Thekchen Chöling, Dharamsala, HP, Ấn Độ - Aaron Stern là người điều hành sáng nay cho buổi hội nghị cuối cùng của cuộc đối thoại Tâm thức và Đời sống lần thứ 33. Ngay khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quang lâm và an tọa, ông đã giới thiệu hai người thuyết trình - Sonia Lupien và Patricia Jennings, cả hai người đều thuyết trình về các vấn đề trong lớp học và các giải pháp dành cho họ.
Sonia Lupien bắt đầu bằng cách thông báo rằng cô là một giáo viên đến từ Canada; đã cố gắng dạy trong lĩnh vực SEL (nghiên cứu Giáo dục Xã hội) và đạo đức thế tục trong một thời gian dài. Trong thời gian đó cô đã nhận thấy rằng - trong khi nhiều người - có lẽ hầu hết là sinh viên, được điều chỉnh tốt để học tập, những người khác thì gặp khó khăn. Cô tự hỏi tại sao. Cô lưu ý rằng cha mẹ của cô gái này đã ly hôn, cậu bé kia đã bị bắt nạt và một em gái khác bị ốm đau. Phải mất 25 năm để Cô có thể nhận ra rằng mỗi đứa trẻ đều bị đau khổ do căng thẳng.
Khi nhìn vào khoa học, cô khám phá được rằng - khi não phát hiện ra sự căng thẳng thì các hoóc môn được giải phóng. Những thức ăn này quay trở lại não, nơi chúng đặc biệt ảnh hưởng đến sự chú ý có chọn lọc, qua đó chúng ta phân biệt những gì có liên quan và tính năng khái quát đối với việc nghiên cứu. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma hỏi liệu điều này không thể điều trị được bằng thuốc men? và Lupien giải thích rằng nó đã được thử nghiệm; và người ta thấy rằng việc hạn chế một số hooc môn ảnh hưởng đến người khác và do đó làm xáo trộn sự cân bằng toàn bộ sức khoẻ. Cô giải thích rằng căng thẳng có thể là tuyệt đối và tương đối. Sự căng thẳng tuyệt đối bị thúc đẩy bởi một mối đe dọa đến sự sống còn. Căng thẳng tương đối là Tiểu thuyết, Không thể đoán trước, một mối đe dọa đối với ý thức của bản thân và có một Cảm giác lấy đi sự kiểm soát, được gọi với từ viết tắt là NUTS.
Một khi đã hiểu rằng trẻ em thường bị căng thẳng, và bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng của bố mẹ, thì các phương tiện được thiết kế để đối trị với nó. Một chương trình được gọi là “Phòng ngừa Căng thẳng để Thành công” đã được phát triển; cho phép trẻ em và thanh thiếu niên học được về căng thẳng là gì, làm thế nào để nhận diện ra nó, và làm thế nào để đối phó với nó trong cuộc sống của họ. Chương trình dựa trên những gì học sinh đã biết và cung cấp cho họ những kiến thức để nhận ra những cách mà căng thẳng ảnh hưởng đến não bộ và cơ thể. Nơi nó đã được giới thiệu đã thành công trong việc làm giảm bớt sự tức giận, căng thẳng và trầm cảm. Lupien giải thích rằng cho đến nay đã có 65.000 trẻ em đã tham gia chương trình này và cô đã giữ trong tâm từ lời nhận xét của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma rằng một hành động nhỏ có thể trở thành một hạt giống để phát triển.
Ngài hỏi một vài câu hỏi, khẳng định rằng căng thẳng thường là một hiệu ứng tiêu cực của sự tức giận. Ngài muốn biết liệu chương trình “Phòng ngừa Căng thẳng để Thành công” có thể được người lớn sử dụng; và nghe nói rằng nó đã có kết quả, làm giảm căng thẳng và các hoóc môn liên quan đến căng thẳng. Lupien đồng ý rằng sự tức giận và căng thẳng có thể có một chức năng hợp lý liên quan đến sự sống còn, nhưng không ai trong chúng ta cần quá nhiều về nó. Richard Davidson đã nhận xét rằng một số người có thể không nhận ra rằng họ đang bị căng thẳng; và chính điều đó đã giới hạn khả năng của họ về việc điều chỉnh nó.
