Zurich, Thụy Sĩ - Sáng nay, để lại sự yên tĩnh của Darmstadt - nơi mà xe đạp được xem là phương tiện vận chuyển được ưa chuộng - Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nhanh chóng được đưa đến Heidelberg. Vừa đến thành phố đẹp như tranh vẽ này trên Sông Neckar, Ngài được đưa thẳng đến Tòa Thị Chính, nơi Ngài được Vị Thị trưởng đón tiếp. Sau khi chào mừng những người thiện nguyện tụ tập trên vỉa hè, Ngài quay sang vẫy tay để chào mọi người đang quan sát từ những cửa sổ xung quanh.
Bên trong Tòa Thị Chính, Ngài đã được chào đón trịnh trọng và được mời ký vào Sách Vàng được ghi bởi những vị khách danh dự đến với thành phố. Tiếp theo là trao đổi quà tặng. Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước vào giảng đường và lên khán đài, Ngài đã nhận được sự vỗ tay tán dương nồng nhiệt từ phía 1500 khán giả.
Trong bài phát biểu chào mừng của mình, Vị Thị trưởng - Tiến sĩ Eckart Würzner, đã ca ngợi những đức tính của thành phố xinh đẹp Heidelberg. Đại học Heidelberg thu hút một đoàn thể sinh viên trí tuệ thông minh, tâm tính cởi mở và nằm trong số 50 trường đại học hàng đầu trên thế giới. Những người từ 160 quốc gia sinh sống trong thành phố, điều này cho thấy sự đa dạng nhưng không phải là một mối đe dọa mà là một tài sản hữu ích. Thị trưởng lưu ý rằng, có thể học cách làm thế nào để nuôi dưỡng và đạt được hạnh phúc; và ông vui mừng báo cáo rằng ít nhất một trường tiên phong trong thành phố đang giảng dạy về điều đó.
Trong một vở nhạc kịch ngắn có xen kẽ một nhóm nhạc gió và dây tấu đã được trình diễn một phần thú vị bởi Mozart.
Giám đốc của Học viện Mỹ Đức - Jakob Kollhofer đã thưa với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng, thật là một niềm vinh dự lớn lao khi được chào đón Ngài đến với Heidelberg, Ông mô tả Ngài như là lời nhắc nhở sống động về hòa bình và lòng từ bi, được biết đến với nụ cười ấm áp của Ngài. Ông đã quan sát thấy rằng Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là một người tị nạn đã 60 năm; trong thời gian đó, sự xuất hiện và hành vi của Ngài đều luôn nhất quán. Chào đón Ngài đến với lễ hội khoa học trong những gì đã được biết đến như một thành phố của khoa học, Kollhofer đã thỉnh cầu Ngài chia sẻ những suy nghĩ của mình về “Hạnh phúc và Trách nhiệm”.
“Chào buổi sáng! Các anh chị em thân mến! Tôi muốn nói rõ rằng, 7 tỷ người đang sống trên hành tinh này hôm nay, về tình cảm, tinh thần và thể chất đều như nhau. Tất cả chúng ta đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc và không muốn khổ đau. Chúng ta có một bộ não thật tuyệt vời, rất hữu ích khi phân tích và điều tra thực tế. Trí thông minh của chúng ta có thể mang đến cho chúng ta sự bình an trong tâm hồn, hoặc nó có thể phá hủy điều đó. Sử dụng trí thông minh của mình để hiểu các nguyên tắc đạo đức, chúng ta có thể học cách trau giồi lòng nhiệt huyết chân thành và tâm vị tha vô hạn.
“Như các nhà khoa học đã khám phá, bản chất cơ bản của con người là từ bi. Mẹ của chúng ta đã sinh ra chúng ta, sau đó chăm sóc chúng ta với tình thương yêu tối đa. Nếu thay vào đó - Bà bỏ rơi chúng ta, thì có thể chúng ta sẽ chết mất.
“Sự tức giận và sợ hãi làm suy yếu hệ miễn dịch của chúng ta, trong khi lòng nhiệt tâm ấm áp chân thành mang lại sự an lạc nội tâm. Vì vậy, cũng giống như chúng ta dạy trẻ em giữ gìn vệ sinh thân thể vì lợi ích sức khỏe của các cháu, thì chúng ta cũng nên tư vấn cho trẻ một loại vệ sinh cảm xúc. Nếu các cháu được trang bị về mặt thể chất lẫn tinh thần, thì các cháu sẽ biết cách giải quyết những cảm xúc tiêu cực và duy trì sự an lạc nội tâm của mình. Và để xử lý những cảm xúc, sẽ rất hữu ích nếu như chúng ta vài thứ giống như bản đồ của cảm xúc, bản đồ của tâm thức.
