Amsterdam, Hà Lan - Sáng hôm qua, dưới bầu trời xanh đầy nắng, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma bay từ Malmö đến Rotterdam. Ngài đã được cung đón tại sân bay bởi các thành viên của Hội Đạt Lai Lạt Ma - những người đã tổ chức chuyến viếng thăm của Ngài tới Hà Lan - và họ đã đi xe vào thành phố Rotterdam. Khoảng 200 người Tây Tạng, nhiều người trong số họ là trẻ em, và những người thiện nguyện khác đã tụ họp trước khách sạn để cung đón khi Ngài quang lâm. Ngài đã đi bộ qua đoạn đường hết chiều dài của những rào cản mà họ dựa vào đó để quay lại thể hiện sự cung chào của họ. Các vũ công Tây Tạng biểu diễn trên sân trước của khách sạn. Ngài được cúng dường một sự cung đón theo truyền thống Tây tạng ngay cạnh cửa khách sạn. Có nhiều người hơn đã tụ tập ở tiền sảnh phía bên trong.
Khi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đến phòng của Ngài, Đại sứ Ấn Độ tại Hà Lan, Ngài Venu Rajamony và phu nhân của ông đã dành cho Ngài một cuộc gọi lịch sự ngắn gọn. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng gặp bốn người đại diện cho một nhóm lớn hơn của 12 nạn nhân bị cáo buộc nói rằng các Thầy Tăng Sĩ Tây Tạng đã lạm dụng họ về mặt thể chất hoặc tâm lý. Họ đã trình bày với Ngài những chứng cứ ghi bằng văn bản về những gì họ nói đã xảy ra với họ và thỉnh cầu Ngài giải quyết vấn đề.
Sáng sớm hôm nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã đi xe hơn 80 km từ Rotterdam đến Amsterdam, Ngài được Giám đốc Cathelijne Broers cung đón tại Nieuwe Kirk. Cô ta hộ tống Ngài vào tòa nhà cổ 600 năm, trước một hội thánh của 450 thành viên. Trong lời phát biểu chào mừng, cô đã đề cập rằng có những người từ mọi tầng lớp xã hội, kể cả gia đình hoàng gia, trong nhà thờ và họ được nhiều người trên khắp thế giới tham gia phát trực tiếp sự kiện. Cô nói: “Hãy kết nối thông qua lòng từ bi và công nghệ, và kính mừng cuộc đời của Đức Phật qua các tác phẩm nghệ thuật, cổ xưa và hiện đại, bao gồm cả “Cây” của Ai Wei Wei, mà Ngài đang ngồi ở phía bên dưới. Chúng con đã tập hợp những người trẻ tuổi và các nhà khoa học để thảo luận với Ngài ạ!”
Người điều hành - Christa Meindersma - giải thích rằng sẽ có hai cuộc thảo luận nhóm và mỗi cuộc khoảng 40 phút - Cuộc thảo luận đầu tiên sẽ tập trung vào ‘Người Máy và TelePresence’, và cuộc thảo luận thứ hai sẽ liên quan đến ‘Bệnh tật, Lão hóa và Cái chết’.
Sau một đoạn video ngắn về ‘Người Máy và TelePresence’, cô đã giới thiệu một cô gái trẻ đến từ Anh, Tilly Lockey, người bị viêm màng não khi cô 15 tháng tuổi, đã bị mất đi hai cánh tay. Cô đã bị dự kiến là sẽ chết, nhưng cô đã sống sót. Tilly thưa với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma: “Con đã bị mất hai cánh tay từ lúc con còn quá nhỏ, cho nên con không có ký ức về việc có đôi tay, nhưng con đã làm việc với các nhà công nghệ - những người đang phát triển những chân tay cơ năng học này. Con không ngại về sự khác biệt này, và con biết rằng những người khác đột nhiên mất đi chân tay và công trình mà chúng con đang làm có thể hỗ trợ cho họ.”
Tilly hỏi Ngài về công nghệ và lòng từ bi có thể giúp đỡ người khác trên khắp thế giới như thế nào. Ngài trả lời,
“Máy móc rất quan trọng, nhưng chúng cần phải được kiểm soát bởi con người. Con người chúng ta không chỉ là những thực thể thể chất, mà chúng ta còn có cả tâm thức. Khi chúng ta được thúc đẩy bởi cảm xúc tích cực, hành động thể chất của chúng ta sẽ mang tính xây dựng. Tâm lý học hiện đại hiểu biết về tâm thức giác quan, nhưng không phân biệt rõ ràng với ý thức tinh thần, bao gồm những cảm xúc như giận dữ. Tôi rất cảm kích sự thoải mái và nhẹ nhàng mà công nghệ có thể cung cấp, nhưng tôi muốn nhìn thấy hiệu quả của nó được thực hiện ở những nước kém phát triển, nơi vẫn còn có nhiều sự đau khổ.”
