Zurich, Thụy Sĩ - Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma gặp gỡ các thành viên của giới truyền thông tại khách sạn của Ngài ở Zurich sáng nay; Rudolf Högger - Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của Viện Tây Tạng, Rikon, đã cảm ơn Ngài vì đã quang lâm đến Viện.
Ngài trả lời: “Đó là bổn phận của tôi, cả hai gia sư của tôi đều có quan hệ với Tu viện Rikon - Tu viện Phật giáo Tây Tạng đầu tiên ở châu Âu.
“Bây giờ, bất cứ khi nào tôi có cơ hội được nói chuyện với các thành viên của giới truyền thông, tôi đều nói với họ về những cam kết chính của tôi. Trước hết, vì tôi là một con người - một trong 7 tỷ người đang sống hôm nay, tôi cố gắng chia sẻ với những người khác rằng, nguồn gốc thực sự của niềm vui của chúng ta chính là sự bình an trong tâm hồn. Thứ hai, đối với tôi - là một tu sĩ Phật giáo - ý tưởng rằng các tôn giáo khác nhau của chúng ta hiện nay đang gây ra những sự chia rẽ dẫn đến việc giết hại lẫn nhau - là điều không thể tưởng tượng nỗi! Các tôn giáo khác nhau sống hòa hợp bên cạnh nhau là điều có thể khả thi hay không? Theo trường hợp điển hình của Ấn Độ thì - vâng! một nghìn lần có thể! Thứ ba, với tư cách là một người Tây Tạng, tôi cam kết duy trì tri thức cổ xưa mà người Tây Tạng đã bảo tồn trong hơn một nghìn năm qua, cũng như ngôn ngữ Tây Tạng mà nó được thể hiện. Ngoài ra, tôi cam kết khuyến khích việc bảo vệ môi trường mong manh của Tây Tạng.
“Quý vị có thể báo cáo những câu chuyện giật gân khi bạn có thể, nhưng tôi yêu cầu các bạn cũng nên thông báo cho mọi người biết về việc chúng ta cần biết bao về việc duy trì những giá trị nội tâm!”
Người đặt câu hỏi đầu tiên muốn có được một lời khuyên về việc chia sẻ hạnh phúc với người khác trong khi cuộc sống vốn đã quá căng thẳng. Ngài trả lời:
“Hãy nhìn vào gương mặt của tôi! Lúc tôi 16 tuổi, tôi đã bị mất đi sự tự do; khi 24 tuổi, tôi đã bị mất luôn Tổ quốc của mình. Kể từ đó, tin tức từ Tây Tạng toàn gây ra những nỗi đau buồn, nhưng bởi vì tôi đã rèn luyện tâm trí của mình từ thời thơ ấu, nên tôi có thể giữ được sự bình an trong tâm hồn của mình. Nếu bạn gặp phải sự cố, hãy phân tích xem bạn có thể khắc phục được sự cố ấy hay không. Nếu bạn có thể, thì đó là những gì bạn nên làm. Nếu bạn không thể, thì sự lo lắng về nó sẽ không giúp ích được gì cả!
Một nhà báo khác hỏi liệu bà Aung San Suu Kyi đã sống đúng theo trách nhiệm của bà ở Miến Điện hay chưa. Ngài trả lời rằng, kể từ khi những vấn đề đầu tiên nổ ra, Ngài đã gặp Aung San Suu Kyi và kêu gọi bà hành động. Bà đã nói với Ngài rằng, tình hình rất phức tạp và thật khó khăn để người ngoài có thể hiểu được vai trò của các nhà lãnh đạo quân sự.
Ngài cũng có thể giải thích rằng, khi mọi người bỏ trốn khỏi quê hương vì nỗi sợ hãi đối với cuộc sống của họ, chúng ta phải cung cấp cho họ nơi trú ẩn và hỗ trợ giúp đỡ cho con cái của họ đối với sự giáo dục. Khi tình hình cải thiện, họ có thể muốn trở về nhà để xây dựng lại đất nước của mình. Ngài trích dẫn ví dụ về những người tị nạn Tây Tạng; hầu hết trong số họ đều muốn trở về Tây Tạng khi có thể, để tham gia xây dựng lại và phục hồi ở đó.
Ngài mô tả tầm quan trọng của Viện Tây Tạng về việc bảo tồn các phương pháp để giải quyết những cảm xúc tiêu cực, trưởng dưỡng những thái độ tích cực; và đạt được sự bình an trong tâm hồn. Vì đây là chuyến viếng viếng thăm thứ mười lăm của Ngài, thế nên Ngài được hỏi đến những điều mà Ngài thích về Thụy Sĩ.
