Thekchen Chöling, Dharamsala, Ấn Độ - Nhóm các nhà lãnh đạo thanh niên đến từ các quốc gia bị xáo trộn bởi sự xung đột, và những người ủng hộ họ từ Viện Hòa bình Hoa Kỳ (USIP) - những người đã diện kiến Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma ngày hôm qua - đã tập hợp trong khán phòng của Ngài vào sáng nay. Khi bước vào phòng, Ngài mến chúc mọi người một buổi sáng tốt lành và bắt tay với những người trong tầm tay với của Ngài.
Cô Nancy Lindborg - Chủ tịch USIP và cũng là người điều hành cuộc trò chuyện - đã chỉ ra rằng mỗi nhà lãnh đạo thanh niên đang hiện diện và những người đã tham dự các cuộc gặp gỡ tương tự trong những năm trước, tất cả là 106 vị, đã được chọn là những người xây dựng hòa bình. Cô thưa với Ngài rằng trọng tâm phần đầu tiên của các cuộc thảo luận buổi sáng sẽ là vấn đề giáo dục.
Để bắt đầu, một phụ nữ trẻ đến từ Venezuela đã báo cáo rằng, người dân ở đất nước cô bị chia rẽ bởi lòng thù hận. Cô hỏi làm thế nào để khuyến khích sự tha thứ. Ngài nói với cô rằng giữa các cá nhân trả thù nhau bằng cách giết hại trở lại nữa thật chẳng ích lợi gì. Tuy nhiên, nó có thể hữu ích ở cấp quốc gia hoặc cộng đồng - bằng cách là không khoan dung với những gì đã xảy ra mà là cần phải chống lại nó. Ngài trích dẫn trường hợp của Ba Lan - nơi mà Lech Walesa - người mà Ngài biết rất rõ - và phong trào Đoàn kết, đã thách thức quyền lực cộng sản. Ngài đề nghị, thỉnh thoảng, sẽ rất tốt nếu như chúng ta luôn đứng vững trong sự phản đối với hoàn cảnh mà ta không ủng hộ.
Ngài khuyên một nhà lãnh đạo thanh niên đến từ Nam Sudan - người bày tỏ lo ngại rằng những người trẻ tuổi trong số những người dân của cô đòi hỏi một chút sự tôn trọng, không hề lo lắng về những gì mà các bậc tiền bối của họ đã nói - Ngài khuyên rằng: “Khi họ chứng kiến những hành động mà bạn đang thực hiện, họ sẽ rất ấn tượng!”.
Một người xây dựng hòa bình đến từ Afghanistan than thở rằng người dân làng phản đối sự giáo dục, đặc biệt là đối với trẻ em gái; và cậu muốn biết làm thế nào để chống lại thái độ cản trở như thế.
Ngài trả lời: “Hôm qua tôi đã đề cập rằng một số thái độ tôn giáo cố thủ hoặc phong tục xã hội lâu dài có thể khó thay đổi. Bạn cần phải làm việc với nó từ từ và kiên trì rồi sự thay đổi sẽ đến. Cố gắng để thay đổi mọi thứ nhanh hơn đòi hỏi phải làm một cuộc cách mạng.
Một thanh niên Nigeria - người đã thành lập Đại sứ vì Hòa bình - đã hỏi làm thế nào mà Ngài đã vượt qua sự kháng cự đối với công việc của Ngài khi còn trẻ. Ngài nói với cậu ta rằng Ngài dựa vào việc giáo dục những người có liên quan, cố gắng mang đến cho họ một viễn cảnh thực tế hơn. Khi mọi người có đầu óc hẹp hòi và thiếu hiểu biết thì trở ngại chính là sự thiếu hiểu biết, mà phương thuốc duy nhất của nó là sự giáo dục. Vào năm 1962, khi chúng tôi công bố một điều lệ dân chủ bao gồm một điều khoản về việc giới hạn quyền lực của Đạt Lai Lạt Ma, và một lần nữa khi tôi rút khỏi trách nhiệm chính trị, mọi người không muốn chấp nhận nó. Tôi đã phải cố nài nỉ họ.”