Christa Meindersma giới thiệu học giả Giáo sư Martin Steinbuch, người giữ chức Chủ tịch của Người Máy tại Đại học Singularity, và học viên Karen Dolva, nhà phát triển AV1, Người Máy telepresence đầu tiên trên thế giới. Một đoạn video ngắn giới thiệu về Jade, ở Anh, người bị một tình trạng bệnh kinh niên ngăn cản cô ấy rời khỏi nhà trong một thời gian dài. Người máy telepresence, trong đó bao gồm một đầu và vai di động, cho phép cô tham gia các lớp học ở trường ngay cả khi cô không thể đi được và cho phép cô ở lại trong vòng lặp với bạn bè của cô. Nó có một kết nối âm thanh hai chiều, nhưng chỉ Jade, nhà điều hành, có quyền truy cập vào một nguồn cấp dữ liệu video. Câu hỏi của cô dành cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma là đã từng có một nữ Đạt Lai Lạt Ma hay không; và nếu không - thì có thể có một Vị Đạt Lai Lạt Ma như thế trong tương lai hay không?
Ngài trả lời rằng Ngài đã được hỏi về điều này nhiều lần trong nhiều năm và đã trả lời rằng, nếu một cơ thể nữ sẽ hữu ích hơn, thì tại sao lại không? Ngài thẩm định lại điều này bằng cách nói thêm rằng việc sẽ tiếp tục có một Đức Đạt Lai Lạt Ma trong tương lai hay không là do người Tây Tạng, người Mông Cổ và người dân của Vùng Himalaya quyết định.
Khi Christa Meindersma hỏi Jade AV1 có nghĩa gì với cô ấy, cô ấy đã nói rõ ràng rằng nó mang lại cho cô ấy sự tự do để đi học và theo kịp với bạn bè của mình. Karen Dolva nói thêm rằng người máy telepresence, cũng có thể hữu ích cho những người cao tuổi bị hội chứng Alzheimer, không thay thế được sự tiếp xúc của con người, nhưng làm tăng thêm nó và giữ cho nó được sống động.
Ngài hỏi nghiêng về robot, “Này Máy Tinh Vi! Bạn có thể đọc được suy nghĩ của tôi không? Công nghệ này thật tuyệt vời, nhưng tôi không tin nó có thể tái tạo tâm thức con người. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể chứng minh là tôi sai.”
Martin Steinbuch đã mang theo một robot chơi với anh ta, một con khủng long có kích thước của một em bé nhỏ.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma quan sát, “Những máy móc này là những thiết bị vật chất, nhưng chúng ta cũng phải suy nghĩ về ý thức. Ý thức tỉnh giác của chúng ta phụ thuộc vào bộ não và các cơ quan cảm giác của chúng ta và chúng tương đối thô. Khi chúng ta nằm mơ thì các giác quan đang trong lúc nghỉ ngơi. Trong trạng thái giấc ngủ sâu, thì ý thức sẽ vi tế hơn; lúc chúng ta bị ngất xỉu bất tỉnh và vân vân, thì ý thức lại càng vi tế hơn nữa; ý thức đạt đến mức độ vi tế nhất sẽ được hiển lộ vào thời điểm chết. Có những trường hợp của các hành giả, như gia sư của tôi, cơ thể của Ông vẫn còn tươi tắn trong mười ba ngày sau cái chết lâm sàng - sự ngừng đập của nhịp tim và cái chết của não bộ - bởi vì ý thức vi tế đó vẫn còn duy trì trong đó.”
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma giải thích rằng, nhà tâm lý học Richie Davidson thuộc Đại học Wisconsin – Madison đã thực hiện một dự án để điều tra những gì đang diễn ra. Ngài chỉ ra rằng, mặc dù công nghệ có thể cải thiện nhãn thức và nhĩ thức, nhưng nó có rất ít ảnh hưởng đến mức độ vi tế của ý thức, tuy nhiên nó vẫn có thể được mở rộng vô hạn. Các giá trị nội tâm liên quan đến tâm thức và Ấn Độ cổ đại rất giàu kiến thức hiểu biết về sự hoạt động của tâm thức; đó là kết quả của các sự thực hành để tu luyện một tâm thức định tĩnh (shamatha) và trí tuệ phân tích sâu sắc (vipashyana). Sự thành tựu của Đức Phật là kết quả của những thực hành như thế.
Khi được yêu cầu nói về người máy tự học và liệu họ có thể phát triển sự đồng cảm hay không, Martin Steinbuch giải thích rằng họ có thể học hỏi nhanh về hành vi của con người và có thể phát triển trí thông minh cấp tính. Ngài hỏi liệu họ có thể an ủi một người buồn bã và mất tinh thần hay không; và ông tuyên bố rằng họ có thể; điều đó đã phần nào khiến cho Ngài ngạc nhiên. Khi phần thảo luận đầu tiên kết thúc, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã thổi những nụ hôn cho Jade qua người máy telepresence AV1 của cô.
