New Delhi, Ấn Độ, 09 tháng 4 năm 2016 - Các hoạt động quần chúng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu hôm nay bằng một cuộc phỏng vấn với Anchal Vohra, Biên tập viên của Bộ Ngoại giao và Nguồn tin cậy thâm niên đối với CNN-IBN. Những câu hỏi của cô đã rất trực tiếp, cô bắt đầu bằng câu hỏi Ngài sẽ nói gì với các nạn nhân và thủ phạm của các vụ tấn công ở Paris và Bỉ nếu như Ngài gặp họ. Ngài trả lời rằng Ngài sẽ bắt đầu bằng cách chỉ ra rằng cả hai bên đều là con người và cả hai đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc và không muốn đau khổ. Ngài nói rằng sự kiện này không xảy ra một cách độc lập. Ngài xem họ như là triệu chứng của những sai lầm của thế kỷ 20.
Anchal Vohra phỏng vấn Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cho CNN-IBN ở New Delhi, Ấn Độ vào 09 tháng 4, 2016. Ảnh / Jeremy Russell / VPĐLLM |
"Lực lượng quân sự vào đầu thế kỷ 20 giống như một biểu tượng của niềm tự hào dân tộc. Các nhà lãnh đạo như các thành viên của hoàng gia sẽ là thành viên của quân đội. Công dân sẽ nghe theo lời kêu gọi huy động và họ cảm thấy tự hào khi được tham gia. Vào cuối thế kỷ 20, điều này đã thay đổi. Đã có sự phản đối trong cuộc chiến tranh ở Việt Nam. Sau đó, khi nó xảy đến với cuộc khủng hoảng Iraq, hàng triệu người trên thế giới bày tỏ sự phản đối chiến tranh. Nhiều người đã kết luận rằng bạo lực và hành động quân sự không phải là một giải pháp cho các vấn đề rắc rối. Ngay trong bản chất của bạo lực thì kết quả của nó đã không thể lường trước được, và thường thì bạo lực sẽ dẫn đến sự chống đối bạo lực”.
Vohra lại hỏi về những sai lầm của thế kỷ 20 là gì; và Ngài giải thích rằng đó là ý tưởng rằng bạo lực sẽ cung cấp cho một giải pháp, mà trong chiến thắng, kết quả tối ưu là sự hủy diệt của kẻ thù của bạn. Ngài nói rằng, hiện nay, chúng ta đang rất phụ thuộc lẫn nhau đến nỗi mà - nếu tiêu diệt kẻ thù của chúng ta thì cũng chính là ta đã gây ra sự thiệt hại cho chính mình. Thực tế đã thay đổi mà cách suy nghĩ của chúng ta thì vẫn theo mô hình cũ.
Khi được hỏi về cảm giác ngày càng tăng của sự bất khoan dung đối với thịt bò, Ngài trả lời rằng bất cứ ai cũng có thể tự do đi theo con đường mà họ tin tưởng, nhưng không thể mong đợi người khác cũng đi theo. Ngài nói rằng mặc dù là một Phật tử, những Ngài không nỗ lực để truyền bá Phật giáo. Ngài nhận xét rằng vì cả hai đều sử dụng Giới, Định, Tuệ (shila, shamatha và vipashyana), Ấn Độ giáo và Phật giáo cũng giống như anh em sinh đôi vậy. Điều khác biệt giữa họ chính là quan điểm của họ về ngã (atman) và vô ngã (anatman) mà thôi, nhưng - Ngài nói - bạn tin vào điều gì thì đó là vấn đề riêng tư của bạn. Ngài bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với cách hài hòa giữa các tôn giáo đã phát triển mạnh mẽ trong nhiều thế kỷ ở Ấn Độ và Ngài đề nghị rằng nó là một mô hình tốt cho các nước khác trong khu vực noi theo.
