Thiksey, Ladakh, J & K, Ấn Độ, 10 tháng 8 năm 2016 - Sáng nay, trên đường đến địa điểm tổ chức thuyết giảng tọa lạc bên dưới của Tu viện Thiksey, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chào mừng những người dân địa phương khi họ đang chờ đón để được gặp một cái nhìn thoáng qua của Ngài. Sau khi đã an tọa trên Pháp tòa, Ngài nói với Hội chúng:
"Thông thường, khi tôi thuyết Pháp, tôi thường thực hiện qua hai bước. Đầu tiên, tôi giới thiệu khái quát và sau đó tôi sẽ giải thích phương pháp thực hành như thế nào. Hôm nay, tôi đã chọn để giảng về bản trước tác cao quý của Ngài Long Thọ “Luận giải về Bồ Đề Tâm” (tiếng Sanskrit: Bodhichittavivarana) bằng cách giới thiệu, tiếp theo là “Đèn soi Nẻo Giác” (Skt: Bodhipathapradipa) của Ngài Jowo Atisha Dipamkara Shrijnana.
Một quang cảnh tại sân bãi thuyết pháp của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, nó tọa lạc bên dưới Tu Viện Thiksey, ở Ladakh, J&K, Ấn độ vào ngày 10, tháng 8, 2016. Ảnh/Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Ngài nhắc nhở khán giả rằng không phải họ tập hợp lại đây để xem một chương trình biểu diễn hoặc đơn giản là để tụng kinh và niệm chú.
“Vì quý vị đã tập hợp ở đây để lắng nghe một bài giảng về Phật Pháp, thế nên quý vị cần phải hiểu rằng từ “Pháp” ngụ ý cho sự chuyển hóa tinh thần bên trong của chúng ta bằng cách đưa Giáo Pháp vào thực hành. Đây là điều mà những người Hồi giáo anh em của chúng ta đã nêu ra một cách chính xác vào ngày hôm qua. Quý vị không thể mong đợi sự chuyển hóa như vậy chỉ trên cơ sở ước mong hoặc cầu nguyện. Nó sẽ chỉ xảy ra bằng cách kết hợp Giáo pháp với bên trong chúng ta. Nguồn gốc các vấn đề rắc rối của chúng ta chính là những cảm xúc phiền não của mình. Vì tất cả chúng ta đều muốn được hạnh phúc và tránh xa khổ đau, nên chúng ta cần phải biết điều gì cần phải từ bỏ và những gì cần phải được trau giồi để thực hiện những tâm nguyện của mình. Để mang lại một sự chuyển hóa, chúng ta cần phải áp dụng Giáo lý vào bên trong tâm của chính mình; và để làm được điều đó, chúng ta cần phải lắng nghe và tìm hiểu những gì liên quan đến. Trước tiên, tất cả chúng ta hãy tụng những bài kệ có liên quan đến việc quy y Tam Bảo và phát Bồ Đề Tâm:
Con xin quay về nương tựa Phật, Pháp, và Thánh Tăng
Cho đến ngày con đạt được Giải thoát Giác Ngộ
Nguyện nhờ trí tuệ và công đức của sự Bố Thí và vân..vân
Nguyện con được Giác Ngộ vì lợi ích của tất cả chúng sinh!
Sau khi giải thích tầm quan trọng của sự thiết lập một động cơ thích hợp cho việc nghe thuyết Pháp, Ngài nhấn mạnh rằng Phật tử ngày nay cần phải là Phật tử của thế kỷ 21. Điều này có nghĩa là phải hiểu biết giáo huấn của Đức Phật là gì, ngay cả trong bối cảnh của sự phát triển vật chất nhanh chóng.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trong ngày thuyết giảng đầu tiên của Pháp hội hai ngày của Ngài ở Thiksey, Ladakh, J&K, Ấn độ vào ngày 10, tháng 8, 2016. Ảnh/Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Bắt đầu đọc “Luận giải về Bồ Đề Tâm” của Bồ tát Long Thọ, Ngài nói rằng không có sự truyền thừa về Luận giải của bản văn này. Tuy nhiên, Ngài đã nhận được một sự truyền thừa về đọc nó từ Ngài Kyabje Rizong Sras Rinpoche, Pháp Chủ hiện tại của truyền thống Gelug, người mà Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã xem là một trong những Sư Phụ của mình. Ngài nhận xét rằng thật đáng buồn khi những luận thuyết như thế này mà thường chỉ được đạt trên bàn thờ của chúng ta như là đối tượng của sự tôn trọng thờ phụng chứ không phải được đưa xuống để đọc. Ngài cố tình thỉnh cầu Rizong Rinpoche truyền lại bản văn này cho Ngài để Ngài có thể thuyết giảng nó và những người khác sẽ đọc nó.