“Đây là điều mà chúng ta có thể học hỏi từ nghiên cứu được tiến hành ở Ấn Độ cổ đại thông qua các sự thực hành thiền định để trưởng dưỡng sự tập trung nhất tâm và sự phân tích. Đức Phật đã thực hành cả hai phương pháp, và mặc dù những sự thực hành này được mô tả trong văn học tôn giáo, chúng có thể được kiểm tra và sử dụng trong một bối cảnh học thuật.
“Tôi là học trò của kiến thức Ấn Độ cổ đại ấy như đã được bảo tồn trong truyền thống Nalanda, dựa trên lý luận và logic. Bậc học giả vĩ đại của Nalanda - Ngài Thiện Hải Tịch Hộ - người đã được Hoàng đế mời đến Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, đã thiết lập một phương thức đào tạo và thực hành Phật giáo, trong đó lý luận và logic đóng một vai trò không thể thiếu được.
“Sau khi đến Ấn Độ, tôi đã có cơ hội được gặp gỡ và tổ chức các cuộc thảo luận với các nhà khoa học. Tôi lấy cảm hứng từ lời khuyên của Đức Phật là không chấp nhận những gì Ngài đã giảng dạy trên cơ sở chỉ có mỗi mình đức tin, mà phải kiểm nghiệm và điều tra nó thông qua lý luận. Do đó, những cuộc đối thoại mà tôi đã tiến hành với các nhà khoa học trong hơn ba mươi năm qua đã mang lại lợi ích lẫn nhau cho cả hai phía.”
Kollhofer đã giới thiệu ba nhà khoa học tham gia vào các cuộc thảo luận với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma sáng nay, nhà thần kinh học - Tiến sĩ Hannah Monyer, nhà cổ sinh vật học - Tiến sĩ Andreas Kruse, và nhà vật lý thiên văn học - Matthias Bartelman.
Tiến sĩ Monyer đã nêu lên điều mà cô thấy như một vấn đề rắc rối. “Ngài nhấn mạnh rằng chúng ta là những động vật xã hội; và vâng - chúng ta là; nhưng chúng ta không quá khác biệt gì mấy so với lũ chuột. Cũng giống như chúng, con người - một cách tự nhiên - thích giúp đỡ các thành viên trong gia đình thân thiết hơn là những người khác.”
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Chúng ta thông minh, chúng ta có hạt giống từ bi từ lúc mới sinh ra. Việc sử dụng lý luận và trí thông minh sẽ giúp chúng ta có thể nâng cao ý thức về lòng từ bi và hiểu được rằng tâm đối nghịch của lòng từ bi - tâm sân giận - là có hại như thế nào. Bản năng từ bi sinh học của chúng ta có xu hướng bị lệch lạc do lòng luyến ái. Sự thiên vị như vậy không thể được chuyển hoá thành lòng từ bi vĩ đại. Đó là lý do tại sao trước tiên chúng ta nên phát triển tâm Xả (tâm bình đẳng, không phân biệt thân - sơ). Rồi sau đó chúng ta có thể học cách mở rộng lòng từ ái đến với tất cả nhân loại.
“Một điều cần được hiểu rõ ràng là cả từ bi lẫn sân giận đều là một phần của tâm thức, chúng thuộc về ý thức tinh thần của chúng ta. Một số ý thức phụ thuộc vào các cơ quan cảm giác của chúng ta. Trong trạng thái giấc mộng, các giác quan không hoạt động. Trong giấc ngủ sâu, ý thức sẽ trở nên vi tế, trong khi ý thức vi tế nhất sẽ thể hiện vào thời điểm lâm chung (chết), không có sự liên quan đến não bộ.”
Tiến sĩ Monyer trả lời: “Đó là một quan điểm hai mặt”.
Ngài nói: “Trong những năm đầu thế kỷ 20, các nhà khoa học đã cho rằng ý thức hoàn toàn phụ thuộc vào não bộ”. Nhưng vào cuối thế kỷ này, chất đàn hồi của thần kinh đã cho thấy rằng những thay đổi trong não bộ có thể là do những sự thay đổi trong ý thức.”