Trong sự trao đổi lâu dài về mối quan hệ của người Tây Tạng với các nhà chức trách Trung Quốc,Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhấn mạnh rằng người Tây Tạng có một nền văn hóa phong phú và có giá trị, được thể hiện chính xác nhất thông qua các ngôn ngữ Tây Tạng, và người Tây Tạng đang cố gắng để tiếp tục duy trì để nền văn hóa ấy được sống còn. Thật không may, những người bảo thủ của Cộng Sản Trung Quốc vẫn khăng khăng cố chấp khi nhìn thấy những sự nỗ lực ấy là biểu hiện của chủ nghĩa ly khai và tìm mọi cách để tiêu diệt. Mặt khác - Ngài nhận xét - khi hàng trăm triệu người dân thường của Trung Quốc vẫn tiếp tục sự quan tâm của họ đối với Phật giáo thì họ vẫn luôn đánh giá cao rằng Phật giáo Tây Tạng là một sự biểu hiện đích thực của truyền thống Nalanda.
Một nhóm học sinh hát lời thiêng liêng để mở đầu cho cuộc nói chuyện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại trường Springdales ở New Delhi, Ấn Độ ngày 09 tháng 4, 2016. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
Được mời đến Trường Springdales ở Đường Pusa, Ngài được đích thân Hiệu Trưởng Ameeta Wattal cung nghinh ngay tại cửa. Springdales là một cơ sở mà ngành giáo dục được coi như một kinh nghiệm học tập toàn diện nhằm giúp trẻ em phát triển những phẩm chất của bàn tay, khối óc và con tim để làm cho họ trở nên những cá nhân tự tin và trở thành những con người tốt. Được thành lập vào năm 1955, trường hiện đang cử hành lễ kỷ niệm đặc biệt mừng 60 năm của mình. Trong bài diễn văn chào mừng, cô Wattal đã nói với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, "Khi con được nhìn thấy Ngài ở đây, đôi mắt tôi đầy nước mắt của niềm hân hoan vui sướng. Tôi cũng rất vui khi được tiếp đón Vị sáng lập của chúng tôi, Tiến sĩ Rajni Kumar, người cũng đã có mặt ở đây với chúng ta hôm nay”.
Một nhóm học sinh đã hát lời thiêng liêng về các truyền thống Ấn Độ giáo, Phật giáo và Thiên chúa giáo; và Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tham gia cúng dường hoa xung quanh đèn truyền thống trước khi bắt đầu cuộc nói chuyện của mình.
"Kính thưa các anh chị kính mến và các em thanh thiếu niên yêu quý! Tôi luôn luôn cảm thấy rất khi được gặp gỡ những người khác, đặc biệt là giới trẻ. Chúng ta không thể thay đổi được quá khứ, nhưng chúng ta có thể định hình lại cho tương lai. Những người trẻ có thời gian và cơ hội - những thứ mà những người lớn tuổi chúng tôi đã bị thiếu mất. Nếu chúng ta so sánh các nền văn minh cổ đại của Ai Cập, Trung Quốc và Ấn Độ, tôi nghĩ rằng những gì bắt đầu với nền văn minh Lưu Vực Indus đã cho ra đời một số lượng phi thường của các bậc Thầy, các tư tưởng Gia và các nhà triết học. Ngày nay, Ấn Độ là một đất nước dân chủ đông dân nhất thế giới và nói chung là rất ổn định. Có một số trường hợp tham nhũng, đây là điều đáng ngạc nhiên trong một quốc gia có tư tưởng tôn giáo như vậy, tuy nhiên, những truyền thống cổ xưa của ahimsa, bất bạo động, và hòa hợp giữa các tôn giáo là những điển hình gương mẫu.