Trong cuộc thảo luận thứ hai về 'Bệnh tật, Lão hóa và Cái chết', người điều phối chương trình đã giới thiệu các thành viên của cuộc hội thảo: học giả Kris Verburgh - một bác sĩ và nhà nghiên cứu y học; hành giả Liz Parrish - Giám đốc điều hành của Khoa học Bioviva; học giả Jeantine Lunshof - một nhà triết học và nhà đạo đức sinh học; và người trẻ tuổi Selma Boulmalf - một sinh viên tôn giáo tại Đại học Amsterdam; và cựu sinh viên của Trường Cuối tuần IMC. Câu hỏi đầy thách thức được nêu ra là, "Bạn có muốn sống được 1000 tuổi không?"
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đã vặn lại rằng, điều cần thiết phải thực tế và câu hỏi đã thể hiện sự suy nghĩ thiếu thực tế. Ngài quan sát rằng, người Ấn Độ Sadhus và những người khác đã cố gắng đạt được một mục tiêu như vậy thông qua yoga và kiểm soát hơi thở, nhưng đã không có ai sống được hơn 200 năm. “Trái đất của chúng ta sẽ biến mất, mặt trời của chúng ta sẽ biến mất, và ngay cả thiên hà của chúng ta cuối cùng cũng sẽ biến mất, vì vậy sẽ không thực tế khi nghĩ rằng chúng ta sẽ tránh được cái chết.” Verburgh đồng ý rằng viễn cảnh sống ngoài 120 tuổi là rất ít, nhưng công trình thí nghiệm gần đây được thực hiện với những con chuột đã cho thấy rằng chúng đã được trẻ hoá lại một cách thuyết phục.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma suy đoán rằng, dân số thế giới của con người sẽ tăng lên vượt quá 10 tỷ, mà dù sao thì cũng sẽ là quá lớn đối với sự cung cấp của nguồn tài nguyên thiên nhiên. Ngài đã khuấy động một tràng cười vang dội từ phía khán giả khi gợi ý rằng một phương pháp kiểm soát dân số phi bạo lực sẽ là việc nên có nhiều người trở thành Tăng sĩ và Ni Cô.
Selma Boulmalf tuyên bố rằng cô sẽ không muốn sống thọ hơn 150 tuổi, điều này sẽ loại bỏ sự lựa chọn mà một tuổi thọ giới hạn dành cho họ. Cô nói, “Hơn nữa, là một người Hồi giáo, tại sao tôi phải muốn ở lại trong thế giới tạm bợ này?" Cô hỏi Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma về việc bệnh tật có bất kỳ vai trò có ý nghĩa nào trong cuộc sống hay không. Ngài nói với cô rằng, Ngài nghĩ rằng đối mặt với nỗi đau và sự khó khăn sẽ nhắc nhở những tín hữu về Đức Chúa và con đường tôn giáo của họ. Ngài nói thêm rằng ở độ tuổi của Cô, Ngài là một học sinh lười biếng, nhưng cũng giống như người Hồi giáo học thuộc lòng những thánh thư của họ, Phật tử Tây Tạng cũng học thuộc lòng các bản văn và nghiên cứu từng chữ một. Ngài giải thích về ba mức độ kiến thức: sự hiểu biết cơ bản thu thập được bằng cách nghe hoặc đọc (văn); sự tự tin bắt nguồn từ tư duy phê phán (tư); và kinh nghiệm phát sinh từ sự hiểu biết quen thuộc sâu sắc hơn trong thiền định (tu).
Liz Parrish giải thích rằng, liệu pháp gen không cần kéo dài tuổi thọ mà bằng cách khắc phục các xu hướng đối với bệnh tật có thể cải thiện được chất lượng của nó. Jeantine Lunshof muốn biết tại sao con người lại muốn sống lâu hơn. Ngài nói với cô rằng, ngay cả những con vật cũng thích sống và di chuyển để bảo vệ chính nó. “Tất cả chúng ta đều yêu cuộc sống và cái chết sẽ chấm dứt nó. Chúng ta có xu hướng sợ chết vì nó là một bí ẩn, nhưng qua rèn luyện, chúng ta có thể phát triển sự tự tin trong cuộc sống tiếp theo ở kiếp sau.”
