Cambridge, Anh quốc, ngày 15 tháng 9 năm 2015 - Bắt đầu ngày thứ hai của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Oxford, Hiệu trưởng trường Magdalen, Giáo sư David Clary, đã hộ tống Ngài qua thư viện của Nhà Hiệu Trưởng. Giữa những kệ sách chất đầy những cuốn sách có bìa bằng da cũ, họ dừng lại để xem xét một số cuốn sách cổ nhất và những vật dụng khác.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhìn vào cuốn sách cổ nhất được trưng bày tại thư viện của Nhà Hiệu Trưởng ở Trường Magdalen ở Oxford, Anh quốc vào 15 tháng 9, 2015. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Trong một căn phòng phía sau thư viện, Giáo sư Clare Harris đã trình bày về thuật nhiếp ảnh trong giai đoạn đầu ở Tây Tạng mà Ngài tỏ ra rất quan tâm. Bức ảnh đầu tiên chụp ở Tây Tạng được cho là vào năm 1889. Giáo sư Harris tiết lộ một bức ảnh của một bức thành đá, có thể ở gần Indus, được cho là do cuộc thám hiểm vào năm 1863 của Philip Egerton vào Tây Tạng theo lệnh của Phó Vương Ấn Độ - Lord Elgin. Egerton đã xoay sở để đến được địa điểm cách Tây Tạng 10 dặm trước khi ông bị trục xuất.
Gần 40 năm sau, một người Mông Cổ ở miền đông nam nước Nga - Gombojab Tsybikov - đã chụp được bức ảnh đầu tiên của Cung điện Potala vào năm 1900, sau đó nó được sao chép lại một cách rộng rãi. Giáo sư Harris cho rằng bức ảnh của Gyantse Dzong chụp ba năm sau đó có thể đã được gợi ý bởi sự bất bình của Lord Curzon rằng người Nga đã đến Lhasa đầu tiên nhất.
Ngoài việc những người nước ngoài chụp ảnh ở Tây Tạng, ở đây cũng có những người Tây Tạng đã đảm nhiệm kỹ năng này. Trong số đó, Jigme Taring và Tsarong Dzasa là những người rất nổi tiếng. Các nhiếp ảnh gia khác trước đó không được đánh giá đúng mức bao gồm cả Ngài Panchen Lama thứ 9 và Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 13. Giáo sư Harris đưa cho xem những bức ảnh đầy ấn tượng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong độ tuổi khoảng 3-4 tuổi vào năm 1939 tại Tu viện Kumbum và một bức ảnh khác của Ngài ở Dromo / Yathung vào năm 1951. Bà cũng cho xem một bức chân dung rõ ràng của Samding Dorje Phagmo, người mà Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cho là một vị nữ hóa thân cao quý nhất ở Tây Tạng. Ngài giải thích rằng bức ảnh của Ngài trên trang bìa của tạp chí Time khi Ngài thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959 là đã được chụp vào năm 1956.
Thánh Đức ĐLLM xem bài thuyết trình của GS. Clare Harris về nghệ thuật nhiếp ảnh trong thời kỳ đầu ở Tây Tạng tại Nhà Hiệu trưởng của trường Magdalen ở Oxford, Anh quốc vào 15 tháng 9, 2015. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Sự trình bày hấp dẫn của Giáo sư Harris bao gồm một vài hình ảnh đặc biệt cảm động. Một Demo Rinpoche đặc trưng, người đã phải hứng chịu những cuộc đấu tranh trong cuộc Cách mạng Văn hóa vào năm 1966 khi Ngài bị buộc phải lăng mạ tôn giáo của mình; lòng trung thành của Ngài đối với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma và sở thích của Ngài về nhiếp ảnh mà những người cộng sản Trung Quốc coi như một trò tiêu khiển của giới giàu sang. Bức ảnh cuối cùng mang tên “Đường đến Tây Tạng” đã được thực hiện bởi một nhiếp ảnh gia đương đại Tây Tạng tên là Jigme, người mà vào năm 2012 đã quyết định một cuộc đi bộ để trở lại quê hương của mình. Tại Mustang, còn 10 dặm nữa là đến điểm đích của mình, ông đã chụp bức ảnh ấy khi bị các nhà chức trách Nepal đưa ông quay trở lại.
