London, Anh quốc, 20 tháng 9 năm 2015 - Khi phóng viên đài BBC Clive Myrie đến phỏng vấn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sáng nay, nhiều câu hỏi của cậu ta liên quan đến sự khủng hoảng về người tị nạn mà châu Âu đang phải đương đầu. Cậu ta muốn biết liệu trong sự thể hiện thái độ thờ ơ và phản đối, không có sự thiếu vắng một cách chung chung về lòng từ bi đấy chứ. Ngài trả lời:
“Đó là về sự nghi ngờ và ngờ vực. Chúng ta phải tìm hiểu làm thế nào để mang lại hòa bình và hòa giải cho những nơi đã xung đột bạo lực khiến cho những người này tìm kiếm một sự lựa chọn khác”.
Clive Myrie của đài BBC phỏng vấn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại London, Anh quốc vào 20 tháng 9, 2015. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
Khi Myrie dẫn lời cựu Tổng Giám Mục George Carey ủng hộ việc sử dụng vũ lực quân sự, Ngài nói rằng: “Ông ta có quan điểm riêng của mình. Tôi không nhìn thấy những điểm này trong cách như vậy”.
Myrie ám chỉ rằng có những thanh niên Tây Tạng cảm thấy rằng phương án bất bạo động đã thất bại trong sự nghiệp của họ. Ngài phản đối rằng họ cũng được quyền có ý kiến của họ, nhưng điều đó không đúng khi nói rằng Phương pháp Trung đạo đã thất bại khi nó kéo dài được sự tiếp tục ủng hộ và ngưỡng mộ từ những công dân Trung Quốc. Ngài nói rằng nhiều người Trung Quốc đã đến gặp Ngài để xin lỗi về những gì đã xảy ra ở Tây Tạng.
Khi được hỏi về cuộc biểu tình ủng hộ Shugden, Ngài trả lời rằng những người có liên quan cần phải nghiên cứu nhiều hơn và không để cho mình bị bức bách bởi sự tức giận khiến che mờ đi óc xét đoán của mình. Ngài đề nghị họ đi đến miền Nam Ấn Độ và xem các tu viện trong các khu định Tây Tạng nơi có khoảng 2.000 nhà sư thực hành pháp đó mà không hề bị gò bó gì cả.
Ngài phủ nhận rằng Ngài thất vọng vì không được gặp Thủ tướng David Cameron trong chuyến viếng thăm này, nói rằng mình không có chương trình nghị sự chính trị. Ngài nhắc lại rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 15 có được tìm kiếm và tìm thấy hay không sẽ phụ thuộc vào sự mong muốn của nhân dân Tây Tạng. Ngài bày tỏ sự đồng tình rằng, khi Ngài có sự tái sanh ở một nơi nào khác thì có thể đó sẽ là phụ nữ.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với anh em nhà Hinduja trước khi phát biểu tại trú xứ của họ ở London, Anh quốc vào 20 tháng 9, 2015. Ảnh / Ian Cumming |
Tiếp theo Ngài đã được chào đón bởi các doanh nhân, các anh em Hinduja - Srichand, Gopichand, Prakash và Ashok - tại nhà của họ ở Carlton Terrace. Ngôi Biệt thự lớn này đã từng được sử dụng bởi Thủ tướng Chính phủ của Nữ hoàng Victoria, William Gladstone. Ngài khẳng định trong sự hội tụ của một gia đình nhỏ này rằng, bất cứ nơi nào Ngài đến Ngài đều mang theo thông điệp của “ahimsa” hoặc “bất bạo động” và “hòa hợp giữa các tôn giáo” của Ấn Độ. Ngài đã được giới thiệu với một nhóm khoảng 100 nhà lãnh đạo chính trị và doanh nghiệp Ấn Độ bởi Bà Mohini Kent Noon - người đã nói rằng họ đã cảm thấy vinh dự biết bao khi được có Ngài đến viếng thăm. Cô đề cập đến sự cống hiến kiên định của Ngài đối với tinh thần bất bạo động, giải thích rằng trong khi có thể có những người nóng nảy, nhưng không hề có những người khủng bố Tây Tạng.
Ngài trả lời qua sự nhận xét rằng các truyền thống Hindu, Kỳ Na Giáo và Phật giáo truyền thống đều có sự thực hành chung về giới, định và tuệ; điều khác biệt duy nhất là Đức Phật dạy “anatman”, không có sự tồn tại của một cái ngã độc lập. Ngài cho biết là Ngài tự coi mình là một “đứa con trai của Ấn Độ” bởi vì bộ não của Ngài được chứa đầy tư tưởng Nalanda; và cơ thể của Ngài đã được nuôi dưỡng quá lâu nhờ gạo và dal của Ấn Độ.