"Ngài Thanh Biện - học giả của Nalanda - đã viết về nhiều quan điểm và trường phái triết học và đã phát triển mạnh ở Ấn Độ, điều đó đã nhắc nhở tôi về một khu vườn đầy hoa với vô số màu sắc và hương thơm khác nhau, vì vậy nó đẹp hơn rất nhiều so với một khu vườn mà trong đó chỉ có một loài hoa nở. Đây là một điều đáng để tự hào. Các truyền thống đến từ bên ngoài, chẳng hạn như Hỏa giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo và Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ trong sự hài hòa cùng với truyền thống bản địa của Ấn Độ giáo, Kỳ Na giáo, Phật giáo và đạo Sikh; đây là điều quan trọng cần để học hỏi.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma phát biểu tại Trường Springdales ở New Delhi, Ấn Độ vào 09 tháng 4, 2016.
Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
"Như một kết quả của các cuộc thảo luận với nhiều người trên 57 năm tôi đã sống ở Ấn Độ, tôi đã hiểu rằng các truyền thống tôn giáo lớn của chúng ta đều có ba khía cạnh: khía cạnh tinh thần tập trung vào việc thực hành về tình yêu thương và lòng từ bi, được hỗ trợ bởi sự khoan dung, tha thứ, tri túc và tự giác. Tiếp theo là khía cạnh triết học, một số quan điểm khẳng định về sự tồn tại của một Đấng sáng tạo, và một số nhấn mạnh về sự vận hành của quan hệ nhân quả và những gì mà chính chúng ta đã tạo ra”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng, cũng giống như Đức Phật đã dạy về những điều khác nhau vào những dịp khác nhau cho những con người khác nhau; những quan điểm khác nhau này để thu hút những con người có khuynh hướng khác nhau, nhưng tất cả đều hỗ trợ cho sự thực hành chung về tình yêu thương. Các vấn đề văn hóa là khía cạnh thứ ba của các truyền thống tôn giáo mà Ngài đề cập. Ngài đưa ra một ví dụ mà Ngài đã được nghe kể lại. Tại thời điểm của Mahavira - bậc sáng lập của Kỳ Na giáo, sự hiến tế động vật đã trở nên quá phổ biến và điều đó đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp. Do đó chúng ta tìm thấy rằng Ngài đã đề xuất một sự chỉ đạo về tinh thần bất bạo động và sự ăn chay nghiêm ngặt.
Đề cập đến các thể chế tôn giáo có thể phản ánh thái độ xã hội lỗi thời chẳng hạn như chế độ phong kiến, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đề cập đến những thay đổi mà Ngài đã thực hiện đối với vai trò của các Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ngài đã kết thúc trách nhiệm mà họ đã gánh vác cả hai lĩnh vực về tâm linh và chính trị - một phong tục đã bắt đầu từ thời của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 5 - vì nó không còn phù hợp trong bối cảnh của nền dân chủ nữa. Ngài cũng nhận xét rằng kể từ khi Hiến pháp Ấn Độ tuyên bố công dân Ấn Độ đều được bình đẳng, thì sự phân biệt đối xử trên cơ sở đẳng cấp cũng rõ ràng là đã lỗi thời. Ngài kêu gọi các nhà lãnh đạo tinh thần hãy giải thích điều này với các tín đồ của họ.
Ngoài sự cống hiến của mình để thúc đẩy sự hòa hợp giữa các tôn giáo, Ngài nói rằng Ngài đã cam kết làm tăng trưởng sự hạnh phúc của con người. Ngài cho rằng sự phúc lợi của chúng ta đòi hỏi không những chỉ có sự hỗ trợ về vật chất, mà còn cả về sự bình yên trong tâm hồn. Điều đó chỉ được tìm thấy trong tâm thức và nó phụ thuộc vào sự hiểu biết sắp tới của chúng ta về cách mà tâm thức và tình cảm của chúng ta vận hành như thế nào. Ngài lưu ý rằng tất cả các truyền thống Ấn Độ cổ đại mà liên quan đến thiền định và trí tuệ đều có một sự hiểu biết rất phong phú về tâm thức. Nhiều nhà khoa học ngày nay đang quan tâm đến điều này với một tư tưởng không thích đến kiếp sau, mà là cải thiện đời sống này ở đây và bây giờ.
Các thành viên của khán giả bao gồm học sinh, nhân viên, phụ huynh và các cựu sinh viên, lắng nghe Thánh Đức ĐLLM phát biểu tại Trường Springdales ở New Delhi, Ấn Độ vào ngày 09 tháng 4, 2016. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
Do đó Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma kêu gọi những người trẻ hôm nay nên chú ý hơn đến những gì mà di sản Ấn Độ cổ đại đã giảng dạy và nên kết hợp nó với kiến thức hiện đại. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của sự nhận thức và kiến thức, điều mà Ngài coi là hiệu quả hơn so với chỉ là lời cầu nguyện. Ngài cũng nhận xét rằng một phần của thiền định liên quan đến sự phân tích sâu sắc chứ không phải chỉ nhắm mắt lại và bước vào trạng thái không suy nghĩ gì cả, điều mà ngay cả chim bồ câu và thỏ dường như có thể làm được. Ngài kết luận:
"Để tạo ra một tương lai hạnh phúc hơn, chúng ta phải học cách đối phó với những cảm xúc tiêu cực của mình và điều này đòi hỏi sự sáng suốt và hiểu biết. Sự bình yên trong tâm thức đạt được thông qua sự đào tạo. Trong thực tế chúng ta đều phụ thuộc vào người khác. Bởi vì xã hội là cơ sở của nền hạnh phúc của chính chúng ta, vì vậy, việc chăm sóc người khác là rất có ý nghĩa đối với chúng ta. Do đó, do kết quả của sự đào tạo - rất có thể - thế hệ kế tiếp sẽ là thế hệ từ bi hơn”.
Khi tiếng vỗ tay vào cuối buổi nói chuyện của Ngài đã lắng xuống, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được giới thiệu với những câu hỏi từ phía khán giả. Với câu hỏi "Sự thật là gì?", Ngài nói nếu bạn trung thực, bạn nói sự thật. Ngài cũng nhận xét rằng với ý tưởng cho rằng chỉ có một chân lý và một tôn giáo là tốt về mặt thực hành riêng tư của một cá nhân, nhưng trong điều kiện của các cộng đồng mà chúng ta đang sống, chúng ta phải chấp nhận sự tồn tại của nhiều truyền thống tôn giáo và một số chân lý.
Khi được hỏi rằng, ai trong lịch sử mà Ngài thích gặp nếu như có thể, Ngài trả lời rằng, là một học sinh của Đức Long Thọ, Ngài sẽ rất hoan nghênh cơ hội được nói chuyện với Ngài Long Thọ và thảo luận một số điểm về Vật lý Lượng tử. Khi được hỏi Ngài sẽ nói gì với một thành viên của ISIS (Nhà nước Hồi giáo tự xưng), Ngài báo cáo rằng Ngài đã gợi ý cho những người Hồi giáo Ấn Độ nên tiếp cận với các anh chị em Hồi giáo của họ. Ngài nói rằng, là một Phật tử và là một người ngoài, Ngài có thể không có nhiều ảnh hưởng đối với họ. Tuy nhiên, Ngài đồng ý rằng cần phải thực hiện một sự nỗ lực.
Hiệu trưởng Ameeta Wattal đứng nhìn Vị sáng lập 93 tuổi của Springdales - TS Rajni Kumar cám ơn Thánh Đức ĐLLM vào lúc kết thúc buổi nói chuyện tại trường Springdales ở New Delhi, Ấn Độ ngày 09 tháng 4, 2016. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
Về việc liệu Ngài sẽ tái sinh, Ngài trích dẫn một đoạn nói về phần cuối đời của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, khi các môn đệ nói với Ngài rằng Ngài chắc chắn sẽ được sinh ra trong cõi Tịnh Độ. Ngài nói với họ rằng Ngài không có ý muốn như vậy, mà chỉ muốn được sinh ra ở nơi có đau khổ để có thể phụng sự cho những người khác. Ngài nói rằng khi đọc đến đây, Ngài đã rơi nước mắt.
Lời khuyên cuối cùng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là:
"Chúng ta cần phải gánh lấy trách nhiệm đối với việc làm thay đổi thế giới. Ấn Độ đặc biệt có tiềm năng này rất lớn, hãy sử dụng nó!”.
Sau lời cảm tạ của bà Jyoti Bose; Vị sáng lập 93 tuổi của Springdales - Tiến sĩ Rajni Kumar - người mà rõ ràng là Ngài đã có một mối quan hệ rất thân thiết, Bà cảm ơn Ngài vì đã quang lâm và là hiện thân của điều mà Bà đã gọi là ba chữ “H” - “Humility” (khiêm tốn), phụng sự cho “Humanity” (nhân loại) và “Humour” (hài hước).
Sau bữa trưa tại Trường Springdales, Ngài đã đi xe đến khu sân bãi xanh của Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT). Trong một thính phòng trước 1100 nhân viên và học sinh, Ngài đã được cung nghinh và tặng quà bao gồm một khăn choàng truyền thống và một chiếc mũ thực hành. Chủ tịch Hiệp hội cựu sinh viên - tiến sĩ Deepak Dogra đọc lời giới thiệu chi tiết dành cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trước Vị Giám đốc của Viện Công nghệ Ấn Độ - Giáo sư K Tyagarajan - bày tỏ sự vui mừng trước chuyến viếng thăm của Ngài và cung thỉnh Ngài có lời Pháp thoại với khán giả.
"Kính thưa các bậc trưởng thượng và các em thanh thiếu niên thân mến! Thật là một vinh dự lớn lao cho tôi khi có được cơ hội này để chia sẻ một số suy nghĩ của mình với quý vị! Đa số các vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hôm nay là do chính chúng ta đã tạo ra. Mặc dù cũng đã có những phát triển vượt bậc, nhưng trong thế kỷ 20, một số nhà sử học nói rằng đã có hơn 200 triệu người bị thiệt mạng vì bạo lực. Ngày nay, chúng ta nên suy nghĩ “Đủ của đủ”. Nếu - nhờ vào kết quả của sự bạo lực như thế - mà thế giới đã trở thành một nơi tốt đẹp hơn - thì một số người có thể cho rằng - vì một lý do nào đó nó có thể được biện minh; nhưng trường hợp ở đây không phải là như vậy.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về "Đạo đức và Hạnh phúc" tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) ở New Delhi, Ấn Độ
vào ngày 09 tháng 4, 2016. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
"Trong thực tế, mặc dù nhiều người ở Nhật Bản, châu Âu và Bắc Mỹ nói rằng họ đang chán ngán với bạo lực, nhưng những gì đang diễn ra ở Bắc Phi, Trung Đông và các nơi khác là dấu hiệu của những sai lầm mà chúng ta đã tạo ra trong thế kỷ 20. Hàng trăm người chết mỗi ngày do bạo lực và nạn đói hoành hành. Để thờ ơ như thế sẽ là vô đạo đức. Là con người, chúng ta là loài động vật xã hội. Hạnh phúc của chúng ta phụ thuộc vào những người khác. Chúng ta hoạt động trong một nền kinh tế toàn cầu, trong khi sự biến đổi về khí hậu đang ảnh hưởng đến tất cả chúng ta, và điều này không có liên quan gì đến biên giới quốc gia gì cả.
"Trong bối cảnh phụ thuộc lẫn nhau của chúng ta, ta phải tìm cách để tạo ra một thế giới hạnh phúc hơn. Chúng ta cần một phương pháp thế tục để khuyên dạy về các nguyên tắc đạo đức mà những khía cạnh này không phải chỉ là các truyền thống của tất cả tôn giáo chúng ta, mà còn là quan điểm của những người không có đức tin tôn giáo nữa”.
Ngài nói rằng các nhà khoa học đang bắt đầu cho thấy rằng nếu chúng ta có một cái nhìn từ bi hơn, chúng ta sẽ tìm thấy được sự bình yên trong tâm hồn, trong khi đó - với một tâm trí không ngừng bị kích động thì sẽ có hại cho sức khỏe của chúng ta.
"Đôi khi tôi trêu chọc những phụ nữ trẻ," Ngài nói, "bởi vì họ dành nhiều thời gian và tiền bạc cho mỹ phẩm để làm cho khuôn mặt của họ trông đẹp đẽ, trong khi các yếu tố quan trọng hơn đó chính là vẻ đẹp bên trong của tâm hồn. Và bằng cách đó, tôi cố ý dành sự quan tâm chân thành cho hạnh phúc của tha nhân. Đó là một cơ sở rất vững chắc đối với việc xây dựng một mối quan hệ tốt đẹp”.
Ngài quan sát thấy rằng, trong khi hệ thống giáo dục hiện tại của chúng ta là chủ yếu thiên về mục tiêu vật chất, nó sẽ trở nên cân bằng hơn nếu nó cũng được kết hợp với ý thức về những giá trị nội tâm - từ quan điểm thế tục. Để khám phá điều đó, Ngài đề nghị chúng ta nên rút ra từ kinh nghiệm thông thường, cảm giác thông thường của mình, và những phát hiện của khoa học. Ngài lưu ý - chẳng hạn như - tất cả chúng ta đều cần bạn bè và tình bạn đó dựa trên sự tin tưởng, lòng tin cậy đó chỉ phát sinh khi chúng ta quan tâm đến người khác và ăn ở cư xử một cách trung thực và chân thành. Cuối cùng, điều này có liên quan đến việc trưởng dưỡng một tấm lòng từ tâm, nhân ái.
Một trong những cách tiếp cận đó là phát triển một sự hiểu biết về cách vận hành của tâm thức và cảm xúc của chúng ta. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhắc lại rằng, tâm lý học Ấn Độ cổ đại được thể hiện trong truyền thống Nalanda vẫn tiếp tục rất thích hợp với chúng ta ngày nay. Các nhà khoa học đang khám phá ra rằng nó rất hữu ích cho việc nghiên cứu về tâm thức. Một lần nữa, Ngài thúc giục giới trẻ Ấn Độ hãy quan tâm đến di sản phong phú của mình. Ngài nhắc lại rằng, được tiếp cận từ một quan điểm học thuật và thế tục, kiến thức có giá trị này sẽ được quan tâm và sử dụng bởi bất cứ ai. Khoa học của tâm thức có thể hấp dẫn đối với tất cả 7 tỷ người, và vì vậy - nó góp phần vào việc xây dựng hạnh phúc của nhân loại.
Một thành viên của khán giả hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi trong buổi nói chuyện của Ngài tại Viện Công nghệ Ấn Độ (IIT) ở New Delhi, Ấn Độ vào ngày 09 tháng 4, 2016. Ảnh / Tenzin Choejor / VPĐLLM |
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma kết thúc buổi nói chuyện về "Đạo đức và Hạnh phúc" bằng cách đề xuất rằng, vì hành động mang lại niềm vui và hạnh phúc có thể được coi là đạo đức, và hành động đem lại kết quả đau khổ và bất hạnh có thể được coi là phi đạo đức, cho nên hạnh phúc của nhân loại là tiêu chuẩn đối với đạo đức chứ không phải là tiêu chuẩn đối với niềm tin tôn giáo.
Trong phần tiếp theo của câu hỏi và trả lời, Ngài đã được hỏi về bí quyết của sức khỏe cường tráng của Ngài và Ngài đã cười và trả lời, đó là một bí mật. Ngài nói thêm rằng, việc giữ cho tâm trí cởi mở và sắc bén là một yếu tố; và ngủ được 8-9 tiếng đồng hồ một đêm lại là một chuyện khác. Một câu hỏi khác khiến Ngài phải nói rằng, không hề có chỗ cho sự sợ hãi trong giáo Pháp, và Ngài cũng đã chỉ ra rằng Đức Phật đã có thể giải thích về đau khổ (Khổ Đế) và nguồn gốc của sự đau khổ (Tập Đế); bởi vì Ngài cũng đã giải thích về sự chấm dứt đau khổ (Diệt Đế) và phương pháp để đạt được sự chấm dứt ấy (Đạo Đế).
Khi được hỏi rằng nhà của Ngài ở đâu; Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, tất nhiên Ngài đã được sinh ra ở Tây Tạng, nhưng trong 57 năm trong cuộc đời 81 năm của mình, Ngài đã coi Ấn Độ là nhà của mình. Ngài nhớ lại một câu ngạn ngữ Tây Tạng rằng, “bất cứ nơi nào bạn cảm thấy đang hạnh phúc thì bạn nghĩ đó là nhà của mình; và bất cứ ai tử tế với bạn, thì bạn hãy nghĩ như là cha mẹ của mình”. Ngài nói thêm rằng, khi ông khởi đầu cho chuyến viếng thăm đầu tiên của mình đến châu Âu vào năm 1973; Mark Tully của BBC đã hỏi Ngài rằng tại sao ông đã ra đi và Ngài đã nói với ông rằng Ngài coi mình là một công dân của thế giới. Trong bối cảnh đó, những gì liên quan đến Ngài bây giờ chính là hạnh phúc của tất cả 7 tỷ người đang sống hôm nay.
Cuối cùng, người phụ nữ duy nhất đặt câu hỏi với Ngài tại Viện Công Nghệ Ấn Độ là liệu lòng từ bi có thể được giảng dạy hay không. Ngài đề nghị cô đọc “Nhập Bồ Tát Hạnh” của Ngài Tịch Thiên, có sẵn bằng tiếng Phạn và tiếng Anh. Ngài nói rằng, vào năm 1967, khi nghe Kinnauri Lama giải thích về Nhập Bồ Tát Hạnh, Khunnu Lama Rinpoche - một người Ấn Độ - đã chuyển hóa cuộc đời mình. Ngài cho biết tác phẩm này gồm có mười chương, chương đầu tiên tán thán về Bồ Đề Tâm, Chương thứ 4, chương 5 và 6 giải thích về sự thực hành hạnh khoan dung và tha thứ, trong khi chương thứ 7 và thứ 8 giải thích giá trị của lòng vị tha, tâm từ bi, và khắc phục sự xem trọng bản ngã của chính mình. Ngài cho biết, chương thứ 9 liên quan đến quan điểm triết học và điều này chỉ có thể được hiểu rõ bằng cách đọc thêm những cuốn sách khác nữa.
Tuy nhiên, Ngài nói thêm, sau khi đã cố gắng trong suốt 60 năm qua, Ngài cảm thấy rằng những ý tưởng này có thể hiểu được. Những gì có liên quan là khoảng cách giữa sự xuất hiện bên ngoại và sự thật (như nó là). Các pháp xuất hiện dường như có một sự tồn tại độc lập, nhưng sự thật là chúng không có một sự tồn tại như thế. Để nhận ra được điều này, đòi hỏi phải nỗ lực; và bởi vì kiến thức có liên quan - nó đòi hỏi sự nghiên cứu và suy tư.
Lời kết thúc buổi nói chuyện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tạo nên một tràng pháo tay ấm áp và nồng nhiệt. Sau lời cảm tạ, Ngài đã trở về khách sạn của mình.