New Delhi, Ấn Độ, ngày 7 tháng 1 năm 2011 (Thời báo Kinh tế) - Nhà lãnh đạo tinh thần Tây Tạng - Đức Đạt Lai Lạt Ma hôm nay nói rằng Ấn Độ được đặt ở vị trí tốt hơn các nước như Trung Quốc và Pakistan khi đề cập đến nạn tham nhũng trong quản trị, và Ngài yêu cầu "phương tiện truyền thông tự do" ở đây nêu ra những hành vi sai trái của các quan chức và các chính trị gia.
Ngài cũng cho biết Ấn Độ có cơ chế tốt hơn Trung Quốc để kiểm tra tham nhũng và cho biết cơ quan tư pháp ở đây độc lập và không bị "kiểm soát bởi một đảng” như ở nước cộng sản.
Tham nhũng thì hiện hữu ở tất cả các tầng lớp. Cuối cùng, chỉ có kỷ luật bản thân và đạo đức nội tâm mới có thể giải quyết tận gốc mối đe dọa này. Nhưng Ấn Độ tốt hơn các nước như Trung Quốc và Pakistan," Ngài nói, sau khi giảng Bài giảng tưởng niệm Lal Bahadur Shastri lần thứ 18 tại đây.
Nhà lãnh đạo tinh thần cho biết cơ quan tư pháp ở Ấn Độ là "độc lập" và không bị kiểm soát bởi "đảng Quốc hội" cầm quyền. "Ít nhất là có sự minh bạch và trách nhiệm giải trình. Có tự do báo chí", Ngài nói trước câu hỏi làm thế nào để giải quyết nạn tham nhũng ở Ấn Độ.
Ngài cũng cho biết rằng Trung Quốc không có loại hình tư pháp độc lập mà Ấn Độ đang có; và yêu cầu các phương tiện truyền thông ở đây “hãy kiểm tra những gì đang diễn ra phía sau" hậu trường trong chính phủ và các bộ phận khác.
Đối với một câu hỏi về chủ nghĩa khủng bố, Ngài nói rằng đây là một vấn đề "vô hình và nguy hiểm" đang đe dọa thế giới.
Ngài nói: "Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần đi vào nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Cần nhấn mạnh vào các giá trị cơ bản. Đó là một loại tội lỗi của quá khứ".
Thánh Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng cho biết chỉ thông qua giáo dục và nhận thức thì hòa bình mới “có thể được mang lại" cho thế giới; chứ không phải thông qua những lời cầu nguyện.
"Tôi không tin rằng chỉ có những lời cầu nguyện mới có thể mang lại hòa bình. Mà sự chăm chỉ, tỉnh táo và giáo dục mới có thể mang lại hòa bình", Ngài nói.
Ngài cũng lấy làm tiếc về sự vắng mặt của các bài học về các giá trị đạo đức và luân lý trong hệ thống giáo dục hiện đại, và Ngài khuyến khích nên đưa chúng vào hệ thống giáo dục hiện đại.