Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Tiếng ve vang rền và dãy núi Dhauladhar đứng sừng sững rực rỡ trong ánh nắng sớm ban mai khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến Tsuglagkhang sáng nay. Đám đông khán giả của 6000 người đã chờ đợi sự xuất hiện của Ngài. Đứng trước Pháp tòa, Ngài cúi chào họ và nhiều người vẫy tay chào Ngài. Sau khi chư Tăng Thái lan tụng kinh “Hạnh Phúc” bằng tiếng Pali, thì “Bát Nhã Tâm Kinh” đã được tụng tiếp theo sau đó do 1300 Phật tử đến từ Đài Loan thuộc 22 tổ chức văn hoá dưới trướng của Hiệp hội Phật pháp Tây Tạng, Đài Loan.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận xét rằng đây là những đệ tử chính cho hàng loạt giáo lý mà Ngài bắt đầu giảng hôm nay. Ngài nói thêm rằng cũng có những người đến từ các quốc gia khác, nơi Phật giáo được thực hành một cách truyền thống - Ấn Độ, Nepal, Hàn Quốc, Nhật Bản, Nga và Việt Nam - và các nước không quen với Phật giáo - Israel, Tây Ban Nha, Đức, Pháp, Hoa Kỳ và Vương quốc Anh. Tất cả đã đến từ 69 quốc gia. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng Ngài sẽ bắt đầu bằng một sự giới thiệu ngắn gọn.
"Chúng ta tự gọi mình là Phật tử, nhưng thường thì chúng ta không chú ý đến Phật giáo là gì. Nếu chúng ta nghiên cứu kỹ về giáo lý, phát triển niềm tin về nó, chúng ta sẽ phát triển sự hiểu biết dựa trên lý trí.
"Tất cả chúng sinh đều có một bản năng tìm kiếm hạnh phúc và tránh xa đau khổ. Đau đớn và niềm vui đến từ những nguyên nhân và điều kiện, nhưng chỉ có con người chúng ta là những người duy nhất có thể hiểu điều này. Mỗi ngày tôi cầu nguyện cho phúc lành của tất cả chúng sinh, nhưng chỉ có những người mà tôi thực sự có thể làm bất cứ điều gì cho là đồng bào của tôi trên hành tinh này. Trí thông minh con người của chúng ta cho phép chúng ta nghiên cứu tìm hiểu cách làm thế nào để giảm thiểu sự đau khổ của con người. Tuy nhiên, vì giáo dục đã trở nên tập trung nhiêu hơn vào các mục tiêu vật chất, và khi con người ngày càng tìm kiếm hạnh phúc trong cảm giác khoái cảm, thì ít chú ý đến thế giới nội tâm, đến sự an lạc và đạo đức của chúng ta.
"Và hậu quả là chúng ta phải đối mặt với những vấn đề phần lớn là do chính chúng ta gây ra. Do thiếu lòng từ bi cho nên các cuộc chiến tranh đã nổ ra và chúng ta phải chứng kiến sự giết chóc không tưởng. Chúng tâ theo đuổi thương mại vũ khí với mục đích duy nhất là để làm hại và giết người. Hãy nhìn vào những gì đã xảy ra ở Las Vegas hôm qua, nơi có gần 60 người thiệt mạng và hơn 500 người bị thương. Ở những nơi khác, tình trạng vệ sinh kém và thiếu lương thực khiến cho trẻ em đang phải chết đói. Sân giận và hận thù, nhìn anh chị em của mình qua mối quan hệ "chúng tôi" và "bọn họ", giới hạn quan điểm của mình và dẫn tới sự đàn áp, bóc lột và giết choc; chúng ta biết được điều này thông qua tin tức và báo chí.
"Chúng ta là những động vật xã hội, sống trong cộng đồng, phụ thuộc lẫn nhau để tồn tại. Vì vậy, chúng ta cần phải đối xử với nhau bằng tình thương yêu và lòng từ bi. Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng, được biểu lộ bởi các cháu bé, rằng bản chất con người cơ bản là từ bi. Tuy nhiên, tình thương từ bản năng tự nhiên của chúng ta có khuynh hướng thiên về những người gần gũi với chúng ta. Vì tất cả chúng ta đều phụ thuộc lẫn nhau, tất cả chúng ta đều có lợi nếu hàng xóm của mình được an lạc - cho dù đó là một gia đình lân cận hay một nước láng giềng. Vì vậy, chúng ta cần phải mở rộng lòng từ bi của mình đến toàn thể nhân loại”.
