New Delhi, Ấn Độ - Sáng nay, Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma đi xe ngang qua New Delhi để đến Trung tâm Quốc tế Ấn Độ (IIC), nơi mà Ngài được Viện Nghiên cứu Cao cấp Ấn Độ (IIAS) mời đến để thuyết trình bài Tưởng niệm Sarvepalli Radhakrishnan lần thứ 24. Tiến sĩ Radhakrishnan là Phó Tổng thống đầu tiên của Ấn Độ và là Vị Tổng thống thứ hai. Ông thành lập Viện Nghiên cứu Cao cấp Ấn Độ (IIAS) vào năm 1965 tại nơi từng là Vice-Regal Lodge và sau đó là Rashtrapati Niwas, Shimla.
Khi Ngài bước lên khán đài được dựng trên bãi cỏ đài phun nước IIC, Ngài đã chào đón, mỉm cười và vẫy tay chào nhiều người bạn cũ trong số 250 khán giả đông đảo của những vị khách được mời. Người chính trong số họ là Tiến sĩ Kapila Vatsyayan. Ông được yêu cầu tham gia với Vị Khách mời danh dự - Tiến sĩ Vinay Sahasrabuddhe và Chủ tịch IIAS - Kapil Kapoor trong việc thắp đèn để khai mạc sự kiện này.
Giáo sư Makarand R Paranjape, Giám đốc của IIAS đã cung nghinh. Ông đã trình bày về lịch sử tiềm năng của Viện Nghiên cứu Cao cấp Ấn Độ IIAS và việc thành lập ở Shimla bởi Tiến sĩ Radhakrishnan sau khi ông trở thành Tổng thống. Rashtrapati Niwas là một phần bất động sản của Tổng thống, nhưng chưa được sử dụng. Tiến sĩ Radhakrishnan - một học giả không chỉ tinh thông về Vedas và tiếng Phạn, mà còn giữ chức vụ Chủ tịch Đạo đức Spalding tại Oxford, đã quyết định biến nó thành một viện nghiên cứu cao cấp. Liên quan đến đạo đức, ông nhận xét, không có nghĩa là con người không nhận thức được tinh tuý của đạo đức, mà là chỉ vì họ không muốn thực hành chúng.
Giáo sư Paranjape đã mời NN Vohra - Chủ tịch Trung tâm Quốc tế Ấn Độ IIC và là cựu Thống đốc Jammu & Kashmir phát biểu. Ông tuyên bố rằng ông không có nhiều điều để nói, ngoài việc bày tỏ niềm vui trước sự hiện diện của Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông quay trở về ký ức lần đầu tiên khi được gặp Ngài vào đầu những năm 60 khi ông còn là Thẩm phán ở Kangra; và Vị Sĩ quan Liên lạc MEA đã đi vắng. Ông Vohra đã được uỷ thác để phục vụ cho Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông nhớ lại việc tìm thấy Ngài, học tiếng Anh một cách nghiêm túc, ngồi trên hiên của nơi cư trú Swarag Ashram của Ngài ở Dharamsala, đọc cuốn sách về Chính khách Calcutta.
Phó chủ tịch của IIAS - CL Gupta đã giới thiệu ngắn bằng tiếng Hindi.
Tiến sĩ Vinay Sahasrabuddhe bày tỏ cảm giác vinh dự khi được chia sẻ một diễn đàn với Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma. Ông lưu ý rằng không phải mọi nhà lãnh đạo tinh thần đều có thẩm quyền để nói về đạo đức, nhưng Ngài đã đạt được điều đó. Ông nêu lên bốn điểm liên quan đến một cuộc thảo luận về đạo đức: sự cần thiết đối với sự chấp nhận phổ quát về dân chủ tâm linh; chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng; liên quan đến việc bảo vệ môi trường và đối phó với sự biến đổi khí hậu, khái niệm mà bạn nên đóng góp trước khi tiêu thụ - điều mà theo ông, các nước phát triển, giàu có vẫn chưa làm được. Cuối cùng, ông đã đề cập đến vấn đề đạo đức và kinh tế, và đề nghị lấy sự quản trị của Mahatma Gandhi làm mẫu.
