Ngay khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma an tọa lúc sáng nay vào đầu ngày thứ ba của Hội nghị Tâm thức và Đời sống, Richard Davidson, người điều hành hôm nay đã hỏi Ngài ngủ được bao lâu. "Chín tiếng đồng hồ", Ngài trả lời - và tiếp tục kể câu chuyện về một nhà lãnh đạo chính trị mà Ngài đã biết ở Arunachal Pradesh, người đã đặt câu hỏi tương tự. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nói với ông rằng Ngài đã ngủ chín tiếng đồng hồ và thức dậy lúc 3 giờ sáng để hành thiền và làm cho tâm trí nhạy bén để có thể phỉnh lừa mọi người tốt hơn. Các chính trị gia bật cười và vặn lại rằng vì Ngài chỉ ngủ sáu tiếng đồng hồ cho nên rõ ràng là không được trang bị để đánh lừa người khác.
Davidson nói rằng sau khi nghe về khoa học cơ bản ở phía sau SEEL (Nghiên cứu Đạo đức và Cảm xúc Xã hội) trong ngày đầu tiên và nhìn thấy những ví dụ của nó trong hành động ngày hôm qua, hôm nay và ngày mai sẽ được dành để xem xét các thành phần chính của các chương trình này. Ông đã giới thiệu Amishi Jha và Sona Dimidjian, người sẽ thuyết trình về siêu nhận thức và sự tập trung chú tâm trong công việc của họ, và thêm rằng Thupten Jinpa sẽ kết luận buổi hội nghị, đánh giá các chủ đề này theo quan điểm Phật giáo.
Amishi Jha nghiên cứu về sự chú tâm và siêu nhận thức. Một ví dụ phổ biến là một người có ý định đọc một cuốn sách. Họ bắt đầu đọc, nhưng đến một lúc, khi họ nhận ra tâm trí của mình đang lang thang và họ đã không thực sự tập trung chú tâm. Việc nhận thức đó là một ví dụ về siêu nhận thức (nhận thức meta), nhận thức rõ ràng về nội dung hiện tại của ý thức của chúng. Sự chú tâm cho phép lựa chọn một đối tượng đã chọn và xử lý ưu đãi của đối tượng đó. Nó giống như ngọn đuốc chiếu sáng trong phòng tối. Nó có thể di chuyển từ vật này sang vật khác và có thể được tập trung bên trong cũng như bên ngoài.
Jha trình bày các thí nghiệm để đo sự chú ý và nhận thức meta liên quan đến hình ảnh chồng lên nhau của khuôn mặt và ngôi nhà - mà người tham gia được yêu cầu phải quan tâm đến một hình ảnh hoặc là hình kia và trả lời các câu hỏi về nó. Một thí nghiệm khác liên quan đến một loạt những gương mặt buồn chán đã xuất hiện nhấp nháy với sự xuất hiện thường xuyên của khuôn mặt lộn ngược. Nếu người tham gia chú ý, người đó có thể bấm một nút để ngụ ý rằng đang nhìn thấy khuôn mặt lộn ngược, nếu không, nó cho thấy rằng tâm trí của họ đã đi lang thang.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng có một sự khác biệt được phân loại giữa nhận thức và tư duy tinh thần. Động vật có thể có nhận thức cảm giác sắc nét hơn, nhưng con người thì tốt hơn trong lĩnh vực tư duy. Ngài nói: "Khi chúng ta nói về ý thức, chúng ta phải phân biệt giữa các mức độ nhận thức khái niệm và nhận thức giác quan. "Khi bạn suy nghĩ nghiêm túc bạn không chú ý đến kinh nghiệm nhận thức của bạn. Đây là điều mà chúng ta phải giáo dục mọi người. Cần có một sự hiểu biết sâu sắc hơn về các mức độ ý thức khác nhau. Nếu bạn không phân biệt giữa các mức giác quan và tâm thức của ý thức - thì nó chỉ dẫn đến sự nhầm lẫn. Đây là lý do tại sao đôi khi tôi gợi ý rằng so với kiến thức của Ấn Độ cổ đại về hoạt động của tâm thức, thì tâm lý học phương Tây hiện đại vẫn còn ở mức rất sơ cơ”.
Amishi Jha nhận xét rằng khả năng chú ý là một yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện tâm thức. Tuy nhiên, ở một mức độ bình thường, khả năng nhận ra khi tâm thức của chúng ta đang lang thang là rất yếu.
Sona Dimidjian đã nói về công việc của mình với việc rèn luyện tinh thần trong một bối cảnh lâm sàng. Cô làm việc đặc biệt với sự cố gắng ngăn ngừa và giảm bớt trầm cảm ở phụ nữ và những bà mẹ mang thai ngay sau khi sinh. Người ta chấp nhận rằng sự chú tâm được dành cho sức khoẻ thể chất của người mẹ, nhưng sức khoẻ tinh thần của họ cũng rất quan trọng. Cô đã quan sát thấy rằng những người tham gia với liệu pháp nhận thức dựa trên sự tỉnh giác (MCBT) vẫn còn trong hình dạng tốt hơn so với những người chăm sóc bình thường.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quan sát thấy rằng khi ai đó đang buồn chán thì thậm chí việc tiếp xúc với cảnh quan đẹp cũng không khơi dậy sự quan tâm của họ. Mặt khác, một người có sự an lạc và bình tĩnh nội tâm là kết quả của sự thực hành hạnh từ bi và sự hiểu biết về tánh Không của họ thì có khuynh hướng không dễ gì bị nản lòng.
