Thành phố Salt Lake, Utah, Hoa Kỳ, ngày 21 tháng 6 năm 2016 - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến thăm Viện Ung thư Huntsman, một phần của Đại học Utah. Hiệu trưởng của trường Đại học - David Pershing và Giám đốc của Viện Ung thư Huntsman - Tiến sĩ Mary Beckerle đã cung đón Ngài khi Ngài quang lâm. Họ hộ tống Ngài vào Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Huntsman để có một cuộc gặp gỡ với các bác sĩ, các săn sóc viên và những bệnh nhân đã được phục hồi. Tiến sĩ Beckerle nói với Ngài rằng, khi người ta sống lâu hơn thì có nhiều sự cố của bệnh ung thư, nhưng cũng có nhiều trường hợp được chữa khỏi và được sống sót. Cô giới thiệu về những nhân viên của mình, hai người trong số đó là người Tây Tạng, các săn sóc viên và những bệnh nhân cũ.
Được thỉnh cầu để ban lời khuyên, Ngài nói:
Thánh Đức ĐLLM gặp gỡ các bác sĩ, săn sóc viên và những bệnh nhân đã được phục hồi tại TT Nghiên cứu Ung thư Huntsman ở TP Salt Lake, Utah vào 21 tháng 6, 2016. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
“Bệnh tật là một phần trong cuộc sống của chúng ta. Người ta đến bệnh viện là để điều trị. Y học là một trong năm ngành khoa học của nghiên cứu Phật giáo cổ điển. Chăm sóc cho người khác là công việc của các vị Bồ Tát và tôi rất cảm kích những vị đã thực hiện hạnh nguyện đó. Ung thư là căn bệnh nghiêm trọng; và thật tuyệt vời khi quý vị có thể giúp người ta vượt qua được nó. Một khía cạnh quan trọng của sự phục hồi là luôn duy trì được niềm hy vọng và quyết tâm, nhưng thái độ của bác sĩ cũng tạo ra được một sự khác biệt. Người Tây Tạng chúng tôi có câu châm ngôn rằng, một bác sĩ có tay nghề cao, nhưng thiếu lòng từ bi, trong khi bạn đồng hành của ông ta là người có ít kỹ năng, nhưng có tấm lòng nhiệt tình nhân hậu thì sẽ có hiệu quả hơn. Thật sự rất lợi ích khi thể hiện cho bệnh nhân thấy được lòng từ bi và tình cảm yêu thương của mình dành cho họ. Theo kinh nghiệm của riêng tôi, khi các bác sĩ hoặc các chăm sóc viên làm nhiệm vụ của mình mà không tươi cười hoặc không thể hiện chút tình cảm nào, nó sẽ khiến cho bạn sợ hãi, trong khi đó, điều rất quan trọng là làm cho bệnh nhân cảm thấy thoải mái dễ chịu”.
Khi được thỉnh cầu để ban phước lành cho các cơ sở hạ tầng và những bệnh nhân, Ngài đã giải thích một hơi dài về sự hoài nghi của mình. Ngài gợi ý rằng, đối với các bác sĩ và những săn sóc viên, sống một cuộc sống có ý nghĩa và làm công việc của họ một cách chân thành - đó chính là nguồn phước lành thực sự. Và điều đó cũng xảy ra khi mang lại một cảm giác thực sự hài lòng cho bản thân cá nhân. Vì Tiến sĩ Beckerle đã đề cập rằng sự thực hành chánh niệm được sử dụng ngày càng tăng trong việc điều trị, nên Ngài gợi ý rằng nhóm nên cùng nhau lặng lẽ thiền định. Trên đường rời khỏi Viện Ung Thư, Ngài đã gặp gỡ và an ủi nhiều bệnh nhân đang điều trị.
