodes House ở Oxford, Anh quốc vào 14, tháng 9, 2015. Ảnh/Jeremy Russell/VPĐLLM |
Ba nhóm trẻ em đưa ra những câu hỏi. Câu đầu tiên là về người tị nạn Syria. Ngài bày tỏ sự đánh giá cao rằng các vấn đề của họ đang bắt đầu được thực hiện một cách nghiêm túc. Ngài lưu ý rằng cần phải thực tế, bởi vì sự thực hiện điều đó đòi hỏi phải cung cấp cho họ một nền giáo dục, sự hỗ trợ và việc làm trong thời gian dài hạn. Thậm chí quan trọng hơn là phải giải quyết các vấn đề trong các quốc gia đã khiến cho họ trở thành những người tị nạn. Nhóm thứ hai của sinh viên nói với Ngài về ba khẩu hiệu của họ:
“Hãy tử tế, hãy tử tế và hãy tử tế!”. Ngài đồng ý nói:
“Đúng vậy! vì hạnh phúc riêng của chúng ta có liên quan đến các phần còn lại của cả nhân loại. Chúng ta phải nghĩ đến hạnh phúc của tất cả mọi người!”.
Nhóm thứ ba cúng dường lên Ngài một rổ trứng từ những chú gà mà họ đang nuôi nấng.
Phát biểu với các thành viên của Trung tâm Từ Bi Đạt Lai Lạt Ma, Ngài cho rằng mặc dù đó là sự khởi đầu của thế kỷ 21, nhưng chúng ta đang bị cản trở bởi cách suy nghĩ lỗi thời đã làm phát sinh các vấn đề rắc rối do con người tạo ra. Ngài dẫn chứng về cách mà Nga và Trung Quốc gần đây đã tăng cường sự phô trương về sức mạnh quân sự, tự hào khoe khoang về những vũ khí của họ.
Thánh Đức ĐLLM chia sẻ Pháp thoại với các thành viên của “TT Đạt Lai Lạt Ma dành cho Lòng Từ Bi” tại trường Magdalen ở Oxford, Anh quốc vào 14, tháng 9, 2015. Ảnh/ Keiko Ikeuchi |
“Chúng ta cần phải thừa nhận rằng tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc và không muốn khổ đau. Để làm được điều đó chúng ta cần phải cải thiện giáo dục và nâng cao vấn đề nhận thức”.
Đối với một gợi ý rằng có thể sớm cắt giảm cơn đau bằng cách uống một viên thuốc, Ngài tuyên bố rằng chính mình đã hoài nghi về việc sự phiền não về tinh thần có thể được khắc phục theo phương pháp tương tự. Ngài nói:
“Tôi nghi ngờ về việc điều này sẽ cho phép chúng ta vượt qua những cảm xúc phiền não của mình. Chúng là một phần của tâm thức và cần phải được giải quyết bằng tâm thức. Điều quan trọng hơn nhiều là đến để hiểu được toàn bộ hệ thống của cảm xúc. Tâm lý học cổ đại Ấn Độ đã có một sự hiểu biết sâu sắc về điều này. Nhân dân Tây Tạng đã nuôi dưỡng và duy trì cho kiến thức này vẫn còn được sống động”.
Ngài đã đề cập đến ba phạm trù về nội dung của văn học Phật giáo truyền thống: khoa học, triết học và tôn giáo. Trong số này, khoa học và triết học có thể được bất cứ ai trên một cấp độ học thuật đều quan tâm đến, trong khi khía cạnh tôn giáo thường chỉ được giới Phật Tử quan tâm. Đề nghị cuối cùng của Ngài là nên khám phá làm thế nào để kết hợp tâm từ bi với một ý thức đúng đắn về thực tại.
Gặp gỡ các thành viên của Phân khoa Nghiên cứu Tây Tạng học của Oxford sau bữa trưa, đầu tiên họ tặng Ngài một quyển sách mà mọi người đều đã ký vào đó để tưởng nhớ Anthony Aris, người đang bị bệnh rất nghiêm trọng.