Dimidjian chỉ ra rằng những người đã từng bị chán nản muốn háo hức ngăn chặn sự trở lại của nó và nhiệt tình tham gia vào việc rèn luyện chánh niệm, có thể bao gồm việc chú tâm đến những hoạt động của cơ thể, và sau đó là hoạt động tinh thần, rồi đến những suy nghĩ khó khăn. Trong sự kết nối này, siêu nhận thức có liên quan đến việc trưởng dưỡng sự nhận thức về những suy nghĩ và cảm xúc mà không nhận diện với chúng, mà không bị phân tâm, nhưng với sự tử tế. Siêu nhận thức cho phép ta tôn trọng bản thân, để đối xử tử tế với chính mình, hiểu rõ rằng bạn không phải là những suy nghĩ của bạn và nhìn nhận mọi thứ từ góc nhìn rộng hơn.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lại một lần nữa so sánh cơ thể và tinh thần. Nếu sức khoẻ thể chất của bạn cơ bản là cường tráng, thì bạn có thể chống lại sự nhiễm virut. Tương tự, nếu sức khoẻ tinh thần của bạn là lành mạnh, thì những tư tưởng hoặc kinh nghiệm tiêu cực sẽ không làm giảm sút tinh thần của bạn. Vì nhiều người tin tưởng các nhà khoa học, cho nên họ có trách nhiệm giúp đỡ công chúng hiểu biết nhu cầu về sức khoẻ tinh thần cũng như thể chất.
Sau giờ nghỉ giải lao để dùng trà, Thupten Jinpa đã gác qua một bên vai trò của một người phiên dịch - để trình bày về quan điểm của người Phật tử về sự chú tâm và siêu nhận thức. Ông đã chọn trích dẫn chương thứ năm của "Nhập Bồ Tát Hạnh" của Ngài Tịch Thiên - Hộ trì Chánh niệm - như nguồn gốc của mình. Ông lưu ý rằng Ngài Tịch Thiên đã quan tâm đến việc cung cấp một khuôn mẫu cho các Pháp hữu của mình noi theo một cuộc sống dựa trên lòng vị tha. Ông cũng đã đề cập đến một nguồn khác - Kinh Niệm Xứ - khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma can thiệp:
"Chính Đức Phật đã xuất hiện từ những truyền thống Ấn Độ để rèn luyện tâm thức. Ngài đã trải qua sáu năm thực hành khổ hạnh, nhưng Ngài không chỉ ăn chay, mà Ngài còn tham gia vào sự thực hành thiền định sâu sắc. Ngài đã theo đuổi các sự thực hành mà đã có trước Ngài có thể là cả ngàn năm. Ngày nay, tôi tự coi mình là một sứ giả cho tư tưởng Ấn Độ cổ đại, mà theo nhiều cách - đó là một truyền thống lớn hơn cả Đức Phật".
Jinpa đã làm sáng tỏ rằng Chánh niệm theo truyền thống Phật giáo là một tính năng cho phép ta giữ được sự chú tâm đến một đối tượng đã chọn, trong khi nhận thức meta liên quan đến việc quan sát các quá trình liên tục trong cơ thể và trong tâm thức. Ông trích dẫn lời khẩn cầu của Ngài Tịch Thiên:
23.
Hỡi tất cả những người muốn bảo vệ tâm thức của mình,
Tôi chắp cả đôi tay và cầu xin các bạn,
Hãy duy trì chánh niệm và quán sát nội tâm;
Hộ trì cả hai, dù có phải mất cả tay chân và thân mạng!
Mục đích được thừa nhận là bảo vệ giới luật về đạo đức bằng cách bảo vệ tâm thức thông qua việc áp dụng chánh niệm và siêu nhận thức.
Ngài Tịch Thiên định nghĩa siêu nhận thức như sau:
108.
Luôn luôn quán sát và kiểm tra trở lại
Trạng thái và hành động của thân và tâm bạn
Chỉ điều này thôi cũng được định nghĩa ngắn gọn
Là giữ gìn sự phòng hộ quán sát nội tâm.
Sự Chánh niệm phải đứng canh gác:
33.
Khi chánh niệm được đặt vào vị trí như một tên lính gác,
Một người bảo vệ trên ngưỡng của tâm,
Sự quán sát nội tâm cũng sẽ giống như vậy,
Hãy quay trở về khi bị lãng quên hoặc phân tán.
Nếu bạn bảo vệ cánh cửa của tâm, bạn có thể điều chỉnh hành vi của mình. Để nối tiếp hai yếu tố thì đòi hỏi phải theo dõi sự nhận thức và tự nhận thức. Một là điều kiện của chánh niệm và cái kia là kết quả của nó. Jinpa gợi ý rằng có một cơ hội rõ ràng cho sự hợp tác hiệu quả giữa các truyền thống thiền định và khoa học trong việc trưởng dưỡng chánh niệm và siêu nhận thức.
Trong một cuộc thảo luận sắp xếp tự do tiếp theo, trong thời gian đó Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma lưu ý rằng chánh niệm là cần thiết không chỉ khi bạn đang tu tập thiền nhất tâm (thiền chỉ) mà còn trong cả việc duy trì phương pháp thiền phân tích (thiền quán), Amishi Jha hỏi, "Tại sao tâm thức lại đi lang thang trong vị trí đàu tiên?" Ngài suy nghĩ một lát rồi trả lời, "Một lời giải thích là - đó là cách mà nó đang là", câu trả lời ấy đã khiến mọi người cười đầy cảm kích. Sau khi suy nghĩ, Ngài nói thêm rằng nó cũng có thể, chẳng hạn như là kết quả của sự thông minh và sự tò mò rong chơi.
Phiên hội thảo kết thúc. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trở về Dinh thự và ngày mai sẽ quay trở lại.