Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp 500 người Tây Tạng từ nhiều nơi trên thế giới và 170 người Tây Tạng từ các khu định cư khác nhau ở Ấn Độ và Nepal trong sân Tsuglagkhang sáng nay. Họ đã tập trung tại Dharamsala để tham dự cuộc Hội nghị Quốc tế về Phương pháp Tiếp cận Trung Đạo.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với họ: "Vì tôi đã xây dựng phương pháp Tiếp cận trung đạo cho nên tôi cảm thấy có trách nhiệm phải giải thích về nó."
Ngài kể lại những kinh nghiệm ban đầu của mình về việc đối phó với thế giới bên ngoài, bao gồm cả Trung Quốc, bắt đầu từ những năm 1950. Tiếp theo, Ngài nhớ lại lời giới thiệu của mình với Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru
"Tôi gặp ông ta lần đầu tiên vào năm 1954 tại Bắc Kinh, rồi một lần nữa vào năm 1956 khi tôi được mời tham dự Lễ kỷ niệm Phật Đản thứ 2500 ở Ấn Độ. Vào lúc đó, cộng sản Trung Quốc đã bắt đầu cuộc đàn áp tàn bạo ở Tây Tạng. Tôi đã thảo luận điều này với Nehru, người đã khuyên tôi nên trở về Tây Tạng. Ông đã nhấn mạnh một số điểm trong Hiệp định Mười bảy điểm mà ông cảm thấy chúng tôi vẫn có thể đàm phán với người Trung Quốc. Ông ấy khuyên tôi nên cố gắng làm điều đó ở Tây Tạng.
"Tuy nhiên, một khi tôi trở về, tình hình ở quê hương của chúng tôi càng tiếp tục xấu đi, cuối cùng, tới mức mà tôi phải trốn thoát. Tuy nhiên, một trong những lợi thế của việc tôi trở về Tây Tạng là tôi có thể hoàn thành cuộc thi Geshe Lharampa của mình ở đó."
Sau khi thuật lại những nỗ lực vô ích của mình đối với việc đàm phán với các quan chức Trung Quốc, Ngài mô tả về cuộc sống của người Tây Tạng như những người tị nạn ở Ấn Độ.
Sau khi định cư trong sự tự do và an toàn của Ấn Độ, Ngài và Cựu bộ trưởng của mình đã cố gắng hết sức để nêu những vấn đề của Tây Tạng lên Liên Hiệp Quốc.
"Mặc dù các nghị quyết đã được LHQ thông qua nhưng vẫn không mang lại kết quả cụ thể nào cho vấn đề bên trong Tây Tạng, nghị quyết thứ hai đã khẳng định về "quyền tự quyết của người dân Tây Tạng".
"Nehru khuyên rằng, vấn đề Tây Tạng có thể được giải quyết tốt nhất bằng cách tham gia trực tiếp với Trung Quốc. Ông tiếp tục khuyến cáo rằng cách thực sự để giữ cho vấn đề Tây Tạng được sống còn là sự giáo dục dành cho giới trẻ của chúng ta."
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng, Ngài đã bắt đầu suy nghĩ về Phương Pháp Tiếp cận Trung đạo vào năm 1974, những ý tưởng đã mở đường cho cuộc gặp gỡ cuối cùng của anh trai của Ngài với Đặng Tiểu Bình.
"Trong cuộc gặp gỡ hai tiếng đồng hồ giữa Đặng Tiểu Bình và anh trai của tôi vào năm 1978, Đặng Tiểu Bình đã nói với ông ấy rằng – ngoại trừ sự độc lập ra - mọi vấn đề khác đều có thể được thảo luận. Bởi vì ông nghe nói rằng hàng ngàn trẻ em Tây Tạng đang nhận được một nền giáo dục hiện đại ở Ấn Độ, cho nên ông thậm chí còn yêu cầu chúng tôi gửi một số người đến Tây Tạng, nơi có nhu cầu cấp thiết đối với những thông dịch viên tiếng Anh."
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ gìn truyền thống Phật giáo Tây Tạng được sống còn, vì phương pháp độc đáo và khoa học của họ đối với thực tế. Ngài nói thêm rằng, việc duy trì một kiến thức hoạt động về văn học Tây Tạng là rất quan trọng đối với điều này.
Nhắc lại cam kết của mình đối với việc thúc đẩy ý tưởng về sự hợp nhất của nhân loại, Ngài hỏi rằng làm thế nào nó sẽ thành tựu nếu điều này không bao gồm cả người dân Trung Quốc. Ngài nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xây dựng mối quan hệ thân thiện với người Trung Quốc, đồng thời duy trì sự hiệp nhất của nhân dân Tây Tạng.
"Trong tương lai, tôi tin rằng di sản văn hóa và tôn giáo phong phú của chúng ta có thể đóng góp đáng kể và có lợi cho cả thế giới. Do đó, chúng ta phải làm việc cùng nhau mà không bị phân tâm bởi sự khác biệt giữa chúng ta."
Cuộc gặp gỡ kết thúc sau gần một giờ đồng hồ khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về nơi cư trú của mình. Các thành viên của khán giả phân tán với nụ cười rạng rỡ trên khuôn mặt và những viên thuốc gia trì và sợi dây bảo hộ trong tay của họ.