Trở về khách sạn, Ngài đã dành thời gian trò chuyện với Thống đốc của Utah - Gary Herbert và phu nhân của Thống đốc trước khi cùng họ dùng bữa trưa với 250 người khách khác. Thống đốc đã nhấn mạnh rằng ông đã cảm thấy vinh dự như thế nào khi có được sự hiện diện của Ngài. Thống đốc mời Mục sư Scott Hayashi để cúng dường lời cầu nguyện. Khi tất cả mọi người đã dùng bữa xong, Thống đốc Herbert giới thiệu Ngài như là một biểu tượng sống của anh em trên thế giới, và thống đốc thỉnh cầu Ngài phát biểu.
Thánh Đức ĐLLM phát biểu tại một buổi tiệc được tổ chức bởi Thống đốc của Utah - Gary Herbert ở TP Salt Lake, Utah vào 21 tháng 6, 2016. Ảnh / Thom Gourley |
Ngài bắt đầu, “Bất cứ nơi nào tôi có cơ hội để nói chuyện, tôi đều bắt đầu bằng cách nhìn tất cả các thính giả đều như những anh chị em của mình. Tôi tin rằng nếu chúng ta nghĩ rằng 7 tỷ người đang sống hôm nay đều như những anh chị em của chúng ta, thì rất nhiều các vấn đề mà chúng ta phải đối mặt - sẽ biến mất. Về cơ bản, tất cả chúng ta đều là những con người như nhau. Chúng ta đều muốn có một cuộc sống hạnh phúc và tất cả chúng ta đều có quyền được sống như vậy”.
Ngài đã thảo luận về ba cam kết của mình; cam kết giúp mọi người trở nên ý thức hơn về vai trò của các giá trị của con người trong việc theo đuổi hạnh phúc; cam kết thứ hai của Ngài là việc thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, hãy nhớ rằng tất cả các truyền thống tôn giáo đều truyền đạt một thông điệp tương tự về tình thương yêu và lòng từ bi - mặc dù những quan điểm triết học của họ khác nhau. Một lần nữa Ngài bác bỏ những lời nói vu vơ liên kết những người Hồi giáo với bạo lực và quân sự. Ngài đề cập đến các cộng đồng Hồi giáo sống ở các vùng lân cận nơi sinh của Ngài ở miền Đông Bắc Tây Tạng, và những người khác sống ở Lhasa - tất cả họ đều là những người tử tế. Ngài nhắc lại rằng, Ngài nghĩ rằng sẽ là sai lầm khi ám chỉ “những kẻ khủng bố Hồi giáo” vì đó cũng chính là ám chỉ “những kẻ khủng bố Phật giáo”. Ngài cho biết, một kẻ khủng bố chỉ là kẻ khủng bố; và rằng nếu họ làm hại đến những người khác thì họ đã không còn thật sự thuộc về tôn giáo của họ nữa.
Ngài nói về cam kết thứ ba - vì 99% người dân Tây Tạng ở Tây Tạng đã đặt niềm tin vào Ngài trong suốt 60 năm qua, Ngài cảm thấy phải có trách nhiệm bảo vệ nền văn hóa phong phú, ngôn ngữ và môi trường tự nhiên của Tây Tạng.
Trong buổi chiều tại trường Đại học Utah, trước khán giả của 12.000 người, Hiệu trưởng David Pershing dâng tặng Ngài chiếc Huy chương của Hiệu trưởng thay cho công việc của Ngài để tạo ra một thế giới tốt hơn; và kính tặng Ngài chiếc mũ lưỡi trai để bảo vệ đôi mắt của mình. Trong bài phát biểu, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhắc lại rằng tất cả chúng ta đều là những con người như nhau.