Phát biểu với hội chúng là “những anh chị em quý kính”, Ngài nói với họ rằng Ngài có thể thấy một số người bạn cũ trong số họ, những người mà Ngài đã quen biết từ lâu.
“Tôi nhận ra những gương mặt của quý vị, mặc dù tôi không thể nhớ được tên của quý vị ngay lập tức. Khi tôi nhận thấy một số bạn trông già hơn, tôi cũng nhắc nhở chính mình rằng tôi cũng đã già đi”.
Tuy nhiên, điều quan trọng hơn nhiều là chúng ta làm cho cuộc sống của mình trở nên có ý nghĩa hơn. Tất cả chúng ta đều có Phật tánh, nhưng cần phải thực hành để hoàn thiện tiềm năng của nó. Một trong những yếu tố chính của sự thực hành như vậy là có được sự hiểu biết về thực tế. Điều này đòi hỏi phải nhận ra khoảng cách giữa sự xuất hiện bên ngoài và thực tế. Vì cảm xúc tiêu cực dựa trên quan niệm sai lầm của chúng ta về sự xuất hiện, cho nên phương pháp đối trị cho điều đó là nhận ra được thực tế. Yếu tố thứ hai là lòng vị tha. Chúng ta có thể thấy rằng, những người có triển vọng từ bi hơn thì sẽ hạnh phúc hơn và tập hợp được những người khác xung quanh họ.
Hôm nay, chúng ta đang tưởng niệm Tiến sĩ Radhakrishnan, người mà tôi gặp lần đầu tiên khi tôi đến Ấn Độ vào năm 1956. Ông là chủ tịch của ủy ban đã mời tôi đến dự lễ kỷ niệm Phật Đản. Ông thành thạo trong giáo dục hiện đại, nhưng cũng học hỏi sâu sắc về kiến thức Ấn Độ cổ đại.
Cách mà ông ấy tụng tiếng Phạn rất ấn tượng, nhưng khi Ông ấy bình luận về những câu thơ từ “Trí tuệ Căn bản Trung quán Luận” của Ngài Long Thọ, tôi đã phản ánh rằng, việc hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ cũng quan trọng như cách đọc chúng vậy. Tuy nhiên, ông thể hiện tiềm năng tích cực của việc kết hợp các phương pháp học tập của hiện đại và cổ xưa.
Có một nhu cầu cấp thiết đối với truyền thống Ấn Độ về ‘ahimsa’ và ‘karuna’ - bất bạo động và tâm từ bi, trong thế giới ngày nay, vẫn bị đe dọa bởi chiến tranh và giết chóc, đôi khi còn nhân danh tôn giáo nữa! Tuy nhiên, mỗi con người - về cơ bản - đều muốn sống một cuộc sống hạnh phúc mà không phải vật lộn với đau khổ hoặc tâm trí bị xáo trộn. Trên thực tế, từ khi sinh ra, chúng ta đã có tiềm năng để phát triển các giá trị nội tâm như lòng từ bi… để mang lại sự bình yên trong tâm hồn.
Lòng từ bi sẽ dẫn đến sự khoan dung và tha thứ một cách tự nhiên. Nó cho phép chúng ta đánh giá cao rằng, ngay cả một người mà chúng ta nghĩ là kẻ thù cũng là một con người có quyền được hạnh phúc. Đây là một trong những lý do tại sao nói rằng kẻ thù của bạn có thể là người thầy tốt nhất của bạn. Anh ấy hoặc cô ấy đã dạy cho bạn khả năng từ bi vô điều kiện.
Ngài đã thảo luận về cách mà khoa học đang thay đổi. Các nhà khoa học biết rất nhiều về thế giới bên ngoài, nhưng đồng thời lại biết rất ít về tâm thức và lĩnh vực nội tâm bên trong của chúng ta. Ngài lưu ý rằng trong phần lớn thế kỷ 20, các nhà khoa học đã bác bỏ mọi ý kiến cho rằng tâm thức là bất cứ thứ gì ngoại trừ chức năng của não. Tuy nhiên, kể từ những năm cuối của thế kỷ trước và những năm đầu tiên của thế kỷ này, đã có sự chấp nhận ngày càng nhiều bằng chứng cho thấy tâm thức có thể ảnh hưởng đến não bộ.
Các nhà khoa học ngày nay đang kiểm tra bộ não bị ảnh hưởng như thế nào trong quá trình thiền định. Ngoài ra còn có các nhà nghiên cứu từ Moscow và Wisconsin điều tra những gì xảy ra khi các thiền giả thành tựu bước vào trạng thái ‘thukdam’. Họ đã chết lâm sàng, nhưng vì ý thức tinh tế của họ vẫn chưa rời khỏi cơ thể cho nên họ vẫn còn tươi tắn trong một thời gian.
Ngài đã kết luận rằng, vì các phẩm chất của tâm thức được hiểu rõ hơn, cho nên có một nhu cầu tương ứng dành cho các trường học để dạy về cách phát triển và duy trì sự an lạc nội tâm. Đây là điều mà kiến thức Ấn Độ cổ đại có thể đóng góp được.
Trong khi trả lời các câu hỏi từ khán giả, Ngài đã nói về sự nghiêm trọng của sự nóng lên toàn cầu và việc khuyến khích những người trẻ như Greta Thunberg nói lên sự cần thiết phải hành động như thế nào. Ngài đã đề cập đến vai trò của ‘ahimsa’ và sự tăng lên của việc ăn chay.
Ngài nhận xét rằng, trẻ em có một thái độ tươi tắn, cởi mở, từ bi một cách tự nhiên. Các trường học nên nuôi dưỡng những phẩm chất này và dạy cho trẻ em biết rằng tầm lòng ấm áp chân thành sẽ đưa đến sự an lạc nội tâm cũng như sức khỏe thể chất sẽ được tốt hơn. Ngài nhận xét rằng nếu bạn từ bi và vị tha thì mọi thứ đều có xu hướng xuất hiện trong một ánh sáng tích cực. Bất kể bạn gặp phải khó khăn gì, không nên đánh mất sự bình an trong tâm hồn Mặt khác, nếu bạn tràn ngập nỗi sợ hãi và nghi ngờ, thì mọi thứ sẽ xuất hiện trong một ánh sáng tiêu cực.
Tôi tin tưởng mạnh mẽ vào sự đồng nhất của toàn nhân loại. Ngài giải thích, là con người - tất cả chúng ta đều giống nhau. Vì vậy, bất cứ ai tôi gặp gỡ đều không hề có rào cản nào giữa chúng tôi cả.
Khi được hỏi tại sao giáo Pháp dường như bị giảm dần; Ngài cho rằng có lẽ có quá nhiều sự chú ý được thực hiện trong các nghi lễ mà không đủ sự chú trọng đối với ý nghĩa thực sự của giáo lý. Ngài đề nghị nên cho thêm thời gian để học hành và giảm bớt sự tụng niệm. Ngài khẳng định rằng “sự thực hành thật sự chính là sự chuyển hoá tâm thức và cảm xúc của chúng ta”.
Ngài đã nhấn mạnh rằng, nếu có nhiều thời gian hơn dành cho các trường học để khuyến khích học sinh đạt được sự an lạc nội tâm, thì sau 30 năm nữa, có thể thấy được họ trở nên khác biệt như thế nào. Hiểu được cách làm thế nào để mang lại sự an lạc nội tâm và giải quyết được những cảm xúc tiêu cực đe dọa làm phiền tâm thức, chính là chìa khóa để có được một cuộc sống tốt đẹp.
Giáo sư Kapil Kapoor đã phát biểu lời tri ân sâu sắc bằng tiếng Hindi và kết luận rằng đó là niềm vui và nghĩa vụ của ông để cảm ơn những thuyết trình viên, Thánh Đức Đạt Lai lạt Ma và Tiến sĩ Vinay Sahasrabuddhe về những gì mà họ đã thuyết trình về đạo đức.
Khi Ngài rời khỏi khán đài để đi đến chiếc xe lôi đưa Ngài đến chiếc xe của Ngài, nhiều người đã tiến về phía trước để thể hiện tình cảm tuyệt vời để chào đón Ngài, bắt tay Ngài hoặc cố tìm gặp ánh mắt của Ngài.
Ngày mai, Ngài sẽ rời Delhi để đi đến Aurangabad.