Khi được hỏi Ngài có nghĩ rằng có những người ác trong thế giới hay chỉ là có một số người bị lầm lạc; Ngài trả lời:
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với các nhà doanh nhân và chính trị gia của Ấn Độ tại nơi cư trú của người anh em của Hinduja ở London, Anh quốc vào 20 tháng 9, 2015. Ảnh / Ian Cumming |
“Chỉ là bị lầm lạc. Chúng ta không thể tìm thấy những trẻ con xấu ác. Đó là khi người ta trưởng thành thì họ có những cư xử tồi tệ. Con người là một loại động vật xã hội. Tình yêu thương đã mang chúng ta đến với nhau. Cho dù thế giới có đang ngày càng trở nên tốt hơn hay không, thì chúng ta cũng có thể nói rằng ngày càng có nhiều người nhận thức được tầm quan trọng của sự bình an trong nội tâm.
Đối với câu hỏi về chiêm tinh học, Ngài trả lời rằng Ngài không biết, nhưng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ V là một nhà chiêm tinh học thông thái, Ngài đã đưa ra nhận xét rằng vào ngày kiết tường của ngày sinh của Ngài, đã có hàng ngàn con chó cũng đã được chào đời.
Sau bữa cơm trưa do Bà Mohini Kent Noon và Hội Hinduja chiêu đãi, Ngài rời nơi đó để đến Nhà hát Coliseum, và đã nói chuyện với khoảng 2300 khán giả nhân lễ kỷ niệm “Ngày Ấn Độ - Bất Bạo Động”. Trong phần giới thiệu về sự kiện này, người ta đã giải thích rằng “ahimsa” có nghĩa là không gây tổn hại và Ngài xem đó là lòng từ bi trong hành động.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu trong lễ kỷ niệm Ngày Ấn Độ - Bất Bạo Động” tại London Coliseum ở London, Anh quốc vào 20 tháng 9, 2015. Ảnh / Ian Cumming |
Ngài bắt đầu: “Anh chị em thân mến! Tất cả mọi người đều như nhau. Chúng ta giống nhau về phương diện tinh thần, thể chất và tình cảm. Chúng ta đều trải nghiệm qua những cảm xúc tích cực và tiêu cực. Bản chất con người cơ bản của chúng ta là từ bi, và chính lòng từ bi đã mang con người lại với nhau. Trong cuộc sống hàng ngày của mình, chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi ai đó mỉm cười và đối xử tình cảm với chúng ta. Nhưng nếu họ nhăn nhó, chúng ta cảm thấy không thoải mái. Đây là một dấu hiệu cho thấy chúng ta cần bạn bè. Tình bạn không phụ thuộc vào sự nổi tiếng, tiền bạc hay sức mạnh vật chất. Nó dựa trên sự tin tưởng và lòng tin tưởng phụ thuộc vào tình cảm và lòng yêu thương. Vì vậy, tình yêu và tình cảm là quan trọng nếu chúng ta muốn sống một cuộc sống hạnh phúc. Và mục đích của cuộc sống là để được vui vẻ và hạnh phúc”.
Khán giả đáp lại lời nhận xét cuối cùng bằng những tràng vỗ tay nồng nhiệt. Ngài nói tiếp:
“Nhiều vấn đề mà chúng ta chúng ta đang đối mặt hôm nay là do chính chúng ta tạo nên. Tại sao vậy? bởi vì chúng ta có xu hướng chú ý quá nhiều đến sự khác biệt thứ yếu giữa chúng ta. Ta nhấn mạnh sự khác biệt về quốc tịch, chủng tộc, màu sắc và đức tin, cho dù chúng ta giàu hay nghèo. Chúng ta bỏ qua một thực tế rằng về cơ bản chúng ta đều là những con người, tất cả mọi người đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc. Và vì thế, điều mà chúng ta nên làm là giúp đỡ lẫn nhau.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói chuyện với 2300 khán giả nhân kỷ niệm “Ngày Ấn Độ - Bất Bạo Động” tại London Coliseum
ở London, Anh quốc ngày 20 tháng 9, 2015. Ảnh / Ian Cumming |
Trong quá khứ, khi các quốc gia đi đến chiến tranh, họ tìm kiếm sự chiến thắng của riêng mình và mong đợi sự thất bại của đối phương. Thái độ này đã lỗi thời vì bây giờ chúng ta đã trở nên quá phụ thuộc lẫn nhau. Trong sự đánh bại người hàng xóm của mình; là chúng ta sẽ hạ gục chính mình. Trong thế giới ngày càng toàn cầu hóa của chúng ta, sự thay đổi về khí hậu và nền kinh tế toàn cầu đã không bị giới hạn bởi biên giới quốc gia, chúng ảnh hưởng đến tất cả chúng ta. Tôi thường chỉ ra rằng thế kỷ 20, bên cạnh nhiều sự phát triển lớn lao của nó, là thời kỳ bạo lực và đổ máu. Chúng ta cần có thế kỷ 21 là một kỷ nguyên của hòa bình. Chúng ta cần có một phương pháp nhân đạo hơn đối với sự xung đột và tìm cách giải quyết nó thông qua đối thoại thay vì phải dùng đến vũ lực”.