Trong cuộc phỏng vấn với Richard Godwin của chương trình Tiêu chuẩn Buổi Tối, Ngài đã tiết lộ rằng mục tiêu chính của mình khi đến các nước như Anh quốc là để thúc đẩy các giá trị cơ bản của con như một nguồn hạnh phúc tuyệt hảo. Ngài cũng giải thích rằng Ngài không xem truyền thống tôn giáo này hay tôn giáo kia là mối phiền hà ít hay nhiều.
“Thay vào đó”, Ngài nói, “nếu bạn nghĩ rằng tôn giáo là một phần bản sắc của bạn, nhưng lại không thực hành nó một cách chân thành, thì điều đó sẽ không có hiệu quả lắm”.
Richard Godwin của của Chương trình “Tiêu chuẩn Buổi Tối” đang phỏng vấn Thánh Đức ĐLLM tại Oxford, Vương quốc Anh vào 15, tháng 9, 2015. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Khi được hỏi về cuộc khủng hoảng người tị nạn ở châu Âu, Ngài đã đồng ý rằng những người có khả năng thì nên giúp đỡ, nhưng nhấn mạnh rằng về mục tiêu lâu dài thì nên mang lại nền hòa bình cho quê hương của những người đã trốn rời khỏi đất nước. Nếu chỉ có chấp nhận những người tị nạn không thôi thì không phải là cách để giải quyết vấn đề.
Đối với sự ảnh hưởng của chính Ngài đã kiềm chế vấn đề bạo lực ở Tây Tạng như thế nào, Ngài nhớ lại cuộc trò chuyện với một người Tây Tạng mới đến từ Tây Tạng, 10 năm trước đã nói với Ngài rằng một số thanh niên Tây Tạng cảm thấy có nghĩa vụ phải tôn trọng tinh thần bất bạo động trong lúc Ngài còn sống. Ngài nói với ông ấy rằng điều quan trọng là nên tiếp tục duy trì quan điểm bất bạo động nhằm xây dựng cầu nối với nhân dân Trung Quốc. Ngài cũng làm rõ rằng điều mà Ngài quan tâm từ trước đến nay để phụng sự tha nhân là không những chỉ đảm bảo về vấn đề phúc lợi cho họ mà còn là để tránh làm tổn hại đến họ, đó chính là tiêu chuẩn của một cuộc sống có ý nghĩa.
Trong một cuộc phỏng vấn thứ hai, Oliver Harvey của tờ báo Mặt Trời đã tìm sự phản ứng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với khoản tiền lớn mà độc giả của tờ “Mặt Trời” đã đóng góp để giúp đỡ người tị nạn Syria. Ngài nói với ông:
“Rất tốt, không có việc gì khác để làm bằng việc nên giúp đỡ những người tuyệt vọng bằng bất cứ phương cách nào mà chúng ta có thể, tuy nhiên, điều quan trọng trong phương án lâu dài là mang lại sự hòa bình cho những vùng đất mà những con người ở đó phải chạy trốn. Đó là nơi mà họ cần được ở đó để sinh sống. Nhân dân Tây Tạng chúng tôi cũng là những người tị nạn và mục tiêu của chúng tôi là cuối cùng sẽ quay trở về và xây dựng lại những gì đã bị phá hủy trong tổ quốc chúng tôi”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng với Oliver Harvey của tờ báo “Mặt Trời” trong cuộc PV của họ ở Oxford, Anh quốc vào 15, tháng 09, 2015. Ảnh/ Jeremy Russell/ VPĐLLM |
Khi tham gia vào cuộc đối thoại với ISIS, Ngài nói rằng Ngài đã nhiều lần kêu gọi người Hồi giáo Ấn Độ nên can thiệp và kích động cuộc đối thoại giữa các bên tham chiến.
Harvey hỏi về chuyến viếng thăm của Ngài đến Liên hoan Glastonbury vào đầu năm nay và Ngài có thích âm nhạc hay không. Ngài nói rằng Ngài ít quan tâm đến âm nhạc như vậy, nhưng thực sự đánh giá cao bầu không khí tuyệt vời giữa những người cùng nhau thưởng thức âm nhạc. Nhắc đến việc Nữ hoàng đã trở thành vị quốc vương trị vì lâu nhất, Ngài nói rằng Ngài đã quen thuộc với những bức ảnh của Bà và người em gái - công chúa Margaret, Ngài đã vui vẻ “Chúc mừng” Bà. Cuối cùng, được hỏi Ngài thích gì về Anh quốc, Ngài quan sát thấy rằng kể từ khi sự can thiệp của Raj của Anh quốc vào Tây Tạng, một kết nối cảm xúc mạnh mẽ đã tồn tại giữa hai quốc gia.
