Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, nghệ sĩ, trí thức và các đại biểu trẻ Việt nam lần thứ hai hôm nay. Trước tiên, Ngài thực hiện nghi lễ chuẩn bị cho việc truyền Lễ gia trì Đức Văn Thù Trắng, trong khi các thành viên của khán giả niệm tâm chú của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Ngài giải thích "7 tỷ người đang sống hôm nay có thể được phân loại thành ba nhóm, nhóm thứ nhất - không chú ý nhiều đến các giá trị nội tâm; một nhóm khác coi tôn giáo là thành phần tiêu cực; và nhóm thứ ba kính trọng tôn giáo và xem đó là con đường để thực hành tâm linh. Mọi người đều có quyền bình đẳng như nhau để có được hạnh phúc; tuy nhiên, dường như khi phải đối mặt với những khó khăn hoặc hoàn cảnh tuyệt vọng, thì những người có sự hỗ trợ của niềm tin tôn giáo sẽ tìm thấy cách giải quyết dễ dàng hơn và không để mất hy vọng.
"Đạo Kỳ Na Giáo, một nhánh của Số luận phái và Phật giáo không tin vào một Đấng Sáng tạo. Ngoài Phật giáo ra, tất cả các truyền thống tôn giáo khác đều chấp nhận khái niệm về một cái “ngã” hoặc “atman” độc lập, vĩnh hằng. Lý thuyết Duyên khởi của Phật giáo có nghĩa là ý tưởng về một cái “ngã” độc lập này là không vững vàng và không thể biện hộ được.
Đức Phật dạt rằng, các pháp vốn không tồn tại như cách mà nó xuật hiện. Sau đó, bốn trường phái chính của những tư tưởng phát triển trong Phật giáo, mỗi trường phái giải thích về bốn sự thật cao quý (Tứ Diệu Đế), hai chân lý (Nhị đế) và khái niệm về vô ngã, nhưng trong số đó chỉ có sự thể hiện của Trung Đạo (Madhyamaka) là khoa học nhất. "
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng, những cảm xúc phá hoại nảy sinh trên cơ sở hiểu lầm bản tánh tối thượng của các pháp sự vật hiện tượng; và nhờ vào sự hiểu biết về tánh không thì có thể loại bỏ được tận gốc rễ những loại phiền não này.
Để hiểu đúng về cách mà trí tuệ hiểu biết tánh không hoạt động như thế nào để chống lại những cảm xúc tiêu cực hủy diệt này; điều quan trọng là phải nghiên cứu về tâm lý học như đã được giải thích trong các bản văn Kinh điển Phật giáo Ấn Độ," Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét.
Để làm rõ lý do tại sao việc chưng ngộ tánh Không có liên quan đến Niết-bàn hay giải thoát, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trích dẫn trong “Trí tuệ Căn bản” của ngài Long Thọ:
Nhờ diệt trừ nghiệp chướng não phiền - ta đạt được giải thoát an nhiên.
Phiền não Nghiệp duyên khởi sinh từ tư duy khái niệm.
Những tư duy này xuất phát từ sự tạo tác của vọng tâm;
Sự tạo tác này sẽ được đoạn trừ thông qua (trí tuệ) tánh không.
Ngài cũng trích dẫn trong 'Bốn trăm bài Kệ’ của ngài Thánh Thiên:
Khi xúc giác khắp lan tràn cơ thể
Thì xáo trộn hiện diện, khiến não phiền
Khéo chế ngự hỗn loạn này, bạn sẽ
Khắc phục não phiền, định tĩnh bình yên.
Khi Lý “Nhân Duyên” được liễu ngộ,
Thì tâm mơ hồ chẳng xảy ra;
Vậy nên thực hiện bao nỗ lực,
Giải thích thông suông lĩnh vực này!
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng giải thích rằng sự hiểu biết tánh Không là cần thiết để đạt được giải thoát và giác ngộ. Ngài cũng chỉ ra rằng, nguồn gốc thực sự của đau khổ là chấp giữ sự ái trọng tự thân và quan niệm sai lầm về một cái “ngã” độc lập. Ngài giải thích cách thức mà sự quan tâm dành cho người khác sẽ giúp chúng ta đối trị được tâm sân giận của mình.
Sau khi giới thiệu khái quát về những lời dạy của Đức Phật, Ngài đã ban lễ gia trì về Đức Bạch Văn Thù Sư Lợi mà ngài đã nhận được từ Tagdrak Rinpoche khi ngài còn trẻ lúc ở Tây Tạng. Cuối cùng, Ngài yêu cầu người Việt nam tụng “bát Nhã Tâm Kinh” bằng tiếng Việt. Khi cuộc giao lưu kết thúc, Ngài quả quyết với nhóm là sẽ Ngài gặp lại họ vào năm tới.