Thánh Đức ĐLLM gặp gỡ các thành viên của Phân khoa Nghiên cứu Tây Tạng học của Oxford, Anh quốc vào 14, tháng 09, 2015. Ảnh/ Jeremy Russell/ VPĐLLM |
Trong bài phát biểu của mình, Ngài nói rằng Phật giáo đến Tây Tạng là rất thích đáng và hữu ích. Người hiếu chiến Tây Tạng đã trở nên từ bi và điềm tĩnh hơn. Ngài khuyên họ nên xem xét những gì trong việc nghiên cứu Tây Tạng sẽ có liên quan và thích hợp đến hiện nay, và Ngài kể về câu chuyện của một cựu quan chức Tây Tạng, người đã làm việc rửa rau tại Mỹ. Các đồng nghiệp của ông ta đã nhận thấy rằng ông đã đặt những con sâu và côn trùng sang một bên và mang chúng đi thả khi ông hoàn tất ca làm việc của mình. Khi họ hỏi ông ta đang làm gì vậy thì ông nói với họ rằng người Tây Tạng có một sự tôn kính sâu sắc đối với tất cả các hình thức của cuộc sống, và rằng không cần thiết phải giết những con côn trùng ấy. Ngay sau đó, nhiều người trong số họ cũng đã bắt đầu noi theo gương của ông ta.
“Nhân dân Tây Tạng có văn hóa riêng của họ”, Ngài nói. “Đó không phải là văn hóa Trung Quốc và nó xứng đáng được bảo tồn. Hơn thế nữa, nó là văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo đã hợp nhất nhân dân Tây Tạng ngày nay”.
Tại buổi họp mặt cuối cùng trong ngày, một phần của lễ Khánh thành DLCC, trong cuộc trò chuyện với người bạn cũ của mình là Alex Norman, Ngài kể lại những bài học từ cuộc sống của chính mình. Ngài nhấn mạnh sự cần thiết để khuyến khích giáo dục, điều mà Ngài coi là hy vọng duy nhất của chúng ta. Ngài quan sát thấy rằng trong khi các khía cạnh tôn giáo và triết học tôn giáo được xem là tương đối ổn định, thì khía cạnh văn hóa đã bị lỗi thời và cần phải được thay đổi.
Thánh Đức ĐLLM chia sẻ Pháp thoại tại Rhodes House như một phần của Lễ Khánh Thành TT Đạt Lai Lạt Ma cho Lòng Từ Bi ở Oxford, Anh quốc ngày 14, tháng 09, 2015. Ảnh/ Keiko Ikeuchi |
Nhấn mạnh sự cần thiết của đạo đức thế gian, Ngài lưu ý rằng trong khi Tiến sĩ Ambedkar và Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ, Rajendra Prasad, là những người có niềm tin tôn giáo sâu sắc, thì hiến pháp mà họ soạn thảo cho đất nước Ấn Độ vừa mới độc lập là hoàn toàn thế tục. Ngài nhắc lại rằng một phương pháp thế tục như vậy vẫn tiếp tục rất thích đáng và phù hợp đối với ngày nay. Ngài cho rằng những khám phá của khoa học đã cho thấy rằng bản chất cơ bản của con người là từ bi. Trong khi đó chiều hướng chung đã cho ta thấy rằng, ngay cả khi không phải là rất tốt, nhưng gia đình nào tốt bụng và từ bi hơn thì sẽ hạnh phúc. Những người giàu mà bị thiếu những tình cảm căn bản thì sẽ bị ảnh hưởng bởi sự ghen tuông và bất mãn.
Khi có sự nghi ngờ, Ngài trả lời rằng chắc chắn là có một vai trò dành cho tôn giáo, nhưng vì tôn giáo này hay tôn giáo khác đều sẽ không bao giờ có một sự hấp dẫn đối với toàn cầu, cho nên đạo đức thế gian là thích đáng hơn đối với xã hội ngày nay. Khi được thỉnh cầu ban cho lời khuyên cuối cùng cho những người trước mặt mình, Ngài trả lời:
“Hãy thực tế! Khi người già giả vờ làm người trẻ và kẻ ngu ngốc giả vờ làm người thông minh, thì tốt hơn nên chỉ cần phải thực tế. Thế giới có thay đổi hay không là tùy thuộc vào chúng ta. Nếu mỗi người trong chúng ta đều cố gắng, thì thế hệ tiếp theo có thể nhìn thấy được một thế giới hạnh phúc hơn, hòa bình hơn sẽ xuất hiện. Tôi rất cảm kích khi được có mặt ở đây với quý vị, xin cám ơn!”.