Ngài cũng đề cập rằng một số học giả đã đặt câu hỏi về chức năng của bản Kinh này đối với Ngài Long Thọ, bởi vì không ai trong các môn đệ của Ngài, chẳng hạn như Phật Hộ, Thanh Biện, hoặc Nguyệt Xứng, đề cập đến nó trong luận thuyết triết học của họ. Tuy nhiên, trong “Đèn Sáng” (Pradipoddyotana) của mình, Ngài Nguyệt Xứng giải thích về các phần trích dẫn đầu trong bản văn từ quan điểm của giai đoạn hoàn thành của Mật tông Bí Mật Tập Hội. Ngài giải thích những dòng này theo thuật ngữ của sáu thay thế và bốn phương thức, đó là cách giải thích các mật thừa trong truyền thống chú giải Thánh Kinh của Ấn Độ. Tuy nhiên, Ngài Long Thọ không quan tâm đến điều này bằng sự hiểu biết mật tông của tâm chủ thể của ánh quang minh; mà là với đối tượng của ánh quang minh, nói cách khác, một sự hiểu biết về Tánh Không từ quan điểm Trung Quán Cựu Duyên (Prasangika-Madhyamika).
Mặc dù Ngài chủ yếu đọc lướt qua những bài Kệ trong “Luận Giải”, nhưng thỉnh thoảng Ngài trụ lại một lát ở những phần trích dẫn ban đầu của Chương Phật Tỳ Lô Xá Na, chương thứ hai của Bí Mật Tập Hội (Guhyasamaja Tantra), trong đó nói:Một quang cảnh từ khán đài trong lúc Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đang thuyết Pháp tại Thiksey, Ladakh, J&K, India vào ngày 10, tháng 8, 2016. Ảnh/Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Điều đó đã được nêu rõ rằng:
Không có tất cả các thực thể chân thật;
Hoàn toàn loại bỏ tất cả chủ thể và đối tượng,
Chẳng hạn như các uẩn, các đại và thức - trần;
Do sự nhất thể của pháp vô ngã,
Tâm thức là nguyên thủy chưa sanh;
Đó là bản chất của Không Tánh.
Ngài giải thích đoạn thơ này khi nói đến sự phản bác của một trường phái triết học đối với một trường phái triết học khác. Trong dòng đầu tiên, trường phái hiện thực Phật giáo, phái Phân Biệt Thuyết (Vaibhashika - Tỳ Ba Sa Luận) và các Đệ tử của Kinh Lượng Bộ (Sautrantika) bác bỏ ý tưởng của ngoại đạo về sự tồn tại của một cái ngã trường tồn, bất biến, duy nhất, độc lập; khẳng định rằng những yếu tố cấu tạo nên tinh thần và thể chất của một chúng sanh đều vô thường.
Bám chấp vào một quan niệm sai lầm về cái ngã như vậy không xảy ra một cách tự nhiên trong chúng sinh bình thường; nó chỉ đạt được thông qua lý luận. Các dòng thứ hai và thứ ba miêu tả về việc trường phái Duy Tâm (Chittamatrin) bác bỏ quan điểm của những người theo Thuyết Duy Thực về Vô Ngã, trong đó khẳng định rằng mọi thứ có một thực thể bên ngoài. Theo trường phái Duy Tâm, mọi thứ là một sự phản ánh của nhận thức của chúng ta và không có bất cứ thứ gì có một thực thể bên ngoài cả. Do đó, họ khẳng định về tánh Không mà “loại bỏ tất cả các tính hai mặt của chủ thể và đối tượng” và cho rằng “các uẩn, các đại và thức - trần” chỉ là những phản ảnh của tâm thức của chúng ta.
Tuy nhiên, sự giải thích về tánh Không của Duy Tâm là bất khả thi đối với quan điểm của Trung Quán (Madhyamika) vì sự “nhất thể” của tất cả các hiện tượng bên trong và bên ngoài đều không có bất kỳ một bản chất thật sự nào. Do đó, sự nhận thức - cũng giống như các đối tượng khác - là "vô ngã" vì nó phụ thuộc vào các yếu tố khác chẳng hạn như đối tượng của thức. Do đó, theo quan điểm Trung Quán, “Tâm thức là nguyên thủy chưa sinh” vì tâm thức và đối tượng của nó là phụ thuộc lẫn nhau. Chúng là như nhau “trong bản chất của tánh Không”; điều đó không có nghĩa là chúng không tồn tại gì cả, mà là chúng bắt nguồn từ sự phụ thuộc lẫn nhau và không có bất cứ một sự tồn tại độc lập cố hữu nào.
|
Chư Tăng Tây Tạng trong số khan giả đang theo dõi bài giảng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Thiksey, Ladakh, J&K, Ấn độ vào ngày 10, tháng 8, 2016. Ảnh/Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Liên quan đến sự bác bỏ của Trường phái Duy Tâm về sự tồn tại bên ngoài; Ngài đề cập đến việc vật lý lượng tử hiểu rằng không có gì tồn tại một cách khách quan cả. Ngài trích dẫn điều đó bằng lời nói rằng, bao lâu còn có một đối tượng thì bấy lâu vẫn còn có một người quan sát; nhưng khi không có người quan sát thì đối tượng không thể được cho là tồn tại. Điều này cũng tương tự như lý luận của “quan sát đồng thời của chủ thể và đối tượng” mà những người ủng hộ trường phái Duy Thức đã sử dụng để chứng minh rằng mọi thứ đều không có thực thể bên ngoài.