Lupien hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma một câu hỏi từ những người bạn bè ở Canada; muốn biết liệu Ngài có nghĩ rằng các nhà khoa học làm việc với trí thông minh nhân tạo cuối cùng sẽ có thể tạo ra ý thức nhân tạo. Ngài đã bày tỏ vài sự hoài nghi và Davidson quan sát thấy rằng nhiều nhà khoa học đã đồng ý về điều đó.
Patricia Jennings đã thuyết trình về việc quan sát sự căng thẳng giữa các giáo viên. Cô nhìn vào lý do tại sao lớp học là một nguồn căng thẳng; và thấy rằng một số giáo viên cảm thấy kiệt sức. Cô cũng nhận thấy rằng tất cả mọi người trong một lớp học bị hạn chế ở đó. Phương pháp khắc phục trong trường hợp này là QUAN TÂM - Trưởng dưỡng sự Nhận thức và khả năng Phục hồi Sức mạnh nhanh trong Giáo dục - một chương trình được thiết kế để giúp giáo viên giảm bớt căng thẳng và làm sống dậy sự giảng dạy của họ bằng cách nâng cao nhận thức, sự hiện diện, từ bi, phản ánh và cảm hứng.
Cô lưu ý rằng hầu hết giáo viên bắt đầu công việc của họ với một cảm giác từ bi mạnh mẽ. Trong QUAN TÂM, họ được dạy để theo dõi sự chú tâm của mình, chú tâm khi nào sự căng thẳng bắt đầu tăng lên và thực hiện các bước như theo dõi hơi thở của mình để bình tĩnh và phản ứng hiệu quả hơn. Các kết quả được quan sát gồm có sự cải thiện tình cảm của giáo viên, không khí lớp học cải tiến, và kết quả học tập được cải thiện. Jennings đã đưa ra một điểm quan trọng là trong phương pháp này giáo viên không những chỉ dạy những kỹ năng, mà còn thể hiện được chúng. Họ được khuyến khích nói với lớp học của họ rằng, "Tôi cảm thấy căng thẳng và tôi sẽ thực hiện các biện pháp để diềm tĩnh lại', vì vậy họ cũng cung cấp một mô hình để các học sinh theo dõi.
Jennings cũng đề cập rằng QUAN TÂM đã được kết hợp thành công với SEL (Nghiên cứu Đạo đức Xã hội) trong hệ thống giáo dục đang được phát triển tại Louisville, thành phố của Lòng Từ Bi do người bạn của Ngài - Mayo Fishe - lãnh đạo. Dan Goleman đưa ra một lưu ý thận trọng với thông tin rằng, ở Anh, Nghiên cứu Đạo Đức Xã hội (SEL) đã được chính phủ uỷ quyền, nhưng vẫn còn thực hiện kém vì các giáo viên xem nó như một nguồn căng thẳng khác. Sida Dimidjian đã nói về tầm quan trọng của việc hợp tác với giới trẻ ngày nay để giúp họ nâng cao tiếng nói của mình khi họ trở thành một lực lượng mạnh mẽ để thay đổi.
Amishi Jha đã đề cập đến các thành viên của quân đội, những người đã tham gia một cách có hiệu quả trong việc huấn luyện sự chú tâm, nhưng họ lại không duy trì nó sau khi khóa học kết thúc. Cô hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cách khuyến khích mọi người làm cho những gì họ đã học được trở nên hữu ích trong cuộc sống hàng ngày của họ.