Chuyển sang bản văn mà Ngài dự định sẽ giảng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng 400 bài Kệ của Ngài Thánh Thiên và “'Nhập Trung Quán Luận” của Ngài Nguyệt Xứng đều được nghiên cứu bởi tất cả các trường phái Phật giáo Tây Tạng. Ngài nói rằng Ngài đã nhận được sự truyền dạy một cách rõ ràng về “Nhập Trung Quán Luận” từ Ling Rinpoche, người đã thọ nhận nó từ Choney Lama Rinpoche. Sau đó, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhận được sự truyền dạy giải thích về phần “tự luận” của Ngài Nguyệt Xứng từ Ngài Kunga Wangchuk - Viện trưởng Tu viện Sakya - người đã bị giam cầm trong tù nhiều năm ở vùng Tây Tạng bị chiếm đóng.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng thông báo ý định ban truyền về “Xưng Tán Duyên Khởi” của Je Tsongkhapa. Ngài nói rằng đã học thuộc lòng bản văn này trong khoảng một tiếng đồng hồ lúc Ngài còn nhỏ, và trong đó có những bài Kệ mà Ngài vẫn tiếp tục niệm mỗi ngày.
"Tôi nghĩ về Ngài Je Tsongkhapa như là Ngài Long Thọ thứ hai, không phải vì lòng trung thành với truyền thống Gelukpa, mà là dựa trên cơ sở của sự đọc và học những gì mà Ngài đã viết.
Hãy xem “Sự minh hoạ của tư tưởng” và 'Tinh hoa của Diệu Thuyết”. Khi vị Dịch giả Pandit Tripathi dịch từ bản tiếng Phạn sang tiếng Hindi, tôi đã hỏi ông có nghĩ rằng Ngài Tsongkhapa có thể được so sánh với các học giả vĩ đại của Nalanda hay không? và ông đã trả lời rằng - không những Ngài có thể được so sánh với họ, mà Ngài còn được đánh giá là một trong số những người giỏi nhất.
"Hai vị Giáo Thọ Sư của tôi là Kinnauris - Khunu Lama Rinpoche và Geshe Rigzin Tenpa. Ngài Geshe Rigzin Tenpa đã ban cho tôi sự giải thích về “Xưng Tán Duyên Khởi”
Bắt đầu vào “Nhập Trung Quán Luận”, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đọc tựa đề bằng tiếng Phạn, Madhyamakavatara, ngụ ý chỉ ra tính xác thực của nó. Tiếp theo là phần kính lễ mà Dịch giả đã dành cho Đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, điều này cho thấy rằng bản văn thuộc về thể loại Kiến thức Cao hoặc Vi Diệu Pháp.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chỉ ra rằng bộ kiết tập các lời dạy của Đức Phật ở Tây Tạng, Kangyur (Kinh Tạng) bao gồm khoảng 100 tập, trong khi ở Tengyur (Luận Tạng) có 225 tập luận giải. Khoảng một chục bộ luận đã được dịch từ tiếng Trung Quốc, nhưng phần còn lại có nguồn gốc từ tiếng Pali hoặc tiếng Phạn. Bao gồm các tác phẩm chính của Ngài Di Lặc liên quan đến hành vi rộng rãi và những tác phrm khác giải thích về sự nhận xét uyên thâm của của Ngài Long Thọ.
Trong số các tác phẩm của Ngài Long Thọ, “Trí tuệ căn bản của Trung Quán” tập trung vào tánh không, trong khi “Tràng Hoa Báu” cho thấy các khía cạnh của Đạo Lộ. “Nhập Trung Quán Luận” kết hợp cả hai phương pháp. Nó cũng bao gồm những lời chỉ trích về những quan điểm triết học khác với những gì của Trường phái Trung Quán. "400 Bài Kệ" của Ngài Thánh Thiên là một bài bình luận về 'Trí tuệ cơ bản', cũng như bản văn cùng tên của Ngài Phật Hộ. Trong "Ánh Sáng Trí Tuệ", Ngài Thanh Biện đã phê phán Ngài Phật Hộ. Ngài Nguyệt Xứng đã trả lời những nỗi lo lắng này, theo nguyên tắc chỉ trích các quan điểm khác, thiết lập quan điểm riêng của bạn, và sau đó bác bỏ mọi sự trả lời mâu thuẫn ngược lại. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố rằng nó đã có giá trị như thế nào, và khuyến khích nên đọc và so sánh những cách giải thích của các tác giả khác nhau về quan điểm này.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đề cập rằng Ngài đang nhận thấy mình đang trờ nên già hơn và rất dễ bị mệt. Ngài dừng lại lúc 11.30 để dùng cơm trưa, hứa hẹn sẽ tiếp tục sự giải thích của mình vào sáng mai. Ngài khuyến khích các thính giả của mình nên tham dự các lớp ôn lại được tổ chức vào buổi chiều.
Khi đi bộ từ Chánh điện trở về, Ngài thường xuyên dừng lại để bắt tay và trao đổi vài lời với những người bạn cũ và những người có thiện chí trong đám đông. Ngài mỉm cười và vẫy tay chào một lần nữa khi leo lên chiếc xe đang chờ Ngài ở bậc thang cuối cùng, trước khi đi xe về dinh thự của Ngài để dùng cơm trưa. Các thành viên của Hiệp hội Phật giáo Tây Tạng, Đài Loan đã được cúng dường bữa ăn trưa trong một khu vực đóng kín của sân Chùa, trong khi các thành viên của quần chúng thì đang được phát cơm rộng rãi hơn từ bếp ăn tập thể.