Tiến sĩ Matthias Bartelman hỏi, liệu sự khiêm nhường có quan trọng trong nghiên cứu khoa học hay không. Ngài trả lời “Có”, và tiếp tục thảo luận về cách mà mỗi chúng ta đều phụ thuộc vào người khác; chúng ta phụ thuộc vào cộng đồng nơi chúng ta đang sống.
Nhà cổ sinh vật học - Tiến sĩ Andreas Kruse nói với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng ông có ba câu hỏi dành cho Ngài. “Ngài có nghĩ rằng mối liên hệ giữa hạnh phúc và trách nhiệm là ý nghĩa?”. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vặn hỏi lại rằng điều này nghe giống như một câu hỏi triết học như 'tại sao chúng ta lại ở đây?', Ngài nói câu trả lời tôn giáo sẽ là, vì đó là ý muốn của Đức Chúa; hoặc bởi vì đó là nghiệp.
Tiến sĩ Kruse báo cáo những phát hiện rằng, những người lớn tuổi tìm niềm vui có ý nghĩa từ việc có thể chăm sóc những thành viên trẻ hơn trong gia đình. Tuy nhiên, khi họ bị những căn bệnh thoái hóa, chẳng hạn như chứng mất trí, họ bị loại ra khỏi các hoạt động đó; và những người trẻ tuổi cảm thấy có trách nhiệm chăm sóc họ. Tiến sĩ Kruse đã nêu lên khái niệm về “tình huống biên giới” lần đầu tiên được tranh luận bởi Karl Jaspers - một nhà tâm lý học và triết học người Đức - Thụy Sĩ được đào tạo tại Heidelberg.
Ngài đã vặn lại rằng, dường như đó là một sự quan sát triết học phức tạp. Tất cả mọi thứ chỉ là tương đối; không có gì tồn tại độc lập. Ngài trích dẫn ví dụ về thời gian. “Thời gian có tồn tại hay không? Đâu là “hiện tại” trong khi nó luôn luôn di chuyển? ”
Trả lời các câu hỏi từ phía công chúng, Ngài đã đề cập đến sự cần thiết phải đảm bảo rằng thế kỷ 21 không lặp lại kinh nghiệm của thế kỷ 20, vốn đã quá bạo lực. Thế kỷ 21 phải là thời đại của đối thoại. Vấn đề cần phải được giải quyết bằng cách nói chuyện với nhau, không phải thông qua việc sử dụng vũ lực.
Bị thách thức để nói rằng tại sao Ngài không can thiệp vào cuộc khủng hoảng Rohingya ở Miến Điện, Ngài trả lời rằng Ngài là người ngoài cuộc đối với cuộc xung đột đó. Ngài báo cáo rằng đã nói và viết cho Aung San Suu Kyi - người có thể làm được nhiều hơn. Ngài khuyên các Phật tử Miến Điện khi bị lay động bởi cơn giận dữ thì nên nhớ lại khuôn mặt của Đức Phật.
Kollhofer đã kết thúc phần thảo luận. Ông nói với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng, mọi người đang lắng nghe đều được truyền cảm hứng từ những gì mà Ngài đã nói với họ. Ông cảm ơn Ngài một lần nữa vì đã đến Heidelberg. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời: “Để mang lại một thế giới hạnh phúc hơn, an bình hơn, chúng ta phải bắt đầu từ cấp độ cá nhân. Sự thay đổi phải được bắt đầu với các cá nhân và lan rộng ra cộng đồng.”
Ngài được mời đến dùng cơm trưa tại tiền sảnh hình vòm của Tòa Thị Chính. Sau đó Ngài đi xe đến Mannheim để bay tới Zurich. Những người Tây Tạng đã chuẩn bị một sự cung đón truyền thống bên ngoài khách sạn, hai bên lối đi đã được giăng cờ Tây Tạng. Có các vũ công của Tashi Shölpa và những thanh thiếu niên Tây Tạng dâng lên cúng dường 'Chema Changpu'.
Ngài giao lưu với tất cả những người đã đến để cung đón Ngài, vui vẻ khi nhận ra một số bạn bè cũ trong số họ. Tại tiền sảnh, Ngài được chào đón bởi vị Viện trưởng, Chủ tịch, và Giám đốc của Viện Tây Tạng Rikon cũng như các Vị Tăng Sĩ và những Vị Lamas khác.
Ngày mai, Ngài sẽ tham dự lễ kỷ niệm tại Viện Rikon Tây Tạng.