"Nghi ngờ, căng thẳng và sợ hãi đều liên quan đến sự tức giận," Ngài trả lời. "Và lần lượt những bản tính đó liên quan đến việc có thái độ ái trọng tự thân. Điều này sẽ không được thay đổi trong vài tuần hoặc thậm chí trong một vài năm. Tôi đã 82 tuổi rồi và tôi đã làm việc này trong 70 năm. Chỉ cần giảm căng thẳng là đã hữu ích rồi, nhưng bề ngoài; chúng ta phải tìm hiểu các nguyên nhân cơ bản của nó. Trong sự thực hành thiền định của Phật giáo có những cách đối trị đặc biệt, được đề nghị cho những cảm xúc tiêu cực cụ thể, nhưng ảnh hưởng của chúng có xu hướng chỉ là tạm thời. Để có một ảnh hưởng tổng thể kéo dài đối với những gì cần thiết là phải phát triển một sự hiểu biết sâu sắc hơn về thực tại.
"Đức Phật xuất hiện từ một môi trường của sự thực hành thiền chỉ hay còn gọi là “shamatha” hoặc thiền quán hay “vipashyana”. Những phương pháp thực hành này đã từng tồn tại trước đó. Những gì Ngài giới thiệu là một phương pháp tươi mới để hiểu sâu sắc hơn, một sự hiểu biết mới mẻ về thực tại. Ở một mức độ nào đó, nó tương ứng với những gì các nhà vật lý lượng tử ngày nay đề cập đến. Đức Phật đã đạt được một cái nhìn thấu đáo sâu sắc hơn về điều kiện con người, tuy nhiên khi Ngài quan sát thấy rằng:
Giáo Pháp tựa Cam lồ - ta đã khám phá ra
Thâm thúy, an lành, sáng rỡ chẳng tạp pha -
Nếu ta truyền dạy, người đời không hiểu được,
Nên tại rừng này ta im lặng - chẳng nói ra.
"Vào thời đó người ta thực hành thiền chỉ, phát triển sự tập trung và tin vào sự tồn tại của một cái NGÃ độc lập - Đức Phật đã phủ nhận điều đó. Sự hiểu biết tươi mới về thực tại của Ngài - rằng không hề có một cái TÔI độc lập như vậy - đã đưa Ngài đến với sự hiểu biết rằng đau khổ bắt nguồn từ sự vô minh (thiếu hiểu biết) và vì vô minh có thể được loại trừ bằng cách hiểu được thực tại, có thể đạt được sự chấm dứt đau khổ.
"Sau đó Ngài Long Thọ giải thích:
Nhờ diệt trừ nghiệp chướng não phiền - ta đạt được giải thoát an nhiên.
Phiền não Nghiệp duyên khởi sinh từ tư duy khái niệm.
Những tư duy này xuất phát từ sự tạo tác của vọng tâm;
Sự tạo tác này sẽ được đoạn trừ thông qua (liễu ngộ) tánh không.
Và:
Tham lam, sân hận và si mê,
Khởi lên hoàn toàn từ khái niệm
Chúng phát sinh trong sự phụ thuộc
Vào buồn, vui và định kiến sai lầm.
"Ngài Thánh Thiên là môn đệ của Ngài cũng chỉ ra tầm quan trọng như thế nào của sự hiểu biết rõ ràng về thực tại:
Khi xúc giác khắp lan tràn cơ thể
Thì xáo trộn hiện hành, khiến não phiền
Khéo chế ngự hỗn loạn này, bạn sẽ
Khắc phục não phiền, định tĩnh bình yên.
"Hiểu được thực tại rằng không có gì tồn tại một cách độc lập - và được kết hợp với ý thức vị tha - thì sẽ rất mạnh mẽ”.
Sau khi nghỉ giải lao để dùng trà, Richard Davidson đã hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, dưới ánh sáng của những gì Ngài đã nói, làm thế nào để có thể phát triển một phương pháp thế tục để hiểu về Tánh Không. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma trả lời rằng khi đã đưa ra một câu hỏi như vậy thì Ngài cảm thấy cần phải đưa ra một vài nền tảng.