Tại trường Cao đẳng St Anne, Ngài đã nói chuyện với một nhóm hơn 50 sinh viên Trung Quốc. Ngài phát thảo về ba cam kết của mình, thúc đẩy hạnh phúc cho tất cả nhân loại, khuyến khích của sự hòa hợp giữa các tôn giáo, và - là một người Tây Tạng, bảo tồn ngôn ngữ Tây Tạng và kiến thức phong phú của Phật giáo Tây Tạng. Ngài nhấn mạnh kiến thức sâu sắc về tâm thức và cảm xúc được chứa đựng trong truyền thống Nalanda.
Thánh Đức ĐLLM nói chuyện với sinh viên Trung Quốc tại trường Cao đẳng St Anne ở Oxford, Anh quốc vào 15 tháng 9, 2015. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
“Trung Quốc là một quốc gia theo truyền thống Phật giáo, tôi đã nhìn thấy nhiều ngôi chùa và những nơi Thánh tích ở đó khi tôi đến viếng thăm vào năm 1954-1955. Ngày nay, có được khoảng 400 triệu Phật tử Trung Quốc, nhiều người trong số đó đã chia sẻ mối quan tâm đối với việc bảo tồn Phật giáo Tây Tạng. Tôi thường nói rằng về phương diện lịch sử, người Hán và dân tộc Tây Tạng có thể và nên là những người bạn bè của nhau.
Khi được hỏi lại một lần nữa rằng, Phật giáo Tây Tạng sẽ tồn tại như thế nào nếu không có sự tái sinh trong tương lai của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma; Ngài chỉ ra rằng, giáo huấn của Đức Phật đã phát triển mạnh mẽ qua hai ngàn rưỡi năm mà không có bất kỳ sự tái sinh nào của Đức Phật. Tương tự như vậy, giáo lý của Ngài Long Thọ vẫn được phổ biến rộng rãi về sau mặc dù Ngài không hề tái sanh. Ngài nói rằng Phật giáo đã được truyền vào Tây Tạng từ thế kỷ thứ 7 và đã bắt rễ vững chắc mà không cần có sự hiện diện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.
Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với cách thức mà người Hán làm việc chăm chỉ và quyết tâm duy trì ngôn ngữ và văn hóa của họ tại bất cứ nơi nào họ đang ở trên thế giới. Ngài cho biết, tiếng Tây Tạng là ngôn ngữ phù hợp nhất hiện nay cho việc giải thích tư tưởng Phật giáo, nếu xem việc bảo tồn ngôn ngữ Tây tạng là một hành động “ly khai” thì quả thật là một tâm trí hết sức hẹp hòi. Ngài khuyến khích các thính chúng của mình rằng, để trở thành người Phật tử của thế kỷ 21 thì cần phải biết Phật, Pháp, Tăng là gì.
Thánh Đức ĐLLM và Ngài Rowan Williams chào hỏi nhau khi Ngài đến trường Magdalene ở Cambridge, Vương quốc Anh vào 15 tháng 9, 2015. Ảnh / Ian Cumming |
“Hãy lưu tâm lời khuyên của Đức Phật! Không chấp nhận lời dạy của Ngài đơn giản chỉ vì Ngài đã dạy nó. Hãy nghiên cứu nó và kiểm tra nó! Hãy thử nghiệm nó với một tinh thần khoa học!”.
Sau khi trở lại Trường Magdalen để dùng bữa trưa, Ngài đã có một cuộc phỏng vấn ngắn cho một phim tài liệu về sự biến đổi khí hậu ở Sofia Stril-Rever. Sau đó Ngài đi bằng trực thăng đến Cambridge. Về đến Nhà nghỉ của Hiệu trưởng trường Magdalene, Ngài được chào đón nồng nhiệt bởi vị chủ nhà - Ngài Rowan Williams. Họ gặp nhau một thời gian ngắn để bàn bạc về các cuộc thảo luận cho những ngày sắp tới trước khi Ngài nghỉ ngơi qua đêm.