Christa Meindersma thông báo rằng đã hết thời gian dành cho cuộc thảo luận. Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nắm lấy cơ hội nhìn lại thế kỷ 20 và bạo lực khủng khiếp đã xảy ra trong các cuộc chiến tranh khác nhau. Ngài lưu ý "Tuy nhiên, vào cuối thế kỷ dường như đã có một sự thay đổi thái độ khi mọi người thể hiện một sự phản đối đối với bạo lực hơn nữa và những đau khổ mà nó liên quan. Nếu chúng ta có thể mở rộng xu hướng này vào thế kỷ 21, thì sẽ có hy vọng cho tương lai. Chúng ta cần phải tập trung vào ý thức về sự hợp nhất của nhân loại và duy trì sự hòa hợp tôn giáo, mà Ấn Độ là một điển hình hết sức sinh động. Nếu sự hòa hợp tôn giáo có thể phát triển ở đó, thì tại sao lại không thể ở những nơi khác?”
Diederick Croese của Đại học Singularity phát biểu lời cảm ơn đến các thảo luận viên, các nhân viên của nhà thờ, các nhà tổ chức và tất cả những người đóng góp cho sự kiện đầy phấn khởi của buổi sáng. Ngài đã tặng cho những người tham gia khác nhau với những chiếc khăn lụa trắng theo phong tục của người Tây Tạng.
Trong cuộc họp với các thành viên của giới truyền thông ngay sau đó, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận xét rằng công nghệ rõ ràng có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm bớt sự mệt nhọc về mặt thể chất, nhưng sự an lạc trong tâm hồn và vai trò của các nguyên tắc đạo đức thì không thể bỏ qua. Ngài nhận xét rằng, nền giáo dục hiện tại đặt mục tiêu vào vật chất, đưa đến những khát vọng cho một lối sống vật chất hơn và có rất ít sự chú ý đến các giá trị nội tâm.
Ngài thừa nhận rằng, sự khắt khe của Đức Phật về hành vi tình dục không chỉ giới hạn ở các thành viên của cộng đồng tu viện, mà còn liên quan đến các Cư sĩ. Ngài nói rằng Ngài đã đề nghị những vấn đề mà các Tăng sĩ Phật giáo lạm dụng cần phải được nêu ra tại một hội nghị của các nhà lãnh đạo tôn giáo trong tháng mười một tới.
Ngài bày tỏ sự không tán thành về việc sử dụng công nghệ để giám sát áp bức, nhưng lưu ý rằng vấn đề nằm ở động lực của thủ phạm và cách nó được sử dụng hơn là chính bản thân của công nghệ. Ngài nhắc lại rằng, các nguyên tắc đạo đức là cơ sở nền tảng cho các cá nhân, gia đình và cộng đồng sống một cuộc sống hạnh phúc.
Bị thách thức để nói tại sao, khi đối mặt với biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu, chúng ta lại tiếp tục bay, Ngài gợi ý rằng giáo dục về biến đổi khí hậu là điều rất cần thiết. Ngài cũng than thở về sự rút lui của Mỹ khỏi các hiệp ước Paris. Trong khi chấp nhận rằng những chuyến máy bay là một nguyên nhân gây nên sự ô nhiễm, nhưng Ngài gợi ý rằng việc cấm bay hoàn toàn hoặc cấm tất cả các xe hơi sẽ là một bước cực đoan. Ngài đề nghị thay vì thông qua một giải pháp cởi mở, cân bằng và có tầm nhìn xa rộng lớn hơn.
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma xem các tác phẩm nghệ thuật khác nhau, chủ yếu là các bức tượng và tranh vẽ, đã tạo nên cuộc triển lãm minh họa cho 'Cuộc đời của Đức Phật'. Ngài đặc biệt quan tâm đến một bức tượng của Đức Phật nhịn ăn và một bức tranh thangka về mười hai hành trạng của cuộc đời Đức Phật. Ở cuối, trong một hốc tường nhỏ, người bạn cũ của Ngài - Erica Terpstra đã tặng cho Ngài một bản copy cuốn sách của con của cô ta về cuộc đời của Đức Phật, mà Ngài đã ban cho lời tựa đầu sách. Khi cô thỉnh cầu Ngài ký vào bản copy của chính mình, Ngài đã thực hiện việc đó với điều kiện là cô ký vào bản copy mà cô đã tặng cho Ngài.
Sau đó Ngài được giải trí để dùng cơm trưa với những người bạn cũ và những người ủng hộ Tây Tạng. Cuối cùng, hiện ra từ nhà thờ trong ánh mặt trời rực rỡ, Ngài đã nhìn thấy trên 300 người Tây Tạng và những người bạn khác đang chờ đợi để được diện kiến Ngài. Trong đó có nhiều trẻ em và Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma vươn tới nhiều người trong khả năng có thể - để bắt tay, vỗ má và cười với họ trước khi lên xe để trở về khách sạn.
Ngày mai, Ngài sẽ gặp gỡ những người Tây Tạng và diễn thuyết về đề tài “Vì sao lòng từ bi là điều cần thiết trong thế giới khó khăn của chúng ta”.