"Tôi là một trong số 7 tỷ người đang sống ngày nay. Mỗi chúng ta đều có trách nhiệm suy nghĩ về nhân loại và sự tốt đẹp của thế giới, bởi vì nó ảnh hưởng đến tương lai của chính chúng ta. Chúng ta không phải được sinh ra trên hành tinh này vào thời điểm này để gây ra những vấn đề rắc rối; mà là để mang lại những lợi ích phúc lạc. Đây là điều mà tôi đã cam kết, cũng như tôi đã khuyến khích sự hòa hợp tôn giáo và tìm cách giữ cho nền văn hoá Tây Tạng được sống còn. Điều này là bởi chỉ có ở Tây Tạng thì truyền thống của Đại học Nalanda Ấn Độ với sự định giá sâu sắc của nó về thực tại và sự hiểu biết sâu sắc về hoạt động của tâm thức và cảm xúc mới được giữ gìn nguyên vẹn. Chúng tôi đạt được điều này thông qua sự nghiên cứu nghiêm ngặt và sử dụng logic và lý luận. Tôi không quan tâm đến việc tuyên truyền Phật giáo như vậy, điều tôi quan tâm hơn là việc làm cho những kiến thức xác đáng, thích hợp mà nó truyền tải được trở nên có hiệu lực và sử dụng được. Và đối với sự quan tâm mà Tâm thức và Đời sống đã thực hiện trong mục tiêu này, tôi thành thật rất biết ơn!”.
Davidson kết luận bản tóm tắt của ông về những diễn tiến trong tuần bằng cách thừa nhận rằng các nhà khoa học biết một số điều về não bộ, nhưng biết rất ít về lĩnh vực tâm thức và họ đang học hỏi từ sự tương tác của họ với các truyền thống thiền định. Ông bày tỏ lòng mong cầu Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma được trường thọ và tiếp tục truyền cảm hứng cho họ.
Chủ tịch Viện Tâm thức và Đời sống, Susan Bauer-Wu, trong lời cảm ơn của cô đã thừa nhận rằng, đây là một tuần lễ đặc biệt, không chỉ đối với những người trong phòng, mà còn đối với 500.000 người mỗi ngày đang theo dõi những gì đang diễn ra thông qua chương trình phát sóng qua mạng. Cô cảm ơn Tu viện Namgyal vì sự hiếu khách của họ trong suốt cuộc Hội nghị. Cô cũng cảm ơn các vị khách, các ban, ngành, ủy ban và nhân viên của Viện Tâm thức và Đời sống; các nhà tài trợ hảo tâm; và những người ủng hộ đã góp phần làm cho cuộc Hội nghị này trở nên khả thi. Cô dành lời cảm ơn đặc biệt cho Hội Tín Quỹ Đạt Lai Lạt Ma, Ấn Độ và “đồng đội tuyệt vời” của họ. Cuối cùng, Cô bày tỏ lòng tri ân đến Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vì món quà hào phóng về thời gian của Ngài.
Ngài trả lời rằng Ngài coi đó là nhiệm vụ của mình; và được thúc đẩy bởi những vần thơ của Ngài Tịch Thiên:
Được cỡi trên lưng con ngựa Bồ Đề Tâm
Điều đó xua tan mọi mệt mỏi chán phiền,
Ai đã biết đến Tâm này sẽ tiến từ niềm vui này đến niềm vui khác,
Làm sao có thể sa ngã trong sự thất vọng chán chường?
"Tôi rất vui vì đã được đóng góp một phần nhỏ. Thời gian trôi đi. Nếu chúng ta sử dụng nó một cách dại dột, thì chúng ta đã lãng phí nó; nhưng nếu chúng ta có thể phục vụ thì nó sẽ giá trị biết dường nào! Những người đồng loại của chúng ta, những người về thể chất, tinh thần và tình cảm giống như chúng ta, là những người mà chúng ta thực sự có thể giúp đỡ được. Đó là lý do tại sao sự cúng dường chân thật nhất để đảm bảo sự trường thọ của Bậc Thầy chính là cung cấp cho Vị ấy cơ hội để trở nên có hiệu quả.
"Về mặt thể xác chúng ta hiện giờ đang phải chia tay, nhưng tinh thần của chúng ta vẫn ở lại bên nhau. Hẹn gặp lại các bạn vào lần sau”.