“Nếu bạn nghĩ về người phát biểu này là một người đặc biệt, thì những gì tôi nói sẽ không còn liên quan lắm. Nhưng nếu bạn phản ánh rằng tất cả chúng ta về cơ bản đều giống nhau, thì những gì tôi nói, có thể sẽ có chút lợi ích. Khi chúng ta được sinh ra và khi chúng ta chết, trên thực tế khi chúng ta đến bệnh viện nữa, đều không có chỗ cho thủ tục hình thức. Hình thức là một loại giam cầm, giống như một con nhện bị bắt trong mạng lưới của chính mình.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Đại học TT Huntsman Utah ở TP Salt Lake, Utah vào 21 tháng 6, 2016. Ảnh / Thom Gourley |
"Chúng ta đã cầu nguyện cho sự hòa bình cả 1000 năm nay mà không có nhiều thành công. Chúng ta cần phải hỏi người đó là ai - những người vi phạm hòa bình và tạo ra cuộc xung đột bạo lực; và câu trả lời là - chúng ta đã làm”.
Ngài nói rằng điều quan trọng là phải hiểu rằng - trừ khi chúng ta thay đổi hành vi của mình, bằng không thì những rủi ro từ thế kỷ 21 sẽ là khoảng thời gian đau đớn và đổ máu cũng như thế kỷ 20 - một kỷ nguyên mà trong đó có 200 triệu người chết trong cuộc xung đột bạo lực. Tại châu Âu - nơi mà 100 năm trước Pháp và Đức coi nhau như kẻ thù của họ, thì de Gaulle và Adenauer đã thiết lập thành Khối Liên Minh châu Âu EU. Do đó, hòa bình đã chiếm ưu thế ở châu Âu trong 70 năm. Ngài nói rằng BBC đã cho biết rằng ngày càng có nhiều người trẻ ngày nay đã coi mình là công dân chủ yếu của toàn cầu; đó là một dấu hiệu đáng khích lệ.
Ngài nói rằng những gì chúng ta cần bây giờ là ý thức về nguyên tắc đạo đức được xây dựng trên kinh nghiệm chung, cảm giác thông thường và phát hiện khoa học. Nếu những người trẻ tuổi có thể được giáo dục trong các giá trị của nguyên tắc đạo đức đó và hiểu rằng không thể có hòa bình thế giới, trừ khi mỗi cá nhân phải phát triển sự hòa bình bên trong, thì sẽ có hy vọng về một thế giới hòa bình hơn hạnh phúc hơn trước khi kết thúc thế kỷ này.
Thánh Đức Thánh Cha nói ngắn gọn bằng tiếng Tây Tạng cho những khán giả Tây Tạng, thừa nhận rằng đây là một trong những giai đoạn khó khăn nhất trong lịch sử lâu dài của Tây Tạng. Nó cũng là giai đoạn của cơ hội cho những người lưu vong, trong khi đó, ở Tây Tạng tinh thần của người Tây Tạng vẫn còn duy trì rất mạnh mẽ. Đồng thời, Ngài thừa nhận rằng những người đã tạo dựng ngôi nhà hiện tại của họ ở Thành phố Salt Lake này là những người may mắn và đã có một sự lựa chọn rất tốt.
Trở lại nói bằng tiếng Anh, Ngài nhấn mạnh rằng các cá nhân có thể làm nên một sự khác biệt. Nếu người nào nuôi dưỡng sự an bình trong nội tâm thì bản thân họ sẽ có một sự ảnh hưởng có lợi đối với chính gia đình của họ. Những gia đình như thế sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng của họ và mở rộng ra đến thế giới. Ngài đề cập rằng, số lượng những thành phố của Mỹ tuyên bố là thành phố của lòng nhân ái hay thành phố của từ bi là điều rất đáng khích lệ.
Khi được hỏi liệu Ngài có hy vọng để trở về quê nhà trong kiếp này hay không, Ngài đã trả lời:
“Hầu hết chúng tôi dều hy vọng rằng sẽ có một ngày có cuộc hội ngộ của những người Tây Tạng lưu vong và các anh chị em của chúng tôi ở Tây Tạng. Tôi vẫn lạc quan”.