“Đối với một điều - đó là Thụy Sĩ rất đẹp!” Ngài trả lời, “đối với điều khác - đó là có một số lượng rất đông người Tây Tạng đang sinh sống ở đây; vì vậy tôi đến đây để nói “Xin chào” với họ; và nhắc nhở họ đừng quên ngôn ngữ Tây Tạng hoặc di sản văn hóa phong phú của chúng tôi!”
Cuối cùng, khi được thỉnh cầu ban cho lời khuyên đối với giới trẻ Thụy Sĩ, câu trả lời của Ngài thật ngắn gọn và rõ ràng - “Hãy trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng từ bi! phát triển những giá trị của con người!”
Từ Zurich, chỉ mất 25 phút lái xe qua vùng nông thôn Thụy Sĩ xanh tươi để đến với làng Rikon và Viện Tây Tạng. Những người Tây Tạng đầy hoan hỷ, phụ lão và thiếu niên, đều xếp hàng trên đường, háo hức muốn được nhìn Ngài dù chỉ thoáng qua! Ngài chào đón họ thật nhiều trong khả năng có thể! và vẫy tay với những người khác trước khi đi bộ xuống Viện - nơi các vũ công và một sự chào đón theo truyền thống của người Tây Tạng đang chờ Ngài. Ngài đã tham gia vào buổi lễ khánh thành một ngôi nhà đèn mới, trước khi bước vào ngôi Chánh Điện của Viện, đảnh lễ bức tượng chính của Đức Phật và an toạ.
Chandzö dẫn đầu khoá lễ tụng kinh cầu nguyện cho sự trường thọ của Ngài, bao gồm những bài Kệ quy y, tứ Vô lượng Tâm, lời khẩn cầu Đức Phật, những bài Kệ cúng dường, khẩn nguyện mười sáu vị A-la-hán và cúng dường Mạn đà la. Trong quá trình đó, những bức tượng của ba Vị Bổn Tôn Trường Thọ được dâng cúng lên Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Tiếp theo là sự trì tụng Lời Cầu Nguyện Trường Thọ cho Ngài do hai Vị Gia Sư của Ngài trước tác; và lời khẩn cầu mười sáu vị A-la-hán được trì tụng thêm lại một lần nữa với câu “Nguyện nhờ phước lành này, Cầu mong Thầy trường thọ; Nguyện cầu cho Chánh Pháp, Lan rông khắp muốn phương!” được thêm vào ở mỗi bài Kệ.
Phát biểu với hội chúng, Viện trưởng Tu viện Rikon, Thượng Toạ Thupten Legmon, đã chào đón các đại diện của Chính phủ Thụy Sĩ, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma, các nhà tài trợ và những vị khách khác. Thượng toạ nói: “Chúng con đã hoàn tất buổi lễ quan trọng cầu trường thọ lên Đức Ngài, và chúng con xin hồi hướng bất cứ công đức nào mà chúng con đã tích lũy được trong 50 năm qua xin kính dâng lên Ngài vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Như Ngài đã khuyên, chúng con đang hướng dẫn giảng dạy cho giới trẻ về Phật giáo, cũng như những giáo lý về tình yêu thương và lòng từ bi trên quan điểm của thế tục”.
Tiến sĩ Karma Dolma Lobsang - Chủ tịch Viện Tây Tạng Rikon (TIR), trong bài phát biểu của mình, đã biểu lộ rằng thật hạnh phúc biết bao khi các thành viên của Viện Tây Tạng Rikon đã được Ngài quang lâm đến và tham gia lễ kỷ niệm 50 năm. Cô nhớ lại rằng, ban đầu, hai Vị chủ nhà máy - Henri và Jacques Kuhn - đã cung cấp việc làm cho người dân Tây Tạng, và đã hỏi rằng họ có thể làm gì để giúp cho việc bảo tồn văn hóa và tôn giáo Tây Tạng. Đó là cách mà Tu viện này được xuất hiện. Cô cũng đề cập đến thư viện quan trọng của Viện và các bước đã được thực hiện để làm cho Viện trở thành một trung tâm học tập.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma tuyên bố: “50 năm dường như là một thời gian dài trong bối cảnh cuộc sống lưu vong của chúng ta. Bắt đầu với nó là Hội Chữ thập đỏ đã mời 1000 người Tây Tạng định cư tại Thụy Sĩ; họ là nhóm người tị nạn Tây Tạng lớn nhất bên ngoài Ấn Độ. Chúng tôi không chỉ nghĩ đến sinh kế của chính mình khi chúng tôi lưu vong, mà chúng tôi muốn giữ cho văn hóa và tôn giáo của chúng tôi được sống còn. Tuy nhiên, tôi có thể nhớ lại việc nhìn thấy chư Tăng đi xây dựng những tuyến đường giao thông. Chúng tôi yêu cầu sự giúp đỡ của Chính phủ Ấn Độ trong việc tìm kiếm một nơi nào đó cho Chư Tăng cư ngụ.