Tuy nhiên, trong trường phái Trung Quán với nhau, phái Y Tự Khởi (Svatantrika), các Hành giả của Du già Tông (Yogachara ~) và các Đệ tử của Kinh Lượng Bộ (Sautrantika ~), đã khẳng định sự tồn tại khách quan mà hoàn toàn bị từ chối bởi Trung quán Y tha Khởi. Họ cho rằng tất cả các quan niệm sai lầm của một danh tính khách quan trong sự kiện, con người và kinh nghiệm đều bị loại bỏ. Nếu ngay cả những đồ vật hóa hoặc cụ thể hóa nhỏ nhất vẫn còn tồn tại, thì nó sẽ không thể hòa tan các cảm xúc phiền não - mà bởi vì đó - chúng ta phải bị ràng buộc trong sinh tử luân hồi. Luân hồi là bắt nguồn từ những quan niệm sai lầm cơ bản rằng mọi thứ đều có sự tồn tại cố hữu, đó là cách mà chúng xuất hiện đối với tâm thức của chúng ta.
Ngài nhận xét rằng chủ đề chính của bản văn này là sự phát Bồ đề Tâm thông thường và Bồ đề Tâm tối thượng. Ngài nhấn mạnh sự trưởng dưỡng những Bồ Đề Tâm này trên cơ bản hàng ngày; bởi vì nếu không có chúng thì sự thực hành Pháp và thực hành các vị Thần Du Già sẽ không có ý nghĩa gì cả. Nếu Bồ đề tâm là sự thực hành chính yếu của chúng ta, thì tất cả mọi trở ngại sẽ được đoạn trừ và tất cả các đức hạnh sẽ được tích lũy. Nếu ta muốn đạt được quả vị Phật thì Bồ đề tâm thông thường của chúng ta cần phải được kết hợp bổ sung bằng sự hiểu biết về tánh Không. Nếu không có lòng vị tha của Bồ đề tâm, thì chúng ta chỉ có thể bước vào con đường của Thanh Văn, chứ không phải là con đường của một vị Bồ Tát.
Các tình nguyện viên vội vã phục vụ trà cho khan giả trong buổi thuyết giảng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ở Thiksey, Ladakh, J&K, Ấn độ vào ngày 10, tháng 8, 2016. Ảnh/Tenzin Choejor/VPĐLLM |
Sau khi hoàn thành việc ông đọc “Luận giải về Bồ Đề Tâm”; Ngài chuyển sang “Đèn soi Nẻo Giác”. Ngài kể lại những khó khăn chịu đựng của con cháu sau này của các hoàng đế Tây Tạng cổ xưa, Lha Lama Yeshi Ö và cháu trai của ông là Lha Lama Jangchub Ö, người đã trở thành công cụ trong sự thỉnh mời Ngài Atisha để khôi phục lại Phật giáo ở Tây Tạng trong thế kỷ thứ 11. Khi Jangchub Ö thỉnh cầu giảng dạy Giáo lý nào mà sẽ có lợi cho tất cả người Tây Tạng, Ngài Atisha đã trước tác “Đèn soi Nẻo Giác”.
Sau đó, tất cả các truyền thống Phật giáo Tây Tạng đã trước tác những bản văn noi theo mô hình của các Giai đoạn của Đạo Giác Ngộ. Trong truyền thống Nyingma có “Nghỉ ngơi trong Bản chất của Tâm thức” của Longchen Rabjampa; trong truyền thống Kagyu có “Trang Hoàng của Sự Giải Thoát” của Gampopa; và trong truyền thống Sakya có “Ba Tầm Nhìn” và vv. “Đại luận về các giai đoạn của Đạo Giác ngộ” của Je Tsongkhapa và phiên bản ngắn hơn của nó đã noi theo phong cách Atisha, ngoại trừ trong đó Ngài đã soạn thảo tỉ mỉ về Phần Trí Tuệ Đặc biệt trong cả hai Đại Luận và Trung Luận. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyến khích các thính giả hãy nghiên cứu năm bản văn lớn của Ngài Tsongkhapa về quan điểm Trung Đạo của tính Không triệt để: hai phần Trí tuệ Đặc biệt của những bản văn “các giai đoạn của Đạo Giác Ngộ” của Ngài; “Đại Dương của Lý Luận: Một Đại Luận Giải của Ngài Long Thọ”; “Trí Tuệ Cơ Bản”; “Sự Giải thích về Tư tưởng: Một Luận giải mở rộng về “Nhập Trung Quán Luận”; và “Luận giải Phân biệt về Ý nghĩa Tuyệt đối và Ý Nghĩa có thể giải thích được của Kinh Điển”.
Ngài đọc từ đầu của “Đèn soi Nẻo Giác” đến đoạn cuối của bài Kệ có liên quan đến những chúng sanh có căn cơ bậc Trung, và nói rằng Ngài sẽ hoàn thành việc giảng dạy vào ngày mai trước khi truyền Quán đảnh Trường thọ và sau đó là Lễ Cúng dường Cầu nguyện Trường thọ lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma.