Palermo, Sicily, Ý - Cuộc hẹn với công chúng đầu tiên của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tại Palermo là gặp gỡ các thành viên của giới truyền thông vào sáng nay. Ngài đi cùng với Thị trưởng thành phố Palermo - Giáo sư Lealuca Orlando - người đã thành công trong việc bắt bọn Mafia ở Sicily. Ông hiện đang vận động cho Hiến chương Thay đổi Nhân quyền Quốc tế của Palermo. Hiến chương kêu gọi sự thay đổi cơ bản trong việc đối xử với người tị nạn và người di tản. Ông tuyên bố, "Tính chất dễ thay đổi phải được công nhận là một quyền không thể chuyển nhượng."
Về phần mình, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bắt đầu bằng cách thừa nhận tầm quan trọng của vai trò truyền thông trong việc đảm bảo truyền đạt thông tin cho công chúng.
"Tất cả chúng ta đều muốn hạnh phúc” - Ngài nói. "Hòa bình và hạnh phúc phụ thuộc vào thái độ tinh thần của chúng ta. Từ bi là cội nguồn của sự an lạc nội tâm; sự sân giận sẽ phá hủy sự an lạc đó. Là con người, chúng ta có thể mở rộng ý thức của mình về lòng nhân hậu nhiệt tâm, dựa trên trí thông minh của chúng ta, để bao hàm những người khác đơn giản bởi vì họ là những con người như chúng ta. Nói cách khác, chúng ta có thể nuôi dưỡng lòng bi mẫn vĩ đại hơn trên cơ sở giáo dục.
"Cam kết đầu tiên của tôi là thúc đẩy nguyên nhân của lòng từ bi của con người. Thứ hai là nuôi dưỡng hòa hợp tôn giáo. Các thành viên của giới truyền thông có vai trò giữ gìn đảm bảo cho mọi người đều được thông tin về những điều này”.
Thị trưởng Lealuca Orlando nhớ lại lần Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma viếng thăm Palermo cuối cùng vào năm 1996. Kể từ đó một sự gia tăng rất lớn về số người tỵ nạn và những người di tản đến Sicily đã thúc giục ông đưa ra bản Hiến Chương Palermo. Ông nói, "Không ai có thể để trẻ em, phụ nữ và người đàn ông chết trong sa mạc hay trên biển cả vì lý do duy nhất là họ đã bị sinh ra trong nghèo nàn hoặc ở những nước đang bị chiến tranh. Sự liên đới giữa các cá nhân là một giá trị thiết yếu cho những ai muốn tiếp tục thuộc về nhân loại. Chúng ta cần thể hiện lòng từ bi đối với họ”.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thừa nhận rằng cách thức di dân và người tị nạn đã được các nước Châu Âu chấp nhận đã chứng tỏ lòng từ bi trong hành động. "Chúng ta nên giúp họ bây giờ trong sự tuyệt vọng của họ”, Ngài giải thích rõ. "Nhưng, cuối cùng họ sẽ muốn trở về đất của mình. Đây là những gì mà người Tây Tạng chúng tôi luôn ấp ủ trong tâm thức. Trước hết chúng ta phải thấy hòa bình và sự phát triển được phục hồi ở những quốc gia mà người tị nạn đã trốn chạy, nhưng về lâu dài thì thật tự nhiên là bạn muốn được sống trên mảnh đất mà bạn đã được sinh ra.
"Tôi tin rằng có thể có một vai trò trong việc khôi phục hòa bình đối với các tổ chức phi chính phủ hoặc các quốc gia hoặc cộng đồng nhỏ hơn, những người có thể tiếp xúc với các nhân vật chính của sự xung đột và thiết lập được lòng tin”.
Khi được hỏi về tầm quan trọng của đạo đức thế tục đối với sự phát triển của con người, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng, điểm then chốt là sự trưởng dưỡng những giá trị sâu sắc hơn của con người. Để làm được điều này đòi hỏi phải cải tiến hệ thống giáo dục hiện tại, giới thiệu phương pháp để nuôi dưỡng những cảm xúc tích cực, đồng thời giảm thiểu những cảm xúc tiêu cực. Bối cảnh là cuộc sống tốt, khỏe của chính chúng ta trong cuộc đời này, ngay tại đây và bây giờ.
"Sau khi được sinh ra, tất cả chúng ta đều được nuôi dưỡng bởi tình cảm của mẹ, đó chính là hạt giống của từ bi. Tuy nhiên, một khi chúng ta đã đến trường, chúng ta ít chú ý đến những giá trị bên trong đó. Thay vào đó chúng ta được dạy dỗ để đạt được mục tiêu về tiền bạc, quyền lực và địa vị. Giáo dục cần phải tập trung nhiều hơn vào sự tốt bụng chân thành. Điều quan trọng là phải chỉ ra cho mọi người nhận thức được rằng sự tức giận là trái ngược lại với lòng bi mẫn và nó chẳng có lợi ích gì. Theo đó, sự thay đổi rõ ràng giữa sự sẵn lòng chiến tranh vào đầu thế kỷ 20 và sự phản đối rộng rãi đối với chiến tranh và việc sử dụng vũ lực vào cuối thế kỷ này là một dấu hiệu phát triển sự trưởng thành của nhân loại".
Về sự bất hòa giữa Mỹ và Bắc Triều Tiên, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng ý rằng điều đó là nghiêm trọng và vấn đề vũ khí hạt nhân đã khiến cho nó trở nên như vậy. Tuy nhiên, Ngài đã nói rõ ràng rằng giải pháp duy nhất là phương pháp tiếp cận và tìm kiếm sự hiểu biết lẫn nhau thông qua đối thoại. Ngài đã không ngừng nói rằng việc sử dụng vũ lực không bao giờ giải quyết được vấn đề, thay vào đó, nó còn có khuynh hướng gây ra sự kích động thêm cho sân giận và hận thù.
Khi câu hỏi được đặt ra rằng, "Thông điệp của Ngài dành cho Palermo là gì?" Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng “Điều lệ Hiến chương của Palermo là rất tốt và Ngài ủng hộ nó.
Phát biểu riêng với các thành viên của Trung tâm Muni Gyana, Ngài nói với họ rằng Ngài đã rất cẩn thận, không cố gắng truyền bá Phật giáo khi Ngài giảng dạy ở châu Âu hay Mỹ. Ngài luôn nói với những người tham dự những buổi giảng của Ngài rằng, tốt hơn hết là hãy gắn bó với tôn giáo bản xứ của họ. Tuy nhiên, Ngài thừa nhận rằng sự hiểu biết về hoạt động của tâm thức và cảm xúc đã được bảo tồn trong Phật giáo Tây Tạng là có giá trị và có sự liên quan ngày nay. Hiện nay, nhiều người đã đánh giá cao giá trị của truyền thống mà Ngài Thiện Hải Tịch Hộ - một nhà sư hoàn hảo và đồng thời cũng là một học giả uyên bác của Đại học Nalanda - đã thiết lập ở Tây Tạng vào thế kỷ 8.
Thị trưởng Orlando đã có mặt để chào mừng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm đến Nhà hát Massimo nổi tiếng, nơi có khoảng 1400 người đang háo hức chờ đợi để lắng nghe Ngài. Họ hân hoan khi cả hai Vị bước lên sân khấu. Trong lời giới thiệu chào mừng của mình, thị trưởng đã phác thảo một số sự kiện đã diễn ra kể từ chuyến thăm cuối cùng của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vào năm 1996, đặc biệt là việc ông đưa ra bản Hiến chương Palermo vào năm 2015. Ông đã thỉnh Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ký tên vào Sách Khải Huyền của Palermo. Sau đó Ngài được các thị trưởng Isola delle Femmine và Ventimiglia di Sicilia trao quyền công dân danh dự - cả hai đều ở thị trấn Palermo. Huy chương của giải thưởng bao gồm ba con vật tượng trưng cho thành phố Federico của Svevia: con chó trung thành, con rắn khôn ngoan và những đặc tính tuyệt vời của đại bàng, phản ánh tình yêu đối với thành phố.
Người điều hành - Paola Nicita đã mời Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lên nói chuyện với hội chúng; Ngài nói bằng tiếng Anh và được thông dịch viên của Ngài - Fabrizio Pallotti - dịch sang tiếng Ý.
"Anh chị em kính mến! Tôi rất vui khi được có mặt ở đây một lần nữa để có thể chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm của mình với quý vị.
"Chúng ta được trang bị hạt giống của lòng nhân hậu tốt bụng từ khi mới chào đời, nhưng khi lớn lên, chúng ta không nuôi dưỡng nó nhiều. Các truyền thống tôn giáo của chúng ta thường hay quan tâm đến vấn đề này, nhưng ảnh hưởng của các tôn giáo có vẻ như đang bị suy giảm khi 1 tỷ người tuyên bố họ rằng không có đức tin. Ở một số nơi, lòng tốt bị xem là một dấu hiệu của sự yếu đuối, trong khi sự xem trọng tự ngã thì được coi là mạnh mẽ - điều ngược lại là đúng sự thật. Điều chúng ta cần làm là kết hợp lòng nhiệt tâm chân thành với trí thông minh con người của mình.
"Tôi rất ngưỡng mộ những gì các bạn đã làm ở đây để giúp đỡ và che chở cho những người tỵ nạn. Những nỗ lực của quý vị đã phản ánh thực tế rằng tất cả chúng ta đều phụ thuộc vào những người khác để tồn tại. Cung cấp nơi ăn chốn ở và các cơ sở phương tiện thuận lợi là một việc, những gì cần phải làm tiếp theo là đối với nền hòa bình và sự phát triển được khôi phục tại các quốc gia mà những người này đã bỏ trốn. Tôi tin rằng nếu để cho thế kỷ 21 trở thành một kỷ nguyên của hòa bình, thì chúng ta phải sử dụng đối thoại để giải quyết các xung đột và những vấn đề rắc rối”.
Trả lời câu hỏi do Phó Chủ tịch SKY Ý đưa ra, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bày tỏ lòng cảm kích đối với sự liên kết lẫn nhau mà các phương tiện truyền thông xã hội đã cung cấp. Tuy nhiên, Ngài nhấn mạnh rằng trách nhiệm của chúng ta là sử dụng nó một cách đúng đắn. Nếu chúng ta sử dụng nó để kích thích sự sân giận và gia tăng sự chia rẽ giữa "chúng ta" và "bọn họ" với những rắc rối, thì hậu quả gây ra không thể đổ lỗi cho công nghệ.
Một Giáo sư Đại học Palermo muốn biết lời khuyên của Ngài dành cho những người trẻ tuổi còn mơ hồ về tương lai. Ngài nhắc lại nhu cầu cần thiết đối với họ về việc có được những thông tin tốt hơn, đó là điều mà các phương tiện truyền thông phải có trách nhiệm. Ngài lưu ý rằng trong các xã hội dân chủ, những nhà lãnh đạo thực sự là nhân dân chứ không phải là một vài chính trị gia. Do đó, những người trẻ tuổi sẽ trở nên tốt hơn nếu bỏ qua những câu chuyện về xúc cảm, ve nên ủng hộ các báo cáo tích cực như sự khẳng định của khoa học rằng bản chất con người cơ bản là từ bi.
Nhiều lần khi trả lời câu hỏi, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập đến việc sử dụng vũ lực để giải quyết xung đột và các vấn đề rắc rối là đã lỗi thời. Ngài chỉ trích những thỏa thuận vũ khí khổng lồ đang tiếp diễn và nhấn mạnh sự cần thiết phải thay đổi hướng đi và nhằm đạt được một thế giới phi quân sự.
Khi sự kiện kết thúc, Thị trưởng đã bày tỏ lời cảm ơn sâu sắc. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã được tặng với một số món quà bao gồm cây Bồ Đề đang phát triển trong vườn thực vật Đại học Palermo, dầu oliu từ rất nhiều nguồn, một ổ bánh mì lớn, một xâu chuỗi hạt bằng thạch anh tím rất quý và một chai nước thiêng gia trì đã được lấy từ hang động của Thánh Rosalia, một trong những vị thánh bảo trợ của Sicily.
Khi đứng trước sân khấu để chào tạm biệt, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói với khán giả rằng Ngài có nhiều ý tưởng và nguyện vọng mang lại hạnh phúc cho con người, nhưng chỉ có một đôi tay. Ngài nói Ngài coi mọi cá nhân quan tâm đến những gì Ngài nói, chia sẻ nó với người khác và hành động dựa trên cơ sở đó, như một đôi tay khác đang cùng làm việc để đạt được lợi ích chung. Ngài bày tỏ lời cảm ơn của mình đối với mọi người.
Cuối cùng, khi nhìn thấy một lá cờ Tây Tạng được treo trên cao ở giữa đám đông, Ngài nhận xét rằng, những ngày này, những người bảo thủ trong Đảng Cộng sản Trung Quốc đã coi lá cờ là một dấu hiệu của sự bất đồng quan điểm. Tuy nhiên, Ngài nhớ lại Chủ tịch Mao đã yêu cầu Ngài vào năm 1955 rằng người Tây Tạng có quốc kỳ riêng của họ và khi - sau một lát ngập ngừng do dự - ông nói rằng - họ đã làm, Mao đã lên tiếng đồng ý và khuyên rằng nó nên bay cùng với Cờ Đỏ. Do đó, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố, Ngài cảm thấy Chủ tịch Mao đã cho phép sự biểu lộ phô bày lá cờ Sư Tử Tuyết của Tây Tạng.
Sau khi dùng bữa trưa với thị trưởng và các khách mời, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rời khỏi Palermo để bay đến Florence, ngày mai Ngài sẽ tham dự một cuộc họp liên tôn giáo vào buổi sáng và có buổi nói chuyện về 'Hòa bình qua Giáo dục' vào buổi chiều.