“Họ cung cấp trại ở Buxa, nhưng chúng tôi phải đẩy cả 1500 Vị Tăng sĩ ở đó thay vì chỉ có 300 người như được đề nghị. Nó rất nóng và ẩm, thức ăn rất dễ bị hư, Chư Tăng bị nhiễm vi trùng TB (lao) mà họ không có khả năng miễn dịch. Tuy nhiên, cuối cùng, họ đã có thể được chuyển sang các tu viện ở các khu định cư mới, nơi mà chúng ta hiện đang có các cơ sở Sakya, Kagyu, Geluk và Nyingma.
“Trong thời gian đó, chúng tôi tham gia vào các cuộc thảo luận giữa khoa học Phật giáo và khoa học hiện đại. Chúng tôi đã có thể chỉ ra rằng, ngoài năm giác quan ý thức, chúng ta còn có ý thức tinh thần. Trong khi đó, sự giải thích về vũ trụ học của các nhà khoa học hiện đại đã làm rõ rằng Núi Tu Di là trục của vũ trụ - đơn giản là không tồn tại.”
Ngài đề cập đến truyền thống cũ của việc tôn vinh ‘Sáu Bậc Trang Sức và Hai Bậc Tối Thượng’- các Đạo sư Phật giáo Ấn Độ vĩ đại của quá khứ. Ngài nhận ra rằng họ là một phần của Đại học Nalanda, nhưng danh sách đó không đầy đủ. Nó không bao gồm một số Luận Sư có những luận thuyết rất quan trọng đối với khóa học Phật giáo Tây Tạng. Do đó, Ngài đã ủy thác đặt một bức tranh thangka mới và sáng tác một tác phẩm xưng tán dành cho mười bảy bậc Hiền Triết của Nalanda.
Ngài Thiện Hải Tịch Hộ đã thiết lập Phật giáo ở Tây Tạng vào thế kỷ thứ 8, theo lời thỉnh cầu của Hoàng đế Tây Tạng. Những gì Ngài đã mang đến cơ bản là truyền thống Nalanda, được đặc trưng bởi sự nghiên cứu nghiêm ngặt về triết học và tâm lý học trên cơ sở lý luận và logic.
Chúng ta bị lừa gạt bởi sự tham luyến và giận dữ, nhưng chúng ta có thể học cách giải quyết những cảm xúc này. Giận dữ có thể được giảm bớt nếu chúng ta thực hành để trưởng dưỡng tình yêu thương và lòng cảm kích. Tuy nhiên, trước tiên chúng ta phải đến với sự hiểu biết về bất kỳ lợi ích hoặc bất lợi nào mà cơn giận có thể mang lại. Chủ yếu, tâm sân giận luôn phá hủy sự bình an trong tâm hồn của chúng ta; trong khi đó - lòng yêu thương tử tế luôn giúp chúng ta có được bạn bè và loại bỏ nguy cơ bị lẻ loi cô đơn.
Nhìn vào đám đông, Ngài thừa nhận, “Tôi đã quen biết một vài người trong số quý vị trong một thời gian dài; và tôi có thể nhìn thấy tuổi tác hiện lên trên khuôn mặt của quý vị, và họ đã nhắc nhở tôi rằng tôi cũng đang già đi. Tôi muốn cảm ơn tất cả quý vị về sự giúp đỡ mà quý vị đã dành cho chúng tôi!”
Philip Hepp - Giám đốc điều hành của Viện Tây Tạng Rikon phát biểu lời cảm ơn. Ông cảm ơn Ngài đã quang lâm đến thăm Viện Tây Tạng lần thứ mười lăm, và nhận xét rằng mỗi lần Ngài quang lâm là một nguồn cảm hứng bất tận.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma chụp ảnh với Chư Tăng của Tu viện và các thành viên của Hội đồng TIR dưới ánh mặt trời bên ngoài Viện. Tiếp theo đó, họ tụ tập lại bên nhau một lần nữa để cùng thưởng thức bữa trưa. Sau đó, khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bước ra xe để trở về Zurich, một số bà mẹ Tây Tạng có thể được nhìn và nghe thấy thúc giục các cháu bé sơ sinh và thiếu nhi nhìn Ngài và nhìn vào mắt Ngài. Ngài mỉm cười và vỗ nhẹ vào đầu họ.
Ngày mai, sẽ có thêm buổi lễ kỷ niệm Viện Tây Tạng Rikon tại Eulachhalle ở Winterthur.