Ngài khẳng định rằng cam kết đầu tiên của Ngài là thúc đẩy hạnh phúc của nhân loại. Cam kết thứ hai, Ngài cho biết, là một tu sĩ Phật giáo thì cần phải nuôi dưỡng sự hòa hợp giữa các tôn giáo. Ngài mô tả tôn giáo có ba khía cạnh: tôn giáo, triết học và văn hóa. Khía cạnh tôn giáo bao gồm các thông điệp của tình yêu thương, lòng từ bi, sự khoan dung và ý thức tự giác; các truyền thống tôn giáo đều có chung tất cả những thông điệp này. Các khía cạnh triết lý, niềm tin vào một đấng sáng tạo hay luật nhân quả, là những phương tiện khác nhau để tăng cường sự thực hành của tình yêu thương và lòng từ bi. Trong bối cảnh "bất bạo động" này liên quan đến hành động của thân và khẩu, nhưng ranh giới nằm ở chất lượng về động cơ của chúng ta, điều này liên quan đến tâm thức của chúng ta.
Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình đối với truyền thống cổ xưa của Ấn Độ về 'ahimsa' (bất bạo động) và sự hài hòa giữa các tôn giáo, chứng minh cho thế giới thấy rằng các truyền thống tôn giáo khác nhau có thể sống bên nhau trong hòa bình và tôn trọng. Ngài nói rằng cộng đồng người Ấn ở những nơi như Vương quốc Anh có một trách nhiệm để phát huy những truyền thống cổ xưa này và thể hiện cho được sự thích hợp của chúng trong thế giới ngày nay.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời các câu hỏi của khán giả trong suốt buổi nói chuyện tại London Coliseum ở London, Anh quốc vào 20 tháng 9, 2015. Ảnh / Ian Cumming |
Trả lời câu hỏi từ phía khán giả Ngài nói rằng “bất bạo động” không rơi từ trên trời xuống; nói đến từ sự trau giồi bên trong một trái tim ấm áp nhân hậu. Khi được hỏi liệu có khi nào mà ngay cả tình huống “ahimsa” sẽ không còn thích hợp nữa, Ngài trả lời rằng “bất bạo động” và “không gây hại” là những giải pháp thích hợp cho bất kỳ vấn đề nào của nhân loại. Khi một thành viên của khán giả hỏi làm thế nào để đối phó với sự hiếp dâm và giết người của bạn của cô ta, Ngài nói:
“Hãy tự hỏi mình nếu trở nên tức giận sẽ giải quyết được vấn đề và làm cho nó trở nên tốt hơn. Giận dữ và cảm xúc của sự trả thù chỉ quấy rầy sự bình yên trong tâm thức của bạn mà thôi. Bậc Đạo Sư thế kỷ thứ VIII của Ấn Độ - Ngài Tịch Thiên - đã cho một lời khuyên mà tôi thấy thực tế và thực tiễn. “Nếu có một cách để giải quyết vấn đề, thì không cần phải lo lắng gì về điều đó cả; và nếu không có cách nào để giải quyết vấn đề ấy thì sự lo lắng cũng sẽ chẳng giúp ích được gì!”.
Khi một người phụ nữ trẻ thét lên một câu hỏi liên quan đến việc thực hành Shugden và tự do tôn giáo, Ngài đã lắng nghe và cho rằng những người biểu tình cho việc này đã không biết toàn bộ câu chuyện này. Họ nên điều tra thêm về việc ấy. Ngài cho biết rằng Ngài cảm thấy tiếc cho sự thiếu hiểu biết của họ.
Cuối cùng, được hỏi về mục đích của cuộc sống, Ngài trả lời:
“Hạnh phúc và niềm vui là mục đích của cuộc sống”. Lại một lần nữa, cả nhà hát tràn ngập tiếng vỗ tay. “Nếu hành động của chúng mang lại niềm vui cho người khác, đó là điều rất tốt. Xin cám ơn”.