Ngài khuyên một người Somalia trẻ tuổi rằng, tham gia vào cuộc đối thoại và nói chuyện thông qua là cách duy nhất đúng đắn để kiềm chế mọi người có ý định duy trì xung đột bạo lực. Ngài nói rằng điều quan trọng là phải làm rõ rằng trong những cách suy nghĩ cổ hủ của thế kỷ 21, việc chúng ta phụ thuộc vào việc sử dụng vũ lực, là không còn phù hợp nữa.
Ngài giải thích với một người Miến Điện trẻ tuổi rằng, Đức Phật đã đưa ra những giáo lý khác nhau cho những thính giả khác nhau vì những khuynh hướng tinh thần căn cơ khác nhau, đó là điều mà chúng tôi tôn trọng. Do đó, chúng ta cũng nên tôn trọng các truyền thống tôn giáo khác nhau, cho dù sự mâu thuẫn rõ ràng đối với quan điểm triết học của họ như thế nào.
Một người xây dựng hòa bình ở Colombia tiết lộ rằng - khi còn nhỏ, cô ấy đã ngập tràn sự sợ hãi và bây giờ quan tâm đến việc làm thế nào chúng ta có thể rèn luyện bản thân để phát triển một trái tim và tâm thức lành mạnh.
Ngài đã trả lời: “Trước tiên, bạn cần phải tìm sự an lạc nội tâm trong chính mình. Khi tâm trí của bạn quá rối loạn, nó sẽ tạo ra nhiều vấn đề rắc rối hơn. Ví dụ, chúng ta đang phải đối mặt với tất cả các vấn đề về thế giới, dân số ngày càng gia tăng, sự nóng lên toàn cầu và khủng hoảng khí hậu. Nếu chỉ nghĩ về những điều ấy thôi là không đủ, chúng ta cần phải hành động. Nhưng để làm được điều đó chúng ta cần phải đánh giá xem có một giải pháp khả thi hay không. Đức Phật đã nói rõ về sự thật đau khổ, nhưng Ngài cũng giải thích rằng sự đau khổ là do nguyên nhân và điều kiện; và có thể đưa ra sự chấm dứt đối với nó. Bước đầu tiên quan trọng là thừa nhận rằng có một vấn đề trước khi bạn tìm kiếm giải pháp.
Chúng ta có một trí thông minh độc đáo của con người. Chúng ta nên sử dụng nó để giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt, và không bao giờ từ bỏ hoặc tự nói với mình rằng không có hy vọng. Nếu bạn có một mục tiêu tích cực và bạn có động lực tốt vì hạnh phúc của tha nhân, thì cho dù khó khăn đến mức nào để đạt được, bạn vẫn nên quyết tâm. Trong trường hợp của người Tây Tạng chúng tôi, vì chúng tôi tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà cả hai bên cùng có lợi, thế nên chúng tôi có lý do để giữ vững sức mạnh của mình. Bạn phải có sự tự tin, trung thực và chân thành.
Ngài giải thích rằng Ngài lấy cảm hứng sâu sắc từ một câu thơ được trước tác bởi một bậc thầy Nalanda ở thế kỷ thứ 8:
“Cho đến khi nào không gian còn tồn tại,
Và đến khi nào chúng sinh vẫn hiện còn,
Tôi nguyện ở lại cho đến thời điểm ấy,
Để tận trừ những đau khổ của thế gian”.
Ngài cười khúc khích và nói thêm rằng, cùng một vị thầy đã đưa ra lời khuyên thiết thực hơn nữa là: “Tại sao phải lo lắng về điều gì đó nếu nó có thể được khắc phục? Và có lợi ích gì đâu khi lo lắng về vấn đề gì đó nếu nó không thể khắc phục được?
Chỉ có sự cầu nguyện thôi thì không đủ để có được sự an lạc nội tâm, bạn phải xem xét coi thử điều gì đã làm phiền tâm trí của bạn, và hãy loại bỏ nó. Tương tự như vậy, chỉ cầu mong được khoẻ mạnh thôi thì không đủ để chữa trị về bệnh tật cho thân thể; bạn phải uống thuốc theo đúng toa quy định. Tôi rất kính trọng Truyền thống Pali, đại diện cho nền tảng của các giáo lý Đức Phật. Tuy nhiên, những gì tôi đã học được từ Truyền thống Nalanda là tầm quan trọng của việc sử dụng lý trí để kiểm tra nguyên nhân của những gì sai lầm và tìm cách ngăn chặn chúng.
Một người xây dựng hòa bình khác đến từ Sudan đã hỏi làm thế nào mà Ngài đã khuyến khích nhân dân của mình vượt qua được sự khác biệt của họ và cùng làm việc chung với nhau. Ngài trả lời rằng ảnh hưởng mạnh mẽ của Phật giáo và tinh thần bất bạo động trong toàn xã hội Tây Tạng đã tạo ra một sự khác biệt lớn. Ngày xửa ngày xưa, người Tây Tạng cũng hiếu chiến như người Mông Cổ, nhưng cuộc gặp gỡ của họ với giáo lý của Đức Phật đã khiến cho họ bình an và dễ chịu hơn.
Ngài làm sáng tỏ: “Những ngày này, nhiều người Trung Quốc đã rất ngưỡng mộ người Tây Tạng về nền tảng bất bạo động. Đối với 120 ngàn người trong cuộc sống lưu vong của chúng tôi, Ấn Độ là ngôi nhà tinh thần của chúng tôi. Chúng tôi đã kết hợp tốt với những người mà chúng tôi đang cùng chung sống - dù họ là người Ấn Độ, Thụy Sĩ hay Mỹ. Thật vậy, người Tây Tạng đã được đánh giá cao về sự ảnh hưởng an bình định tĩnh mà sự hiện diện của họ đã mang đến các khu vực bộ lạc ở Orissa và thậm chí ở thành phố Chicago.
Một lãnh đạo thanh niên Syria đến từ Damascus đã trốn thoát sang Thổ Nhĩ Kỳ. Suy ngẫm về lòng biết ơn to lớn mà cậu ta cảm thấy - cậu hỏi người Tây Tạng đã thể hiện lòng biết ơn đối với đất nước chủ nhà như thế nào.
Tình hình của chúng tôi có thể là độc nhất vô nhị. Vào thế kỷ thứ 8, Phật giáo - cụ thể là Truyền thống Nalanda - đã được truyền từ Ấn Độ đến Tây Tạng và đã được giữ gìn sống còn kể từ đó. Do đó, chúng tôi có một sự quan tâm đặc biệt đối với Ấn Độ.
Khi lần đầu tiên tôi đến Ấn Độ vào năm 1956, tôi đã kết bạn với Tổng thống Rajendra Prasad, Phó Tổng thống Radhakrishnan và Thủ tướng Nehru và nhiều người Gandhi khác. Sau đó khi chúng tôi trốn thoát khỏi Tây Tạng vào năm 1959, những quan chức Ấn Độ này đã sẵn sàng chấp nhận chúng tôi. Về phần chúng tôi, chúng tôi cảm thấy mình đã đến được một đất nước mà chúng tôi có sự tôn trọng nội tại sâu sắc, bởi vì Bồ Đề Đạo Tràng đang ở đây.
Với sự hỗ trợ của Chính phủ Ấn Độ, chúng tôi đã thiết lập lại hệ thống giáo dục của mình, trong đó chư Tăng Ni có thể học tập từ 20 năm trở lên. Bây giờ, tôi đã cố gắng làm hồi sinh lại sự quan tâm đến kiến thức Ấn Độ cổ đại. Tôi tin rằng Ấn Độ là quốc gia duy nhất có thể kết hợp nền giáo dục hiện đại với sự hiểu biết của người Ấn Độ cổ đại về hoạt động của tâm thức. Đó là điều mà thế giới đang rất cần.
Ngài đã trả lời về cuộc điều tra của một nhà lãnh đạo thanh niên người Colombia về cách thúc đẩy hòa bình, bằng cách chỉ ra rằng chẳng có lý do chính đáng nào để phải bạo lực cả; và có những lý do rất chính đáng để trở nên định tĩnh và từ bi.
Một phụ nữ trẻ đến từ Nam Sudan muốn biết người phụ nữ có vai trò gì trong việc định hình triển vọng của Ngài. Ngài nói với cô ấy rằng đối với hầu hết chúng ta, người mẹ chính là người Thầy đầu tiên của chúng ta. Trong trường hợp của Ngài, mẹ Ngài là người đầu tiên thể hiện lòng từ bi dành cho Ngài. Ngài nhận xét rằng, vì người phụ nữ đặc biệt có kỹ năng trong việc thúc đẩy lòng từ bi và các giá trị nhân văn, do vậy người phụ nữ nên đóng vai trò hàng đầu trong việc tạo ra một xã hội nhân ái hơn.
Ngài đã làm sáng tỏ một cuộc điều tra về sự tái sinh trong tương lai của Ngài, cho thấy rằng các tổ chức như vậy xuất phát từ một thời đại phong kiến và đã lỗi thời. Tuy nhiên, Ngài thừa nhận rằng trong suy nghĩ về kiếp sau của chính mình, Ngài lấy cảm hứng từ Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ nhất, người đã bác bỏ ý tưởng sinh ra ở cõi trời hay cõi tịnh độ. Thay vào đó, Ngài bày tỏ sở thích được sinh ra ở một nơi đau khổ, như một con người, để Ngài có thể giúp đỡ những người khác.
Đáp lại một người Kurd trẻ tuổi hỏi làm thế nào để giữ được niềm hy vọng, Ngài bày tỏ lòng ngưỡng mộ đối với sự kiên cường của những nỗ lực của người Kurd để duy trì văn hóa và bản sắc của họ. Ngài chỉ ra rằng chúng ta đang ở thế kỷ 21 và không còn cần phải bị ràng buộc bởi những lối suy nghĩ cổ hủ nữa. Ngài mong chờ đến lúc mà tất cả người Kurd có thể được đoàn kết lại ở một nơi. Ngài đề xuất rằng, một cách để đạt được mục tiêu như vậy sẽ là sự hình thành một cơ thể thế giới với tầm vóc của Liên Hợp Quốc, thay vì đại diện cho các chính phủ, thì nó sẽ thực sự đại diện cho các dân tộc.
Nancy Lindborg đã kết thúc cuộc trò chuyện, Cô thưa với Ngài rằng cô không thể nào cảm ơn Ngài cho đủ cả! Cô cảm ơn nhiều người mà nếu không có họ thì cuộc gặp gỡ này sẽ không thể diễn ra được.
Ngài kết luận: “Thời gian không bao giờ đứng yên, nó luôn luôn tiếp tục di chuyển. Quá khứ đã nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta, nhưng tương lai vẫn còn nằm trong tay ta. Để định hình được tương lai, chúng ta nên sử dụng trí thông minh của mình và hãy nỗ lực ngay bây giờ. Mặc dù tình trạng hiện tại của chúng ta có thể không được hạnh phúc, nhưng chúng tôi có thể thay đổi nó. Sẽ chẳng có ích lợi gì nếu bị trở nên mất tinh thần. Trước kia, các cộng đồng nhỏ có thể đã bị cô lập và chỉ biết hướng vào cộng đồng của mình, nhưng ngày nay công nghệ đã cho chúng ta một cộng đồng nhân loại để chúng ta có thể làm việc cùng nhau. Tôi mong đợi một sự thay đổi tích cực.